Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Để có được niềm tin yêu của độc giả từ số báo đầu tiên cho đến hôm nay, Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân các thế hệ tiền nhiệm Tổng Biên tập, Ban Biên tập, cùng bạn viết khắp mọi miền. Sông Hương bây giờ là sự kế thừa uy tín và chất lượng từ những thế hệ trước trao lại. Với một tạp chí đã in sâu niềm trân trọng của độc giả qua bốn thập kỷ, việc giữ uy tín đã khó, phát triển càng khó hơn, nhất là trong hoàn cảnh hoạt động báo chí đang gặp nhiều thách thức trước công nghệ thông tin đa phương tiện như hiện nay. Mặc dù vậy, Tạp chí Sông Hương vẫn luôn hướng tới những gì mới mẻ, có giá trị nhân văn cao đẹp thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật và những bài viết về di sản, thiên nhiên và con người.
Số báo Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Sông Hương dành nhiều trang viết với nội dung ý nghĩa. Bạn đọc sẽ biết đến những tờ báo mang tên Sông Hương ở Huế, trước lúc Tạp chí Sông Hương ra đời năm 1983. Những kỷ niệm gắn với tác phẩm và tác giả là đại diện của Sông Hương, các cộng tác viên thân thuộc qua nhiều thời đoạn. Nhiều bài vở chất lượng mang đậm “tinh thần Sông Hương” và văn hóa di sản miền đất Cố đô, cũng là dịp nhìn lại những mảng đề tài xuyên suốt Tạp chí từ khi mới thành lập cho đến hôm nay, như dòng chảy truyện ngắn, văn hóa Huế, thơ, nghiên cứu phê bình... Mong muốn số báo kỷ niệm này sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn sinh động về vỉa tầng văn hóa, tác phẩm nghệ thuật; đồng thời sẽ là điểm dừng như lát cắt đồng đại về những dấu mốc của Sông Hương với những chuyên trang đã nhận được niềm sẻ chia chân thành từ bạn đọc.
Ghi nhận niềm tâm huyết phụng sự văn hóa và nghệ thuật một cách bền bỉ của Tạp chí Sông Hương, chính là sự ghi nhận đóng góp của đội ngũ cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở các lĩnh vực, những nhà lý luận, nghiên cứu, những học giả, dịch giả... Kỷ niệm 40 năm thành lập, Tạp chí Sông Hương cảm ơn quý độc giả, và luôn mong đợi những tác phẩm hay nhất của bạn viết mọi miền gửi về đóng góp vào tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật, văn hóa cũng như sự phát triển chung của quê hương Thừa Thiên Huế.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là mục lục:
- Những tờ báo mang tên Sông Hương nằm bên dòng sông Hương thơ mộng - Dương Hoàng
VĂN
- Hoa ở Huế - Nguyễn Quang Hà
- Tiếng Huế chay - Trần Thùy Mai
THƠ
- Nguyễn Khoa Điềm
+ Tiễn đưa một người sáng tạo
+ Nói thầm với cháu nhỏ
- Võ Quê
+ Hậu Giang tôi xuôi dòng
+ Ban mai
- Nguyễn Khắc Thạch
+ Lặng im
+ Biết
- Nguyễn Đông Nhật
+ Khu nhà số hai mươi
+ Tạm biệt Huế
- Nguyễn Nhã Tiên
+ Một chiều ở cùng biển Thuận An
- Mai Văn Hoan
+ Hạnh phúc
- Tùng Bách
+ Xác tín thời gian
- Lê Tấn Quỳnh
+ Khi tôi chẳng còn tôi
- Phan Trung Thành
+ Khơi minh
- Nguyễn Duy Từ
+ Đất thiêng
- Trần Vũ Long
+ Cháy
- Hoàng Đăng Khoa
+ Lội qua sông thương
- Hoàng Thụy Anh
+ Khâu Vai
- Quốc Sinh
+ Câu thơ tôi say ở trên núi
- Nguyễn Hải
+ Cỏ mần trầu
NHẠC
- Bạch Mã, lãng đãng chiều - Nhạc và lời: Lê Phùng
- Huế - tân cổ trao duyên - Nhạc và lời: Thanh Nguyễn
- Chiều Hàm Luông - Nhạc và lời: Vĩnh Phúc
