Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Để có được niềm tin yêu của độc giả từ số báo đầu tiên cho đến hôm nay, Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân các thế hệ tiền nhiệm Tổng Biên tập, Ban Biên tập, cùng bạn viết khắp mọi miền. Sông Hương bây giờ là sự kế thừa uy tín và chất lượng từ những thế hệ trước trao lại. Với một tạp chí đã in sâu niềm trân trọng của độc giả qua bốn thập kỷ, việc giữ uy tín đã khó, phát triển càng khó hơn, nhất là trong hoàn cảnh hoạt động báo chí đang gặp nhiều thách thức trước công nghệ thông tin đa phương tiện như hiện nay. Mặc dù vậy, Tạp chí Sông Hương vẫn luôn hướng tới những gì mới mẻ, có giá trị nhân văn cao đẹp thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật và những bài viết về di sản, thiên nhiên và con người.
Số báo Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Sông Hương dành nhiều trang viết với nội dung ý nghĩa. Bạn đọc sẽ biết đến những tờ báo mang tên Sông Hương ở Huế, trước lúc Tạp chí Sông Hương ra đời năm 1983. Những kỷ niệm gắn với tác phẩm và tác giả là đại diện của Sông Hương, các cộng tác viên thân thuộc qua nhiều thời đoạn. Nhiều bài vở chất lượng mang đậm “tinh thần Sông Hương” và văn hóa di sản miền đất Cố đô, cũng là dịp nhìn lại những mảng đề tài xuyên suốt Tạp chí từ khi mới thành lập cho đến hôm nay, như dòng chảy truyện ngắn, văn hóa Huế, thơ, nghiên cứu phê bình... Mong muốn số báo kỷ niệm này sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn sinh động về vỉa tầng văn hóa, tác phẩm nghệ thuật; đồng thời sẽ là điểm dừng như lát cắt đồng đại về những dấu mốc của Sông Hương với những chuyên trang đã nhận được niềm sẻ chia chân thành từ bạn đọc.
Ghi nhận niềm tâm huyết phụng sự văn hóa và nghệ thuật một cách bền bỉ của Tạp chí Sông Hương, chính là sự ghi nhận đóng góp của đội ngũ cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở các lĩnh vực, những nhà lý luận, nghiên cứu, những học giả, dịch giả... Kỷ niệm 40 năm thành lập, Tạp chí Sông Hương cảm ơn quý độc giả, và luôn mong đợi những tác phẩm hay nhất của bạn viết mọi miền gửi về đóng góp vào tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật, văn hóa cũng như sự phát triển chung của quê hương Thừa Thiên Huế.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là mục lục:
- Những tờ báo mang tên Sông Hương nằm bên dòng sông Hương thơ mộng - Dương Hoàng
VĂN
- Hoa ở Huế - Nguyễn Quang Hà
- Tiếng Huế chay - Trần Thùy Mai
THƠ
- Nguyễn Khoa Điềm
+ Tiễn đưa một người sáng tạo
+ Nói thầm với cháu nhỏ
- Võ Quê
+ Hậu Giang tôi xuôi dòng
+ Ban mai
- Nguyễn Khắc Thạch
+ Lặng im
+ Biết
- Nguyễn Đông Nhật
+ Khu nhà số hai mươi
+ Tạm biệt Huế
- Nguyễn Nhã Tiên
+ Một chiều ở cùng biển Thuận An
- Mai Văn Hoan
+ Hạnh phúc
- Tùng Bách
+ Xác tín thời gian
- Lê Tấn Quỳnh
+ Khi tôi chẳng còn tôi
- Phan Trung Thành
+ Khơi minh
- Nguyễn Duy Từ
+ Đất thiêng
- Trần Vũ Long
+ Cháy
- Hoàng Đăng Khoa
+ Lội qua sông thương
- Hoàng Thụy Anh
+ Khâu Vai
- Quốc Sinh
+ Câu thơ tôi say ở trên núi
- Nguyễn Hải
+ Cỏ mần trầu
NHẠC
- Bạch Mã, lãng đãng chiều - Nhạc và lời: Lê Phùng
- Huế - tân cổ trao duyên - Nhạc và lời: Thanh Nguyễn
- Chiều Hàm Luông - Nhạc và lời: Vĩnh Phúc
- Ký ức tháng Sáu - Nhạc: Nguyễn Việt; Thơ: Đỗ Văn Khoái
*
- Vài kỷ niệm về Tạp chí Sông Hương - Trần Phương Trà
- Tạp chí Sông Hương: Những kỷ niệm khó quên - Đoàn Mạnh Phương
VĂN
- Mơ trong đôi mắt mèo - Trần Băng Khuê
THƠ DỰ THI
- Dương Thắng
+ Thưởng trà trong Hoàng cung
+ Vì rêu
- Trần Quốc Toàn
+ Những chiếc lá rơi vàng trong rú Chá
- Nguyễn Hữu Trung
+ Nghĩ mới cho sông
+ Trong thành phố có mùa sắp cũ
- Vương Huy
+ Một lần ghé Huế
+ Mưa dầm
- Nguyễn Tấn On
+ Chạp trăng
- Tôn Nữ Duyên Khánh
+ Gửi mẹ
+ Nỗi đau
- Tịnh Bình
+ Tụng ca gió sớm
+ Nỗi nhớ mang tên nhà cũ
- Đặng Toán
+ Nghe hát chèo trên sông Hương
*
- Sông Hương: bản sắc qua một chặng đường phụng sự và kiến tạo giá trị
(Ban Biên tập phỏng vấn các cộng tác viên: nhà thơ Lữ Mai, nhà phê bình lý luận Thái Phan Vàng Anh, họa sỹ Tô Trần Bích Thúy, chị Quỳnh Hoa, nhà văn Nguyên Nguyên, dịch giả Trần Ngọc Hồ Trường, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Trần Văn Dũng).
