Tháng 3 với nhiều ngày lễ lớn. Qua bài viết “Ngày và nơi ra đời Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng ta biết được ngày ra đời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên là 03/04/1930. Những hoạt động ý nghĩa đã được triển khai, tạo bước tiến triển cách mạng mạnh mẽ. Tiếp đó là dòng hồi ức về tác phẩm “Tiếng hò vang trên Thành Huế” với niềm vui Huế được giải phóng trong ngày 26/3/1975 và bài hát này đã được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam tối hôm đó. Ở tùy bút “Về quê mẹ, cảm nhận về “Quê mẹ” mở ra nhiều kỷ niệm cảm động của tác giả về vùng quê xưa thời giặc vây khốn. Và những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu gợi vẻ đẹp xóm làng, tình đùm bọc cưu mang, niềm tin về một ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, người người đoàn tụ và vẻ đẹp thuần khiết quê xưa lại hồi sinh.
Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã hướng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với tính chất bảo tồn và phát huy di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Điều này tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế phát triển, vừa giữ lại được những giá trị quý hiếm và đồng thời mở ra cơ hội dành cho Huế là thành phố xanh như thiên tính của địa cầu.
Sông Hương Số Đặc biệt kỳ này đã mở một Chuyên trang về Huế xanh qua những bài viết gắn với việc làm thực tế; là góc nhìn qua nghệ thuật nhiếp ảnh, qua văn chương. Một không gian xanh - sạch - sáng, duyên dáng trầm mặc mà hiện đại. Những thiên tai dịch bệnh lan tràn với quy mô toàn thế giới đang trở nên cấp thiết khi địa cầu ngày càng “phẳng” bởi phương tiện hiện đại. Tỉnh Thừa Thiên đang chú trọng phát triển kinh tế trên cơ sở tôn trọng tự nhiên, xanh sạch môi trường. Miền di sản Cố đô Huế là sự hài hòa giữa kiến trúc cung đình, không gian xưa và hiện đại. Điều này khiến cho những việc trọng yếu mà tỉnh nhà thực thi trong thời gian qua càng ý nghĩa.
Di sản của nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế phát tích rực rỡ dưới thời các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn. Hiện nay loại hình này đang dần mất đi tính nguyên bản, đòi hỏi nỗ lực nhiều từ các nhà nghiên cứu truy về bản gốc cũng như việc biểu diễn sao cho phù hợp với công chúng thời đại mà vẫn giữ được giá trị đặc thù, được một bài viết ở mục Văn hóa Huế đặt ra khá cụ thể. Mục Tác giả giới thiệu về nhân vật Á Nam Trần Tuấn Khải - một đời yêu nước, một đời thơ. Ở nhiều hoàn cảnh và công việc khác nhau như dạy học, làm báo, biên tập, ông cũng đều gửi gắm tình yêu thương và lòng yêu nước thương nòi đến mọi người thông qua những sáng tác thơ của mình. Nghĩa đồng bào, lòng thủy chung nhân ái, nếp sống đạo đức với người thân xóm làng và dân tộc trong thơ ông cũng là phẩm chất cần thiết cho con người thời nay.
MỤC LỤC:
- Hai cựu nữ sinh Đồng Khánh đã nghĩ về Đảng và Cụ Hồ như thế nào? - NGUYỄN KHẮC PHÊ
- Ngày và nơi ra đời Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế - DƯƠNG PHƯỚC THU
- Hồi ức về “Tiếng hò vang trên thành Huế” - XUÂN CỬU
* Chuyên trang về Huế xanh
- Cuộc chuyển mình chiến lược và quy mô nâng cấp đô thị Thừa Thiên Huế - ĐẶNG YÊN
- Những khoảng Huế xanh - TRẦN NGUYÊN
- Vai trò của màu xanh xứ Huế - NGUYỄN AN NHIÊN
- Nỗi nhớ qua cầu - ĐÔNG HÀ
- Những nhớ nhung xanh - LÊ TẤN QUỲNH
- Phát triển đô thị Thừa Thiên Huế ở tầm nhìn mới - VÕ VÂN ĐÌNH
Văn xuôi
- Giọng hát - TRƯƠNG QUỐC TOÀN
- Một vòng nhân gian - TRẦN QUANG KHANH
Thơ
- LÊ VIẾT XUÂN
+ Trưa ở nhà tù Lao Bảo
- THẠCH ĐÀ
+ Không nghĩ gì không làm chi
- NGUYỄN HỮU TRUNG
+ Thời niên thiếu ngủ trên thiên đàng
- NGUYỄN VĂN SONG
+ Làng ơi
+ Ngả lưng
- PHẠM THỊ ĐIỂM
+ Tháng giêng
- ĐỖ VĂN XUÂN
+ Cánh cò
- PHAN DUY
+ Đong đưa tháng ba
- TRIỆU NGUYÊN PHONG
+ Chờ
- DƯƠNG THẮNG
+ Đi tìm tháng ba
+ Người là hoa cỏ
- TRẦN VĂN LIÊM
+ Bên sông
- QUYÊN GAVOYE
+ Bản hùng ca sa mạc
+ Ra viếng nghĩa trang
Nhạc
- Thì thầm với Huế - Nhạc và lời: PHAN VĂN CHƯƠNG
- Tiếng ru bên thềm - Nhạc và lời: NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG
Chuyện mấy lối
- Về quê mẹ, cảm nhận về “Quê mẹ” - PHẠM XUÂN PHỤNG
Cửa sổ nhìn ra văn học thế giới đương đại
- Chuyện cổ tích - MARK TWAIN - Phạm Viêm Phương dịch
Huế - dòng chảy văn hóa
- Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế - TRƯƠNG TRỌNG BÌNH
Tác giả - tác phẩm
- Những dấu ấn văn chương trẻ năm 2019 - HỒ HUY SƠN
- Văn học như những giá trị ngoại biên - PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
- Á Nam Trần Tuấn Khải - một đời yêu nước, một đời thơ - PHẠM TRƯỜNG THI
- Tranh Đặng Mậu Tựu: Hiện thực hư ảo - ĐẶNG TIẾN
- Nguyễn Hành - một hồn thơ trác tuyệt gần như bị lãng quên - MAI VĂN HOAN
Nghiên cứu - lý luận - phê bình
- Giọt thiền trong kết cấu thể thơ Haiku - THANH NGÂN
- Dấu ấn văn hóa Chămpa trong lễ hội dân gian ở Lý Sơn, Quảng Ngãi - PHAN NỮ
- Bìa 1: Tác phẩm “Huế trong mây” của NSNA Lê Minh
- Bìa 2: Ảnh của NSNA Lê Tấn Thanh
- Bìa 3: Ảnh của NSNA Ngô Thanh Minh, Đặng Văn Trân
* Minh họa: Hs Tô Trần Bích Thúy, Hs Đặng Mậu Tựu, HS Ngô Lan Hương
* Vinhet: HS Tô Trần Bích Thúy
- Ảnh: NSNA: Hồ Ngọc Sơn, Vĩnh Hướng, Phạm Bá Thịnh, Hoàng Văn Phước, Đồng Minh Đống, Ngô Thanh Minh
BAN BIÊN TẬP
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.