Đón đọc Sông Hương số 345 - Tháng 11/2017

14:01 03/11/2017

Nobel văn học 2017: Sự trở về với những nỗi niềm nhân bản. Những tác phẩm của tiểu thuyết gia Kazuo Ishiguro đã “khai mở vực sâu khôn cùng trong sự kết nối bằng cảm quan bồng bềnh của chúng ta với thế giới”. Sơ khảo giải Nobel văn học từ năm 2010 đến nay, phần nào cho thấy sự sống dậy của chủ nghĩa hiện đại, cũng là sự sống dậy của chủ nghĩa siêu hiện đại “sau mối hoài nghi kinh niên của hậu hiện đại về một tinh thần thời đại/siêu tự sự”. Đó đồng thời cũng là dòng chảy âm thầm và mãnh liệt của tính nhân bản - một yếu tố cốt tủy vĩnh hằng của nghệ thuật mà thời đại “văn minh” dường như đang làm tan loãng nhạt nhòa để tiếp sức cho sự lên ngôi của những giá trị vật chất phủ lên chiều tâm linh mầu diệu hun hút dự sẵn trong mỗi con người.

Bìa Sông Hương số 345

Phần văn xuôi, Sông Hương vui mừng chào đón tác giả mới đến Nguyệt Chu với sự nhã nhặn thâm trầm. Truyện ngắn Mùi của thời gian là nỗi giằng xé nội tâm của người phụ nữ mất chồng; chị bị ám ảnh bởi một người đàn ông hiện rõ hơn cả nỗi đau và, rõ hơn cả hạnh phúc hồ như đang về lại. Nhưng rồi chị đã chạy trốn thế giới của H như chạy trốn một cơn mê; song đó là “cạm bẫy” của chính người đàn bà, bởi nào dễ chạy khỏi ngục tù ý niệm. Tất cả đời sống trở thành một tập rỗng? Họ (gồm chị, anh, đứa con và H) sẽ ra sao?; nhất là H. - chàng trai như bức phù điêu chạm trên nền trời tối sẫm. Nhưng có một ám ảnh sẽ ngập tràn trong tâm khảm người đọc: là, H có thực tồn tại?

Truyện ngắn Trễ giờ của Vũ Thanh Lịch diễn tả một cảm trạng đầy hoang mang khi dứt mình khỏi thế giới phẳng @. Con người lướt về quá khứ, lao về tương lai và không hề chạm nổi thực tại hiện tiền sinh động, đã bị nhốt trong chiều thời gian ảo; trong lúc khi cần làm một việc nhân nghĩa trong phút chốc cũng quá muộn!

Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017) khiến chúng ta nhớ đến nhiều tác phẩm kinh điển về văn học cách mạng mà ở đó con người và thiên nhiên trước biến cố trở nên lung linh và trĩu nặng tình người ẩn sâu ở vẻ bề ngoài lấm bết. Hình tượng nhân dân chính là thành tựu vĩ đại của văn học Nga - Xô viết. Tác phẩm Sông đông êm đềm của Sôlôkhốp là thiên anh hùng ca về số phận của dân Côdắc trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười, có ảnh hưởng sâu sắc đến người Việt. Việc đi sâu nghiên cứu “Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật trong Sông đông êm đềm” góp phần làm nổi bật tính cách của những người dân bình thường đã “đứng dậy sáng lòa”, hay đó là sự dao động giữa trận tuyến cách mạng và phản cách mạng, trước những bức ngặt để rồi rẽ lối tìm cơ hội…

Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017, Sông Hương giới thiệu người thầy tiêu biểu và cũng là cộng tác viên kỳ cựu của tạp chí: Phạm Phú Phong. Ông là nhà giáo, nhà báo, nhà lý luận phê bình văn học có ảnh hưởng lớn đến tâm thức nhiều thế hệ học trò bởi luôn tạo ra sự gần gũi, thân thiện và tự trào nhằm giải phóng con người khỏi sự giáo điều, đam mê chân lý song bị mắc kẹt trong đó.

 

Dưới đây là mục lục

 

- Thư Tòa soạn

 

VĂN:

- MÙI CỦA THỜI GIAN - Nguyệt Chu

- TRỄ GIỜ - Vũ Thanh Lịch

 

THƠ:

LÊ ÂN - ĐÀO NGỌC CHƯƠNG - VŨ THANH HOA - TRẦN HỒ THÚY HẰNG - LÊ THỊ KIM SƠN - HÀ DUY PHƯƠNG - THẢO NGUYÊN - THY LAN - LÂM HẠ

 

NHẠC:

-  CẢM XÚC CHIỀU TÚY VÂN - Nhạc & lời: Vĩnh Phúc

- ƠN THẦY - Nhạc: Huy Chu & Thơ: Châu Vân Anh - Bìa 4

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:

