Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.
Bìa tạp chí Sông Hương Số 346 - Tháng 12.2017
Nhân 150 năm ngày sinh của nhà yêu nước Phan Bội Châu, Chuyên đề Phan Bội Châu - Bản lĩnh yêu nước sẽ mang lại cho độc giả một góc nhìn chân thực về bản lĩnh một con người yêu nước bằng tầm nhìn rất mới so với mức dân trí lúc bấy giờ với sự o bế của thông tin và văn minh nhân loại. Với chí sĩ Phan Bội Châu, muốn giải phóng được bản thân/đất nước, con người trên đất nước đó phải có trí tuệ. Chính trí tuệ sẽ khai mở hướng đi cho một cuộc đời/dân tộc ra khỏi những khốn cùng thông qua sự thấu hiểu âm mưu, chiến lược của kẻ thù và hơn thế là phải khiến cho nhân dân của kẻ thù trong thời điểm đó hiểu đúng mục tiêu của chính phủ họ; bởi người dân ở bất cứ quốc gia nào xét đến cùng đều muốn hòa bình! Từ sự tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn” vừa được sưu tầm từ Thư viện CAOM ở nước Pháp. Đây là nguồn tư liệu rất quý, với 440 trang, gồm 1.997 câu hỏi của Hội đồng xét xử của Tòa Đề hình Pháp đã làm việc hàng ngày liên tục thẩm vấn Phan Bội Châu từ ngày 29/8/1925 đến ngày 9/11/1925; nhưng với bản lĩnh, trí tuệ, Phan Bội Châu đã nêu lên nghĩa khí cao thượng của bậc chí sĩ một lòng vì nghĩa lớn. Ban Biên tập Sông Hương lược trích những đoạn quan yếu nhất liên quan trực tiếp đến sự nghiệp yêu nước của cụ Phan trong Hồ sơ thẩm vấn để gửi đến bạn đọc sớm nhất.
Trong năm qua, Ban Biên tập chân thành cảm ơn những cộng tác viên quen thuộc đã dành cho Sông Hương những bài viết chất lượng ở nhiều mảng khác nhau. Bên cạnh đó, điều nữa là Ban Biên tập rất vui mừng chào đón những cây viết lần đầu đến với Sông Hương - đến và ở lại ngay trong lòng độc giả bằng sự chững chạc của mình với những sáng tác ám ảnh về đời thường hồn hậu, đánh thức mảng màu tươi nguyên bị ý niệm thời gian phủ bụi. Trong số báo cuối năm, tác giả Đỗ Quang Vinh lần đầu tiên gửi gắm một truyện ngắn đến Sông Hương: Mở mắt ra, nhắm mắt lại. Người cha là một ngư dân nửa cuộc đời trên biển, luôn khuyên con mình hãy buông xuống mọi ý niệm, hãy buông mình xuống mặt biển như một chiếc lá khô và gió và sóng sẽ đưa con về nơi cần muốn. Người con luôn khát khao bắt biển; là khát vọng ngầm chinh phục vùng tâm thức mênh mang vô tận mà ngay khi mở mắt hay nhắm mắt cá nhân ấy vẫn luôn thấy mình nhỏ bé và yếu đuối quá chừng.
Ban Biên tập trân trọng cảm ơn các cộng tác viên đã dành nhiều tình cảm với Sông Hương thông qua việc gửi gắm những đứa con tinh thần tâm đắc của mình; xin cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành cùng Sông Hương. Đó là niềm hạnh phúc lớn mà Ban Biên tập nhận được và luôn tin vào sự cố gắng phụng sự bạn đọc, luôn hướng đến cái đẹp Chân - Thiện - Mỹ - Tuệ.
Dưới đây là Mục Lục:
- Thư Tòa soạn
VĂN:
- NHẮM MẮT LẠI, MỞ MẮT RA - Đỗ Quang Vinh
- TÂN CẢNH DƯƠNG - Phạm Ngọc Túy
THƠ:
NGUYỄN THIỆN ĐỨC - LÊ HÀO - VÕ NGỘT - NGUYỄN THỤY VÂN ANH
VĨNH NGUYÊN - PHAN BÙI BẢO THY - VŨ TRỌNG QUANG - NGUYÊN QUÂN NGUYỄN HẢI TRIỀU - TRẦN VĂN LIÊM - FAN TUẤN ANH - THẠCH ĐÀ
TRIỆU NGUYÊN PHONG - HOÀNG THU PHỐ
NHẠC:
- LẠI THẾ TÌNH QUÊ - Nhạc & Lời: Nguyễn Trọng Quý
- MƯA HUẾ VÀ ANH - Thơ: Châu Thu Hà & Nhạc: Nguyễn Văn Thiết
Chuyên đề PHAN BỘI CHÂU - BẢN LĨNH YÊU NƯỚC:
- HỒ SƠ THẨM VẤN PHAN BỘI CHÂU: NGUỒN TƯ LIỆU GIÀU GIÁ TRỊ LỊCH SƯ - Chương Thâu
- MỘT SỐ TƯ LIỆU LƯỢC TRÍCH TRONG “HỒ SƠ THẨM VẤN VỤ ÁN PHAN BỘI CHÂU 1925”
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THIẾU NHI TRONG TUỔI THƠ DỮ DỘI - Bùi Thanh Truyền
- BÓNG TỐI CỦA WOOLF: ÔM CHỨA CÁI BẤT KHẢ GIẢI - Rebecca Solnit - Đoàn Huyền dịch
- TIẾNG ĐÀN THÚY KIỀU VÀ TÍNH ĐA NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC - Phạm Tuấn Vũ
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- Thơ ADONIS - Thân Trọng Sơn dịch
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- NHẬN LẠI MỘT TIẾNG CHUÔNG CHO HUẾ - Nguyễn Cao Thái
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- ĐI VÀO CÕI TẠO HÌNH VÀ TỪ CÕI TẠO HÌNH ĐI RA - Đỗ Lai Thúy
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “ĐƯỜNG MÂY” (Tổng hợp) của họa sỹ Nguyễn Duy Linh
- Phụ bản bìa 2: HỘI HỌA CỘNG SẮC - Khả Hân
-Những khoảnh khắc đẹp: THĂM RỚ. Ảnh: Trương Vững
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
BBT
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.