Tiếng ve đã sôi trên các ngõ đường, Huế đang vào sâu mùa hạ giữa những chuỗi ngày biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Song mùa hạ bên sông Hương vẫn vời vợi mùa của hoa phượng nhắc nhở về những cuộc lục tìm dấu tích xa xưa, bởi một vùng đất khi đã bỏ quên ký ức, nó sẽ trở thành vùng đất chết.
Mùa hạ cũng nở trên những cánh sen trắng hồ Tĩnh Tâm gợi nhắc những giờ phút đối diện truy vấn lòng mình giữa cuộc thế mênh mang ngày một nặng nề nhuốm màu vật chất. Mùa hạ cũng đang trôi về kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, kịp ghi trên trang giấy thời gian về thời khắc 34 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2017). Vô hình chung, mùa hạ cũng nhắc Sông Hương soi mình trên một cánh sen. Cánh sen ấy là cõi văn chương nghệ thuật cao rộng, là cõi thi ca tinh túy của đất trời, là bao trầm tích văn hóa nhân loại mà Sông Hương có thể soi vào với tâm hồn trong sáng và trái tim đầy nhiệt huyết của mình.
Trang bìa số báo này, Sông Hương giới thiệu một trong những bức tranh của bộ tranh “Tiếng thét từ lòng đất” của cố họa sĩ Bửu Chỉ vừa được Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2016. Đó là bức tranh tố cáo chế độ “còng tay, bịt tai, khóa miệng” đối với tự do ngôn luận của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Sông Hương cũng dùng mẫu bìa tạp chí những ngày đầu để thể hiện bức tranh, như là một sự tri ân bậc đàn anh đi trước - Họa sĩ Bửu Chỉ nguyên là người trình bày bìa và minh họa Sông Hương những năm tháng đầu tiên.
Cũng trong số này, bạn đọc sẽ gặp lại những tên tuổi thân quen đã làm nên văn hiệu Sông Hương, những người đã từng chở thật nhiều vầng trăng thi ca trên chiếc thuyền Sông Hương, từ những tháng năm xưa ấy.
Cũng thật xúc động khi gần đến ngày kỷ niệm, anh chị em trong Ban Biên tập nhận được bài viết “Sông Hương huyền thoại” của người thầy đáng kính - nhà văn, dịch giả Bửu Ý. Bài viết ghi nhận sự “dấn thân” của tờ báo từ mấy chục năm qua; đồng thời cũng mong muốn Sông Hương hiện nay sẽ “phát huy thêm cái tâm cơ của mình cho đến tận cùng cái biên giới giữa làm được và không làm được để quan niệm rộng thêm rằng Sông Hương không chỉ là một cơ quan ngôn luận, không chỉ là một cơ quan văn hóa, mà nên hóa thân thành một trung tâm văn hóa có khả năng vừa kết hợp vừa lan tỏa những lực lượng trí thức của một không gian càng ngày càng rộng rãi thêm”. Sông Hương đăng bài viết ấy trong số này, như là một kỷ niệm đáng trân trọng và cũng xin hứa sẽ giữ ngọn lửa của tiền nhân truyền lại, tiếp tục thắp sáng trên hành trình phụng sự.
BAN BIÊN TẬP
- Thư Tòa soạn
Thơ: NGUYỄN KHOA ĐIỀM - LÂM THỊ MỸ DẠ - NGUYỄN KHẮC THẠCH
VĂN:
- NGỌN LỬA ARTEK - Phạm Duy Nghĩa
- TRÍ NHỚ BIỂN - Nguyên Quân
- HÀ NỘI, MỘT THOÁNG CUỐI XUÂN - Nguyễn Khắc Phê
- SÔNG HƯƠNG HUYỀN THOẠI - Bửu Ý
THƠ:
TRẦN VẠN GIÃ - HUỲNH MINH TÂM - ĐINH THỊ NHƯ THÚY - LÃNG HIỂN XUÂN HOÀNG THỤY ANH - NGUYỄN THỊ HẢI - TRẦN DUY TRUNG
LÊ TẤN QUỲNH - TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG - TỪ NGUYỄN
NHẠC:
- CHIỀU TÍM - Nhạc: Võ Phương Anh Lợi & Lời thơ: Nguyễn Quang Hà
- DÃ QUỲ HOA – Nhạc & lời: Hồ Hoàng Vinh – Bìa 4
TRANG THIẾU NHI:
- ĐÀN VOI BIẾT ƠN - Thái Kim Lan
Thơ: NGUYỄN VĂN THANH - NGUYỄN NGỌC PHÚ
- MỘT SỚM… CHIỀU… KHUYA - Nguyễn Trương Khánh Thi -
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- PHÊ BÌNH TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN SINH THÁI: SỰ KẾT HỢP GIỮA “CÁCH MẠNG GIỚI” VÀ “CÁCH MẠNG XANH” TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC - Nguyễn Thị Tịnh Thy
- THƠ HUẾ THỜI ĐỔI MỚI NHÌN TỪ HỆ HÌNH HẬU HIỆN ĐẠI - Phan Tuấn Anh - TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI - SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ THỰC TẠI (Phần cuối) - Nguyễn Hồng Dũng
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- VỀ MỘT CÂU TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BỐN LÀNG QUÊ XỨ HUẾ CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC VỚI NHIỀU CÂU TỤC NGỮ Ở CÁC NƠI KHÁC - Triều Nguyên
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- MƯỜI NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA SIÊU HIỆN ĐẠI - Seth Abramson - Tuệ Đan chuyển ngữ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- THI HOÀNG, BUỔI TRƯA TRONG THƠ - Nguyễn Đức Tùng
- Thư tín Sông Hương - 96
- Bìa 1: Tác phẩm “PHẬN NGƯỜI” (Bút sắt trên giấy) của họa sĩ Bửu Chỉ
- Phụ bản (Bìa 2-3): CỐ HỌA SĨ BỬU CHỈ ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT NĂM 2016 - Khả Hân
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
T.Giang (tổng hợp)
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.