Tháng 5 về luôn khiến chúng ta nhớ đến Người với tấm lòng nhân ái bao dung với người dân Việt Nam và hướng đến những người còn bị áp bức và bị tước nhân quyền trên thế giới. Bài viết “Bao la nhân ái một con người” mở đầu cho Sông Hương số này sẽ làm bật lên Tư tưởng Nhân văn của Bác Hồ - là ánh dương soi sáng suốt cuộc trường chinh kháng chiến đến ngày thắng lợi, cả hôm nay và mai sau; bởi suy cho cùng ở mọi thời đại, chỉ khi tư tưởng nhân văn của những vị lãnh đạo phát sáng chiếu soi lên mọi hành động, vận nước mới thật bình an.
Bìa tạp chí Sông Hương số 351 tháng 05/2018
Mục văn xuôi kỳ này. Ký ức về một người lính từ “đứa trẻ” một ngày bỗng nhận ra mạ nuôi giấu cán bộ giữa giai đoạn “Luật 10/1959” giám sát khắc nghiệt. Người lính ấy sau này là một thương binh, vô tình gặp lại đứa trẻ ngày nào cùng chia sẻ tâm tư trong hầm bí mật ở một hoàn cảnh đặc biệt thời bình. Từ nhân vật chính, “đứa trẻ” năm xưa đã lặng lẽ lui xuống vai phụ, làm bật lên một tình đồng đội đầy ân nghĩa. Truyện ngắn Mầm nhói, bức ký họa về ngọn đồi Anh Hài trắng nhức san sát những nấm mộ nhỏ nhoi; nơi bao sinh mệnh bị tước đoạt quyền sống ngay khi còn trong bào thai. Nhưng hết thảy các em nơi ngọn đồi này đều đã trở thành thiên thần, những thiên thần chấp chới giữa hư không chờ lần siêu thoát. Ở truyện ngắn còn lại, con Bù nhìn được bện bằng rơm từ tay một người đàn ông không bình thường, đã thức dậy niềm hạnh phúc trần tục từ người con gái đêm đêm thức với nỗi khát khao được làm mẹ; và đó cũng là sự thức dậy nỗi đau của người chồng bất lực. Tác giả dường như tự bện một con bù nhìn có hồn, sống động lặng thầm giữa bao la cánh đồng ngập ngụa ánh trăng, là một hình ảnh đẹp dẫu rất buồn.
Mục Nghiên cứu và bình luận. Phần cuối của bài viết “Phạm trù nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại” khởi đăng từ số trước, tác giả đã đào sâu hơn về tâm thức nhân-vật-con-người thời hậu hiện đại bị hành hạ bởi cảm thức nghi ngờ, bi quan về chính sự tồn tại của họ trước một xã hội bị chi phối bởi các sức mạnh siêu nhiên trong lúc con người lại chối bỏ sự tìm hiểu để hòa đồng vào nó. Đó cũng chính là “sự ám thị của nhà văn về một thế giới không hoàn tất, một thế giới mà trong quan hệ phải đối diện với sự hỗn độn và ám ảnh bởi hư vô”.
“Nguyễn Trọng Tạo, một cây si với một cây bồ đề” - bài viết về đời/thơ của con người luôn cố giữ thăng bằng giữa thế tục và hư vô; “một người đi giữa đất trời lồng lộng, thấy cái nhỏ và cái lớn, thấy trước và sau, biết sợ hãi cái vĩnh hằng”. Bên cạnh đó là chân dung nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ với những linh cảm về dấu lặng cuộc đời: “Em chết trong nỗi buồn/ Chết như từng giọt sương/ Rơi không thành tiếng”…
- BAO LA NHÂN ÁI MỘT CON NGƯỜI - Trần Nguyên Hào
VĂN:
- Mầm nhói - NHỤY NGUYÊN
- Bù nhìn - NGUYỆT CHU
- Ký ức về một người lính - PHẠM XUÂN PHỤNG
THƠ:
- HUỲNH GIA
+ Bài ca dao của Mẹ
- LÊ HÀO
+ Bài hát và niềm mơ
- PHAN DUY
+ Mênh mông đồng chiều
+ Những chuyến rơi xanh
- TRẦN HUY MINH PHƯƠNG
+ Khúc rụng 2
+ Khúc rụng 1
- NGUYỄN THÁNH NGÃ
+ Tháp trôi sông
+ Về thôi
- BÙI KIM ANH
+ Giấc ngủ quê
- NGUYỄN HÀN CHUNG
+ Ngày em trăm tuổi
- PHAN NAM
+ Bản phác thảo đêm trắng
- SƠN TRẦN
+ Về với cha
+ Ký ức tháng Tư
- NGUYỄN CHÍ NGOAN
+ Nỗi buồn thinh lặng
- VÕ VĂN LUYẾN
+ Ngày cũ phố cũ hồn cũ
- NGUYỄN THÚY HẠNH (giới thiệu chùm thơ)
+ Mỹ dạ ngâm
+ Mù(ư)a thu
+ Bóc một lớp vỏ
NHẠC:
- Mưa Huế tình yêu - Nhạc và lời: NGỌC ÁNH
- Sen hồng Thành Nội - Nhạc và lời: ÁNH MAI
NGHIÊN CỨU BÌNH LUẬN:
- Nguyễn Trọng Tạo, một cây si với một cây bồ đề - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
- Phạm trù nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại (Phần cuối) - NGUYỄN HỒNG DŨNG
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- Hệ hình mỹ học tiếp nhận như là chân trời mới cho diễn giải lịch sử văn học - HOÀNG PHONG TUẤN dịch
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- Ruộng tịch điền và vị vua khởi xướng dưới triều Nguyễn - TRẦN ĐÌNH BA
- Lại bàn về nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du - MAI VĂN HOAN
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Lâm Thị Mỹ Dạ - Trái tim sinh nở - TRUNG TRUNG ĐỈNH
- Văn hóa đọc và đọc văn hóa - PHẠM PHÚ PHONG
- Đi giữa lằn ranh giữa thực và mộng - NGUYỄN VĂN SƯỚNG
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “SELFIE” (Sơn mài 100x100cm) của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh
- Phụ bản bìa 2, bìa 3: “LẠI VỀ LẠI 2018” VÀ KHÚC ĐỒNG VỌNG CỦA QUÁ KHỨ - Khả Hân
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu
BAN BIÊN TẬP
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.