Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2019), Sông Hương giới thiệu tác phẩm nhạc: “Liên khúc màu cờ theo dấu chân Người”. “Màu cờ trong tim, những giọt máu thiêng, của những anh linh làm nên lịch sử”…
Sức sống cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ và thế hệ sau luôn mong mỏi “viết tiếp trang sử ông cha nhuốm màu cờ hồng”; đó cũng là nhịp điệu của ca khúc trong tình yêu đất nước, giản dị như “yêu những cánh đồng rì rào hương lúa”. Tiếp đó, những dòng thơ về “Đá Vị Xuyên” và “Nhà giàn trên biển” cho chúng ta hình dung về niềm kiêu dũng của Tổ quốc. Những cội đá Vị Xuyên như linh thể sống trấn thủ biên cương, bao đời cùng với người lính dựng trời xanh. Hay đó là hình ảnh nhà dàn trên biển “ngực vạm vỡ trời mây”, “dáng con trai, trần lưng nơi hải đảo”, khát khao “vươn cánh bay” từ vùng trời bình yên về phía mênh mông biển trời.
Phần văn xuôi, truyện ngắn “Tình đắp nền”: Cuộc sống bình thường nhưng nhiều sóng gió trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ ở Đồng Tháp Mười dâng cao. Những người dân nơi đây đã chung sức đào kênh cản tàu giặc và góp sức cho sự ra đời của “tiền đắp nền” - đồng tiền kháng chiến lưu thông góp công chống quân xâm lược. Để rồi từ “tiền” đắp nền có thêm “tình” đắp nền, là sự đùm bọc yêu thương nhau từ những mất mát khôn nguôi… Một truyện ngắn khác trong số báo mang tính hiện đại: “Ga hoang”, trôi như dòng hoài niệm của chuyến tàu ý niệm. Cuộc đời cũng là cuộc trôi xuôi nhưng tâm thức lại ngược về với những miền hoang sơ thanh lặng. Một sự cưỡng lại những ràng buộc do chính nhân vật dấn thân tuồng như đang thuộc về một thiên đường nhưng đã thấy thâm u và lạnh gáy. Sự dừng lại bất ngờ để chuyến tàu trôi theo nỗi hoang mê khiến cho bóng đêm cũng thở dài nhưng trời thì dẫu sao cũng sáng dần theo từng bước chân của một người lạc chốn ga hoang.
Ở chuyên mục “Huế dòng chảy văn hóa”, bài viết “Loại thể trong thơ trên kiến trúc cung đình Huế”, làm sáng thêm giá trị di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Đóng góp của tác giả phần nào cho thấy 1.087 bài thơ trên kiến trúc cung đình Huế gợi lên những khoảng thời gian thái bình thịnh trị nhờ chính sách của bậc minh quân luôn coi trọng đạo đức xã hội, ca ngợi công đức tiên đế, tán tụng thánh thần; là tấm lòng đau đáu của vua đối với mùa màng và đời sống muôn dân; là lời tuyên bố trang trọng trước trăm họ và lân bang về chủ quyền cùng niềm tin về sự phồn thịnh của đất nước. Bên cạnh đó là nỗi suy tư về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ luôn chuyển động khôn lường, khiến cho chất thơ trên kiến trúc cung đình Huế trở nên sang trọng và mang tính hiện đại.
Một sự kiện nổi bật được dư luận đang quan tâm là Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VI của tỉnh Thừa Thiên Huế (2013 - 2018). Đây là một giải thưởng uy tín có sức ảnh hưởng lớn với nền văn học nghệ thuật cả nước. Giải thưởng nào cũng chưa thể đánh giá hết tài năng của tác giả, tuy nhiên nó khẳng định tâm huyết nghề nghiệp và đặc biệt là định hướng sáng tác và nhân cách của tác giả đối với vùng đất mình sinh sống cũng như tư duy và trách nhiệm trước xã hội. Mời độc giả đón đọc bài viết trong số báo này: “GIẢI THƯỞNG VHNT CỐ ĐÔ LẦN THỨ VI: Tỏa sáng giá trị nhân văn của nghệ thuật”.
VĂN
- Tình đắp nền - TRẦN BẢO ĐỊNH
- Ga hoang - TRU SA
THƠ:
- CHUNG TIẾN LỰC
+ Đá Vị Xuyên
+ Nhà dàn trên biển
- PHẠM KIM NHUNG
+ Phía thời gian
- NGUYỄN THANH MỪNG
+ Ngày tin học hoang dã
- THU SANG
+ Huế xưa
- PHÙNG TẤN ĐÔNG
+ Gọi
- PHẠM QUYÊN CHI
+ Thành phố chiều nay mưa
+ Tôi
- PHAN DUY
+ Thanh xuân
+ Thèm vệt khói buồn
- TỊNH BÌNH
+ Nơi không có mùa thu
+ Khẽ gọi thu vàng
- NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
+ Miền quê ngòn ngọt tuổi thơ
NHẠC:
- Liên khúc màu cờ theo dấu chân Người - Nhạc và lời: PHẠM PHƯỚC NGHĨA
- Ca dao lớp Mười - Nhạc: TRẦM THIÊN THU; + Lời: TRẦN ĐÌNH THỌ
TRANG THIẾU NHI
* Cây bút tuổi hồng:
- Món quà kỳ diệu - NGUYỄN ĐÀO MAI KHÁNH
- Phần còn thiếu - LÊ THANH VÂN
Thơ:
- NGUYỄN THỊ THÙY LINH
+ Bên mộ nhớ mẹ
- NGUYỄN THU VY
+ Chia tay
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- GIẢI THƯỞNG VHNT CỐ ĐÔ LẦN THỨ VI: TỎA SÁNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA NGHỆ THUẬT - Hồ Đăng Thanh Ngọc
+ Kết quả giải thưởng VHNT Cố đô Thừa Thiên Huế lần thứ VI
- TRẦN VĂN HỘI - HỒN THƠ LẶNG LẼ - Phạm Phú Phong
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- LOẠI THỂ TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ - Nguyễn Phước Hải Trung
- Tác động của văn hóa đến hoạt động truyền thông đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay – NGUYỄN CHÍ QUANG
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG - Nguyễn Đức Tùng
- TRÔI GIỮA HAI CHIỀU KÍCH THỜI GIAN - Yến Thanh
- VẤN ĐỀ VỀ CÁI KẾT Ở TRONG TRUYỆN - Joseph Hillis Miller - Phạm Tấn Xuân Cao dịch
* Thư đi tin lại - NGƯỜI SÔNG HƯƠNG
* Bìa 1: Tác phẩm “Môi trường” (Chất liệu giấy Dó; 60x80cm) của họa sĩ Nguyễn Thị Dư Dư
* Bìa 2 & Bìa 3: THẾ GIỚI CỦA KÝ ỨC - Lý Hữu Nguyên
- Minh họa: họa sĩ Phan Thanh Bình; họa sĩ Lê Văn Ba; họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
BAN BIÊN TẬP
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).