Thừa Thiên Huế trong Cách mạng Tháng Tám mang một tầm quan trọng đặc biệt. Chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra đời, triều đại phong kiến tan rã… Bài viết “Tháng Tám vùng lên Huế của ta” nhắc lại những mốc son chói sáng trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng có tác động lớn đến ý thức cách mạng của quần chúng; đây cũng là dịp gợi nhắc chúng ta nhớ đến những tác phẩm văn học đầy hào khí được sáng tác trong “Ngày hội non sông” và cả sau này.
Ở mảng văn xuôi số báo này, tác giả Nguyễn Thị Anh Đào dẫn người đọc vào Mê cung cảm nhận tiếng thở dài của rừng thiêng nhòa lẫn hoài niệm về mối tình thoát nhiên hội ngộ trong một hoàn cảnh éo le. Truyện ngắn Một huyền thoại cũng là sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện thực, ở đó nhân vật như bước ra từ những trang sử một cách sinh động.
Phần thơ với sự góp mặt của một số tác giả mới đến với Sông Hương. Nữ sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh có nhiều thành tựu trên thi đàn, song đây là lần đầu cô đến với bạn đọc của Sông Hương với tâm thế mực thước đầy bao dung trước những âm vang run rẩy của đời sống thường nhật bình phàm.
Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các nhà triết học, các nhà lý thuyết văn hóa và phê bình nghệ thuật đều cho rằng hậu hiện đại đã lỗi thời và bị soán ngôi, trong khi đó hiện đại lại thể hiện một khuynh hướng không tưởng; thế nên sự ra đời của siêu hiện đại là tiến trình bức thiết tự nhiên, dẫn mở trở lại (với một sự thận trọng nhất định) cái cao cả, cái lãng mạn, cũng như huyền thoại và các đại tự sự. Chủ nghĩa siêu hiện đại “phần nào đó vừa là hiện đại và hậu hiện đại mà cũng chẳng phải là cả hai chúng”, nó “dao động giữa hy vọng và sầu muộn, giữa ngây thơ và hiểu biết, giữa thông cảm và vô cảm, giữa đơn nhất và đa nguyên, giữa toàn thể và phân mảnh, giữa thuần túy và mờ đục”… Mong mỏi đưa lý thuyết đang thịnh hành ở phương Tây này đến với bạn đọc và các nhà nghiên cứu trong nước sớm nhất, từ số báo tháng 5/2017 Sông Hương bắt đầu giới thiệu những bài viết mang tính đặc trưng của các tác giả uy tín: “Chủ nghĩa siêu hiện đại: Một dẫn nhập ngắn” (Luck Turner), “Mười nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa siêu hiện đại” (Seth Abramson), “Sự [tái] kiến tạo: “siêu việt” siêu hiện đại và bước trở lại với huyền thoại” (Brendan Dempsey). Sông Hương số tháng 8 này chuyển dịch giới thiệu Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu hiện đại, và bài tổng luận đầu tiên về trào lưu văn hóa đặc biệt này để bạn đọc có thể tiếp cận rõ hơn về những cương yếu của nó; đồng thời đây cũng là một “sự gợi dẫn cho những nguồn mạch hứng khởi mới, một lời mời gọi để bước đầu viễn du qua từng chặng đường của một diễn ngôn tân kỳ”, hầu mở rộng biên độ dành cho những nhà sáng tạo có dịp hòa nhập vào một lý thuyết nghệ thuật mới và thăng hoa tác phẩm của mình.
Tranh bìa 1 và bìa 2 ở số báo này là của họa sĩ Vĩnh Phối, cây đại thụ của nền mỹ thuật Huế, người vừa đi vào cõi vĩnh hằng. Bạn đọc sẽ còn bắt gặp những dòng hồi ức xúc động từ người học trò của ông, như là nén nhang tưởng nhớ về người họa sĩ tài danh mang đậm tính cách “Mệ Huế” tinh nghịch và sự tri ân đến những ai từng mến mộ cảm phục ông.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là mục lục:
- Thư Tòa soạn
- “THÁNG TÁM VÙNG LÊN HUẾ CỦA TA” - Vũ Hảo
VĂN:
- MÊ CUNG - Nguyễn Thị Anh Đào
- MỘT HUYỀN THOẠI - Trần Bảo Định
- HOA ANH ĐÀO BAY TRONG GIÓ... - Hoàng Long
THƠ:
NGUYỄN HỮU PHÚ - SƠN TRẦN - LÊ VI THỦY
LÂM HẠ - TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG - LÂM TẺN CUÔI
TRẦN HOÀNG PHỐ - TUỆ LAM - NGUYỄN THÚY QUỲNH
NHẠC:
- LINH HỒN ÁNH SÁNG - Nhạc & Lời: Hồng Xuyến
- DÁNG THU - Nhạc & Lời: Trầm Thiên Thu - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- KHUYNH HƯỚNG GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TỪ 1986 ĐẾN NAY - Lê Quốc Hiếu
- TỰ SỰ ĐA THỨC - PHI TRUNG TÂM VÀ KHOẢNG TRỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NHẬT CHIÊU - Lê Văn Trung
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- SƠ KHẢO LỊCH SỬ TÂN NHẠC Ở THỪA THIÊN HUẾ - Vĩnh Phúc
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- MỘT DẪN LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA SIÊU HIỆN ĐẠI - Phạm Tấn Xuân Cao
- TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ NGHĨA SIÊU HIỆN ĐẠI - Luke Turner - Tuệ Đan Chuyển Ngữ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- TẢN ĐÀ - TRÍCH TIÊN GIỮA TRẦN GIAN - Trần Ngọc Hồ Trường
- GIẤC MƠ/ SỰ CHẾT - Lê Minh Phong
- CÂY ĐẠI THỤ CỦA MỸ THUẬT Ở HUẾ ĐÃ VỀ TRỜI - Đặng Mậu Tựu
- Bìa 1: Tác phẩm “NHỊP ĐIỆU QUAY CUỒNG” (Sơn dầu) của họa sĩ Vĩnh Phối
- Những khoảnh khắc đẹp: MẮT NHỚ - Ảnh: Nguyên Quân
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
Sáng ngày 04/5, Trường Cao đẳng Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.
Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Hội Nhà văn Thừa Thiên phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024.
Tối 29/4/2024, tại bãi tắm Thuận An, phường Thuận An - TP Huế đã diễn ra chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024.
Tối 27/04, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương”.
Thực hiện Kế hoạch 168-KH/BTCTW, ngày 04/4/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024, nhằm tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng của Giải báo chí về xây dựng Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III - năm 2024.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại do Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm/sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại (TTĐN).
Với định hướng đưa thành phố Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025, “Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024” được UBND thành phố Huế tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, hướng đến tổ chức thường niên để phục vụ người dân địa phương, khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sáng ngày 21/4, tại đường Lê Duẩn (TP Huế) đã diễn giải chạy thứ 18 trong hệ thống giải VnExpress Marathon do Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.
Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Sáng ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Chiều 12/4, UBND huyện Phú Lộc vừa tổ chức buổi họp báo chương trình kỷ niệm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm Xây dựng và Phát triển”.
Sáng ngày 10/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia với chủ đề “Tự hào một dải biên cương lần thứ III” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức.
Chiều ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn.
Chiều ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương đến tham dự Lễ khởi khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Sáng ngày 06/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.
Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.