Tháng Mười trở về trong hơi thu với lá vàng buông mình trong gió. Cuộc hiến dâng của những trái tim nhạy cảm vang lên diệu âm của nỗi buồn và một phần nhỏ nhoi bí mật đàn bà. Những vần thơ của các tác giả nữ trên ba miền trong số báo tháng 10 gửi vào hư vô lời tự trầm day dứt và ẩn sâu trong nó là những câu hỏi không thể trả lời.
Dường như đó là giấc mơ vẽ lại một câu chuyện vỡ tan (Ngô Thanh Vân), là thời gian phản bội khiến ngày tràn ngập bóng đêm (Như Quỳnh De Prelle), là thứ ánh sáng mù lòa (Lữ Thị Mai), là đỉnh hoang vu (Huỳnh Thúy Kiều), là giọt máu tình làm góa phụ (Nguyen Su Tu), là “tiếng còi tàu băng qua cánh đồng, lời hẹn đầu vàng lên cây lá, em một mình thiếu phụ, búi tóc phai màu” (Phan Lệ Dung)… Cũng như chuyện những người đàn bà trong tranh Đặng Thu An ở bìa 2 và 3, họ đang cùng nhau kể những câu chuyện đầy ám gợi về nữ quyền, ở đấy cái đẹp ẩn dấu trong sự nổi loạn của tình yêu và sự quyến rũ của vui buồn và thậm chí là nỗi cô đơn tuyệt cùng của chính họ.
Thời đại mà phần lớn đồng nghiệp của nhà văn tôi luyện làm độc giả chân chính dễ kích động các tác giả ngầm đánh bóng mình, song dễ khiến dòng tên phai dần trong đôi mắt tinh tường của thời gian nghiệt ngã. Số báo này giới thiệu đến bạn đọc nữ tác giả từng nhận Tặng thưởng của Sông Hương, Trần Băng Khuê. Truyện ngắn khá tự nhiên trong triển khai ý tưởng, đôi khi tự nhiên đến giật mình bởi nó dựng lên những hố thẳm tâm thức ám ảnh huyễn giác chúng ta. Cô gái này rất khéo giữ khách trong ngôi nhà nhuốm sáng giấc mơ của mình. Không gian kẻ sáng tạo và con người siêu hư cấu hòa lẫn với nhiều ngõ hẹp vẫn khiến họ dễ dàng thoát ra. Truyện Trần Băng Khuê luôn dẫn dụ người đọc lần tìm dấu vết tự ngã chủ nhân, bởi trong tự ngã các nhân vật có sức hút của thứ quyền lực dẻo, một phen gặp gỡ chợt là tri âm.
Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân đã mở ra những hướng nhìn rất mới về một bậc trí thức chân chính. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đỗ “tam giáp đồng tấn sĩ” lúc 29 tuổi, khoa Giáp Thìn triều Thành Thái 16 (1904) đã đưa ông lên vị trí “tinh hoa bản xứ”, trở thành một nhà yêu nước mẫu mực, dấn thân vào con đường hoạt động yêu nước, từng làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ; đặc biệt cụ Huỳnh từng được Hồ Chủ tịch tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch nước trong thời đoạn đất nước trước hiểm họa ngàn cân treo sợi tóc. Nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Quang Huy nhìn nhận về động thái tri thức bản địa đầu thế kỷ XX, nhìn nhận vai trò người trí thức trong mối tương quan chằng chịt giữa xã hội để rồi tìm một hướng mở nhận diện cụ Huỳnh trong rất nhiều “nhà” ông từng hiện diện.
Với quan niệm “Trăm vạn quân không bằng một tờ báo” và luôn ý thức gắn sứ mệnh tờ báo với vận mệnh của dân tộc, riêng nghiệp làm báo của cụ Huỳnh Thúc Kháng đã để lại một di sản lớn. Suốt 17 năm, từ đầu năm 1927 đến lúc thực dân Pháp ra lệnh đình bản 1943, Tiếng Dân ra được 1766 số, là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam có cái tên hoàn toàn bằng tiếng Việt; cụ Huỳnh là người sáng lập đồng thời làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Và đây xem như diễn đàn biện thuyết cho cuộc cải tổ tri thức hướng đến văn hóa nhận thức mới, như là nét trội nhất được nhà trí thức văn hóa Huỳnh Thúc Kháng thể hiện.
Dưới đây là mục lục:
Thơ các tác giả nữ:
LỮ THỊ MAI - NGÔ THANH VÂN - ĐÔNG HÀ - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - PHAN LỆ DUNG - NGUYEN SU TU - NHƯ QUỲNH DE PRELLE - HUỲNH THUÝ KIỀU - CHÂU THU HÀ - HOÀNG THỤY ANH - NGUYỄN THỊ HẢI - NGUYỄN THANH LƯU - TẠ ANH THƯ - KIM QUÝ
VĂN:
- MƯỜI NGÀY - Trần Băng Khuê
TRANG THIẾU NHI:
Cây bút tuổi hồng: Lê Huỳnh Bảo Châu - Nguyễn Phương Nghi - Đoàn Nguyên Khánh Mỹ - Nguyễn Thị Phương Duyên - Lê Trần Minh Thư
THƠ:
ĐÀO DUY ANH - ĐỖ QUANG VINH - ĐOÀN TRỌNG HẢI - MAI VĂN HOAN - NGUYỄN THỐNG NHẤT - LÊ NHƯỢC THỦY
NHẠC:
- NHỚ VỀ ĐỒNG KHÁNH - Nhạc & Lời: Hoàng Hương Trang
- NẮNG HOÀNG HOA - Nhạc: Hoàng Ngọc Biên & Lời: Hoàng Phủ Ngọc Tường - Bìa 4
* Chuyên đề CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ BÁO TIẾNG DÂN
- ĐỘNG THÁI TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐẦU THẾ KỈ XX - NHÌN TỪ TRƯỜNG HỢP HUỲNH THÚC KHÁNG - Nguyễn Quang Huy
- VÀI NÉT VỀ CÔNG TY HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ BÁO TIẾNG DÂN - Dương Phước Thu
- HUỲNH THÚC KHÁNG - TRƯỚC NGÃ BA THỜI ĐẠI - Phạm Phú Phong
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- NHÀ THƠ QUANG DŨNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC MIỀN NAM 1954 - 1975 - Trần Hoài Anh
- CÔ GÁI TRÊN SÔNG - ĐẶNG NHẬT MINH
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- THƠ VÀ KHÔNG THƠ (kỳ 2) - Khế Iêm
...
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “TÌNH YÊU ĐẠI DƯƠNG” (Sơn dầu) của họa sĩ Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai
- Phụ bản bìa 2 & 3: SỨC QUYẾN RŨ CỦA NHỮNG LỜI THÌ THẦM - Bạch Diệp
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
BAN BIÊN TẬP
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).