Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ.
Nghĩa trang hài nhi Ngọc Hồ - Phường Hương Hồ
Đây chính là nghĩa trang hài nhi Ngọc Hồ thuộc xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Thiên thần bật khóc
Những ngôi mộ nhỏ nhắn chôn thành hàng thẳng tắp được chia ra từng khu ngăn nắp, trật tự. Lối vào mỗi khu đều có hai bức tượng thiên thần màu trắng rất lớn đang quỳ gối, cúi đầu, bưng mặt. Dưới chân các thiên thần là những dòng thơ ai oán đau xé lòng về số phận hẩm hiu của những sinh linh vô tội, “chưa có ngày sinh đã có ngày tử”.
Theo cha quản xứ giáo xứ Ngọc Hồ, nghĩa trang này ra đời từ đầu năm 1992, do một số linh mục giáo phận Huế khởi xướng. Từ đó đến nay, rất nhiều người đã âm thầm đi nhặt từng bào thai bị phá bỏ mang về đây chôn cất. Bây giờ nghĩa trang đã kín chật chỗ với gần 50.000 ngôi mộ vô danh…
Từ năm 1992 cho đến 1999, các nấm mồ chỉ là nắm đất đơn sơ đắp lên mà thôi. Bắt đầu từ năm 2000 đến nay, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mộ của các hài nhi đã được xây bằng xi măng và quét vôi trắng.
Anh Trương Văn Năng và anh Tống Viết Hiếu, cùng là dân Ngọc Hồ là những người đã không quản ngại khó khăn đi đón những bào thai bị vứt bỏ mang về “Đồi thiên thần” an táng. Trung bình một ngày có 13 đến 15 thai nhi được mang về, có ngày lên tới 20. Điều đau đớn là số lượng các hài nhi cứ tăng dần theo thời gian. Người dân Ngọc Hồ dù bận rộn với việc mưu sinh nhưng vẫn thay phiên nhau đến nghĩa trang làm cỏ, quét dọn vệ sinh và thắp nhang cho hàng vạn sinh linh bé bỏng đang yên nghỉ nơi vùng đất của họ, đặc biệt là trong mùa Noel này.
Lời ru buồn từ ngôi nhà Bình Minh
Dưới chân “Đồi thiên thần” có một ngôi nhà là nơi nương tựa cho những phụ nữ “Lỡ một thời con gái/Bởi một đời dại yêu”. Họ là những người đang mang thai đến từ bắc chí nam. Họ đã từng đến bệnh viện để phá thai nhưng được các thành viên tình nguyện trong Ban Bác ái xã hội của giáo phận Huế kịp thời giải thích, động viên và đưa về nhà Bình Minh để tĩnh dưỡng. Tại đây, họ được chăm sóc chu đáo từ miếng ăn, giấc ngủ và có cả y tá bên cạnh để theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ. Nếu như khi sinh xong, họ không thể nuôi con thì đứa bé sẽ được gửi vào cô nhi viện, còn muốn giữ lại nuôi thì họ cũng sẽ được tạo điều kiện để hai mẹ con có được cuộc sống tốt nhất có thể.
N., một cô gái đến từ Hà Nội đang mang thai tháng thứ 8. Dáng N. dong dỏng cao, da trắng xanh, khuôn mặt trái xoan buồn rười rượi. N. 23 tuổi, “lỡ dại” khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên đã vào Huế sống chung với người bạn gái làm nghề cắt tóc. N. đến Bệnh viện Trung ương Huế để phá thai nhưng tại đây cô đã gặp được những người tốt, khuyên nhủ cô giữ lại sinh linh bé bỏng.
N. theo chân các tình nguyện viên về nhà và cô vô cùng ngỡ ngàng vì có hàng chục cô gái mang thai cũng đang lưu trú tại đó, hoàn cảnh cũng ngang trái như nhau.
N. kể, đêm nào những bà bầu bất đắc dĩ cũng nằm khóc rưng rức. Có người khóc vì số phận hẩm hiu, oán trách người đàn ông bội bạc. Họ cầu mong đứa bé ra đời thật nhanh để mang đi cho “khuất mắt”, để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Nhưng hằng đêm cũng có những người khóc thương cho đứa con chưa kịp nhìn thấy mặt mẹ đã phải vào cô nhi viện mà bản thân họ bất lực, không còn sự lựa chọn nào khác. Những bà mẹ vào cuối thai kỳ, họ cảm nhận rõ ràng sự hiện diện của con nên đêm nào cũng thì thầm với thai nhi và khóc. Có những cô gái đêm không ngủ, đứng nhìn lên “Đồi thiên thần” và khe khẽ hát ru. Chứng kiến những day dứt, những dằn vặt đó, N. đã thay đổi quyết định của mình, cô sẽ để con lại nuôi, dù biết phía trước rất nhiều khó khăn…
Theo Bảo Thiên (Thanhnien.com.vn)
Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho biết, Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 sẽ diễn ra từ ngày 8/5 – 15/5/2022 với nhiều hoạt động trải khắp các địa điểm trên TP Huế.
Tối ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”.
Tối 28/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Festival Thuận An biển gọi năm 2022 với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế về việc bàn giao những hiện vật đồng thời vừa mới sưu tầm giúp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để thực hiện công tác trưng bày trong thời gian tới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế triển khai tổ chức Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam và Ký họa kiến trúc chủ đề "Nam Kinh Thành Huế - Dấu ấn thời đại".
Thực hiện “Đề án Phát triển VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” của UBND tỉnh, chiều ngày 25/4 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “ Thừa Thiên Huế trong tôi” năm 2022 dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), từ ngày 22 - 24/4, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức hoạt động Tuần lễ sách và Văn hóa đọc năm 2022 và triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa.
Tối 22/4/2022, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND Thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ khai trương phố đêm Hoàng Thành Huế.
Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm bản Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn.
Sáng 21/4, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh, niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế” nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kỷ niệm 3 năm ngày mất của Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh (22-4-2019 - 22-4-2022).
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật của các văn nghệ sĩ Huế trao tặng cho phòng truyền thống của Liên hiệp Hội.
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.