- NOBEL VĂN HỌC 2017: SỰ TRỞ VỀVỚI NHỮNG NỖI NIỀM NHÂN BẢN - Phạm Tấn Xuân Cao

- PHẠM PHÚ PHONG - “MẠC VỊ XUÂN TÀN HOA LẠC TẬN” - Hồ Tất Đăng

- TRẦN BẢO ĐỊNH - MỘT TÁC GIẢ ĐẶC SẮC TRONG DÒNG “VĂN HỌC SINH THÁI” - Nguyễn Khắc Phê

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:

- ĐỌC THƠ NAOMI SHIHAB NYE: LÒNG TỬ TẾ - Nguyễn Đức Tùng

 

HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:

- DẠNG SONG ĐIỆPSONG THANH ĐIỆP VẬN CỦA THỂ THƠ THẤT NGÔN LUẬT ĐƯỜNG - Triều Nguyên

 

NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:

- Kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017)

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM - Hà Văn Lưỡng 

- THƠ VÀ KHÔNG THƠ (Kỳ cuối) - Khế Iêm

- CHẦM CHẬM DỌC BỜ SÔNG HƯ VÔ VỚI TRẦN LÊ KHÁNH - Hồ Đăng Thanh Ngọc
 

- Thư tín Sông Hương

- Bìa 1: Tác phẩm “MIỀN NẮNG GIÓ” (Tổng hợp) của họa sĩ Lê Văn Nhường

- Phụ bản bìa 2-3: GIẢI THƯỞNG CÁC CUỘC THI ẢNH QUỐC TẾ

- Minh họa:  Đặng Mậu Tựu, Nhím
 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

 

 

 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

  • Chiều 16/7/2010, tại trụ sở Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh đã tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015.

  • Chiều ngày 14/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Thành phố Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm "Hành trình tới tương lai - Mỹ thuật Thế hệ mới Nhật Bản".

  • Sáng 7/7, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh đã có chuyến viếng thăm Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam để chào xã giao và trao đổi một số hoạt động hợp tác giữa hai bên.

  • Chiều ngày 4/7, tại đàn Âm hồn, phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 125 năm (23/5 Ất Dậu- 5/7/1885).Nên chăng tái thiết đàn âm hồn và tổ chức lễ tế âm hồn 23.5 ở quy mô thành phố?

  • Ngày 1/7, Vòng sơ khảo khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2010 đã được tổ chức tại cố đô Huế, khởi đầu chuỗi sự kiện sơ khảo khu vực trong nước.

  • Tối ngày 20/6, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội nhà báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ III năm 2010.

  • Chiều ngày 22/5, NXB Trẻ và Công ty Truyền thông Sơn Ca đã tổ chức lễ ra mắt hai ấn phẩm: “Thơ tình xứ Huế” và “Buffet truyện ngắn miền Trung” tại Trung tâm Dịch vụ Festival, 11 Lê Lợi, Huế.

  • Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), sáng nay 18-5-2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Dâng hoa báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ phát thưởng các tác phẩm tiêu biểu viết về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và khai mạc triển lãm chuyên đề “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”.

  • Sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo, hưởng ứng Ðại lễ Phật đản - Phật lịch 2554, hướng đến Fetival Huế 2010 và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

  • Chiều ngày 13/5, tại Phủ Tùng Thiện Vương, số 91 Phan Đình Phùng, Huế, Hội đồng gia tộc Phủ Tùng Thiện Vương phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày mất của một nhà thơ tài hoa Tùng Thiện Vương - Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1870-2010). 

  • Sáng ngày 1/5, tại tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức lễ hội Sóng nước Tam Giang lần đầu tiên, diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010.

  • Ngày 28/4, Hội Đô thành hiếu cổ tại Pháp (AAVH) phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế và Nhà tri thức TP Huế đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Nghi lễ hoàng cung và lễ hội ở Huế vào đầu thế kỷ XX”, được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế.

  • Đó là chủ đề đêm thơ được Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Phòng VHTT huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức, diễn ra vào tối ngày 27/4, tại Trung tâm Văn hóa huyện. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Sóng Nước Tam Giang lần đầu tiên  được tổ chức tại Quảng Điền vào ngày 1-2/5 sắp đến và hướng đến Festival Huế 2010.

  • Sáng ngày 24/2, tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, ông Ngô Hòa- Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival đã công bố địa điểm và chính sách giá vé cho khách trong nước và quốc tế khi vào xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2010.

  • Đó là chuyến hành trình do Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức vào ngày 12/4 vừa qua theo lời mời của Hội VHNT Phú Thọ, đây là hoạt động nằm trong chương trình hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

  • Tối ngày 8/4 (ngày 24/2 năm Canh Dần), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Lễ tế được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống.

  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).