VĂN
- Linh hồn gầy - Lê Minh Phong
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Sông Hương - Một dòng sông chở nặng phù sa - Đặng Thị Ngọc Phượng - Phạm Phú Phong
- 30 năm bảo tồn di sản Huế - Phan Thanh Hải
+ Sông Hương - ảnh của NSNA Lê Đình Hoàng
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Nguyễn Khắc Thứ không chỉ có “Trận Thanh Hương” - Nguyễn Khắc Phê
Bìa 1: Tác phẩm “Ngày” (Acrylic, 100cm x 100cm) của họa sỹ Lê Văn Nhường
Bìa 2: Bìa Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ
- Minh họa: họa sỹ Đặng Mậu Tựu, họa sỹ Lê Minh Phong
- Vinhet: họa sỹ Nguyễn Thiện Đức, họa sỹ Kan
(SHO) - Chiều ngày 9/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách “Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ... quên quên” của tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định, tại trụ sở số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Phát triển không gian văn hóa” của Sông Hương năm 2013.
Nhân ngày lễ Chung thất của cố nhạc sĩ Văn Giảng, vào tối ngày 26/6, Ban Điều hành Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán tổ chức Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng với chủ đề “Từ đàm quê hương tôi” tại hội trường Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 22/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về với Sông Hương”của 15 họa sĩ và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.
Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, sáng 19/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tạp chí văn nghệ địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam” tại hội trường nhà hàng nổi Sông Hương.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thành lập tạp chí Sông Hương, “Lễ hội tri ân dòng sông” được tổ chức tối ngày 18/6 trên dòng sông Hương huyền thoại là một dấu ấn khó quên trong dòng chảy thi ca bất tận.
Hòa cùng không khí Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chương trình Sắp đặt nghệ thuật Áo Thơ được khai mạc vào chiều ngày 18/6, tại công viên Tứ Tượng, tp Huế.
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
(SHO) - Sáng ngày 14/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu bộ sách nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương (1983-2013) tại trụ sở 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:
Nằm trong chuỗi hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013, chiều 4/6 tại TP. Huế, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm tranh, ảnh về môi trường và Lễ trao giải Cuộc thi quốc gia “Vẽ tranh cổ động về môi trường năm 2012”.
Từ ngày 29 - 31/5, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên khóa 13 Khoa Mỹ thuật ứng dụng với chủ đề “Ý tưởng cho cuộc sống thật”, tại số 10 Tô Ngọc Vân, TP Huế.
Sáng ngày 30/5, tại trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học.” Đến dự có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, các giảng viên đại học trên toàn quốc, các học viên, nghiên cứu sinh và đông đảo sinh viên Đại học Huế
SHO - Tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013) diễn ra từ 17/5 đến 24/5 tại Huế đã kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng chư Tăng ni, Phật tử và người dân Cố đô.
Chiều tối ngày 23/5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Mộc Dục tại lễ đài chùa Diệu Đế, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế và lễ Rước Phật từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm.
(SH) - Tối ngày18/5, tại số 01 Lê Lợi, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”.
(SH) - Vào chiều ngày 17/5, tại 15 Lê Lợi, TP.Huế đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên Mẹ vợ của tôi. Đã có khoảng 200 bức ảnh được sắp sếp để nói lên một chủ đề rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng cũng rất độc đáo để nói lên một điều mà không phải tất cả chúng ta đều dễ nói.
Sáng 17/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế tổ chức triển lãm chuyên đề "Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động kỷ niệm 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2013).
(SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.
SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.