- Ký ức tháng Sáu - Nhạc: Nguyễn Việt; Thơ: Đỗ Văn Khoái
*
- Vài kỷ niệm về Tạp chí Sông Hương - Trần Phương Trà
- Tạp chí Sông Hương: Những kỷ niệm khó quên - Đoàn Mạnh Phương
VĂN
- Mơ trong đôi mắt mèo - Trần Băng Khuê
THƠ DỰ THI
- Dương Thắng
+ Thưởng trà trong Hoàng cung
+ Vì rêu
- Trần Quốc Toàn
+ Những chiếc lá rơi vàng trong rú Chá
- Nguyễn Hữu Trung
+ Nghĩ mới cho sông
+ Trong thành phố có mùa sắp cũ
- Vương Huy
+ Một lần ghé Huế
+ Mưa dầm
- Nguyễn Tấn On
+ Chạp trăng
- Tôn Nữ Duyên Khánh
+ Gửi mẹ
+ Nỗi đau
- Tịnh Bình
+ Tụng ca gió sớm
+ Nỗi nhớ mang tên nhà cũ
- Đặng Toán
+ Nghe hát chèo trên sông Hương
*
- Sông Hương: bản sắc qua một chặng đường phụng sự và kiến tạo giá trị
(Ban Biên tập phỏng vấn các cộng tác viên: nhà thơ Lữ Mai, nhà phê bình lý luận Thái Phan Vàng Anh, họa sỹ Tô Trần Bích Thúy, chị Quỳnh Hoa, nhà văn Nguyên Nguyên, dịch giả Trần Ngọc Hồ Trường, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Trần Văn Dũng).
VĂN
- Linh hồn gầy - Lê Minh Phong
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Sông Hương - Một dòng sông chở nặng phù sa - Đặng Thị Ngọc Phượng - Phạm Phú Phong
- 30 năm bảo tồn di sản Huế - Phan Thanh Hải
+ Sông Hương - ảnh của NSNA Lê Đình Hoàng
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Nguyễn Khắc Thứ không chỉ có “Trận Thanh Hương” - Nguyễn Khắc Phê
Bìa 1: Tác phẩm “Ngày” (Acrylic, 100cm x 100cm) của họa sỹ Lê Văn Nhường
Bìa 2: Bìa Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ
- Minh họa: họa sỹ Đặng Mậu Tựu, họa sỹ Lê Minh Phong
- Vinhet: họa sỹ Nguyễn Thiện Đức, họa sỹ Kan
SHO - Sáng ngày 30/9, tại Hội trường UBND huyện Quảng Điền đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quảng Điền – Lịch Sử và Văn hóa: Những giá trị đặc trưng” do UBND huyện Quảng Điền tổ chức.
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.
Khi phim “Goethe!” vừa kết thúc, gần 1000 khán giả đến xem buổi chiếu đầu tiên trong Liên hoan phim Đức tại Huế đã đứng dậy vỗ tay hoan hô không ngớt. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã lâu rồi mới chứng kiến một “sự kiện” lạ như vậy đối với điện ảnh.
SHO - Để thông tin đến với công chúng yêu điện ảnh Thừa Thiên Huế, chiều ngày 26/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương- thông qua "Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa" của Tạp chí tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Liên hoan phim Đức tại Việt Nam 2011 và nội dung các phim được chiếu tại Huế, diễn ra tại trụ sở tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều 23/9, Hội Âm nhạc tổ chức Hội thảo “Ca khúc của Nhạc sĩ Huế với đời sống âm nhạc hiện nay” tại trụ sở Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi Huế.
SHO - Nhằm hướng đến xây dựng Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế theo kế hoạch của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, sáng ngày 17/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - Những định hướng bảo tồn”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 5/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh đã tổ chức khai mạc triển lãm và trao tặng giải thưởng Ảnh nghệ thuật “Huế- những góc nhìn mới”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.