Đôi nét Thanh Tân

09:22 11/09/2009
NGUYỄN THẾTừ Huế, muốn đến khu nước khoáng nóng Thanh Tân, ta cứ theo Quốc lộ I ra phía Bắc, đi khoảng 20 km, tới cầu An Lỗ; qua cầu, rẽ trái theo tỉnh lộ 11, đi khoảng 12 km là đến. Còn nếu đi từ hướng Quảng Trị vào, đến km 26, rẽ phải vào cổng làng Đông Lâm thẳng theo con đường trải nhựa khoảng 7 km, gặp tỉnh lộ 11, rồi rẽ trái 1km.

Cảnh thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp ở Thanh Tân - Ảnh: tretoday.net

Nguồn nước khoáng nóng này đã có từ lâu đời, nằm bên cạnh Khe Nam, thuộc địa phận thôn Công Thành, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. Năm 1927, khi Bác sĩ Salet, người Pháp phát hiện giá trị của nguồn nước này, đã gọi đây là nước khoáng nóng Thanh Tân. Từ đó cái tên Thanh Tân trở thành một tên gọi chính thức trong hồ sơ nghiên cứu khoa học về nước khoáng nóng của quốc tế. Hiện nay, suối khoáng nóng Thanh Tân đã trở thành một thương hiệu nước khoáng nóng nổi tiếng không những ở trong nước mà còn được thế giới biết đến. Nhất là từ khi ở nơi đây xây dựng thành khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Thanh Tân nguyên là tên gọi của một làng theo đạo Thiên chúa thuộc xã Phong Sơn (giáp với thôn Công Thành). Không biết chính xác xứ đạo này thành lập từ khi nào. Nhưng sách Đồng Khánh địa dư chí triều Nguyễn đã từng ghi nhận: phường Thanh Tân thuộc tổng Phò Ninh, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Người dân ở vùng này kể rằng: Ngày xưa, nơi xứ đạo Thanh Tân toạ lạc đầu tiên là ở Ồ Ồ, nay là xã Phong Xuân (giáp ranh với Phong Sơn). Về sau do lẫm thóc của nhà chung (tên gọi đối với nhà thờ Thiên chúa giáo) có một con rắn hổ mang rất lớn vào làm ổ. Sợ bị nhiễm nọc độc rắn nên các cha cố đã cho di dời về địa điểm nhà thờ Thanh Tân ngày nay. Xứ đạo Thanh Tân cũng từng là nơi gắn liền với tuổi thơ của chàng thi sĩ tài hoa mà bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Sinh quán của Hàn Mặc Tử ở Lệ Mỹ, Đồng Hới, từ nhỏ đã vào sống với người thân ở Thanh Tân cho đến năm 14 tuổi. Khi người cha qua đời (1926), Hàn Mặc Tử lại theo gia đình vào Qui Nhơn. Thời kỳ đầu sáng tác, nhà thơ lấy bút hiệu là Lệ Thanh (tên ghép hai chữ đầu của quê hương Lệ Mỹ và Thanh Tân).

Qua khảo cứu tư liệu lịch sử vùng đất từ phía Bắc xã Phong Sơn đến xã Phong Mỹ, được biết rằng, các làng thôn quanh khu vực nước khoáng nóng Thanh Tân đã hình thành cách đây hơn 400 năm. Song khi nghiên cứu sâu hơn, ta mới hiểu được vùng đất này còn có một bề dày lịch sử hơn thế. Đây là nơi có dấu vết văn minh của loài người cách đây hàng ngàn năm. Những người làm công tác nghiên cứu lịch sử đã từng phát hiện các hiện vật cổ như: Rìu đá (ở Phong Sơn); chày nghiền (ở Phong Xuân), hai hiện vật này đều được Giáo sư Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam xác định là thuộc thời kỳ đá mới cách đây khoảng 4000 năm. Đặc biệt là chiếc trống đồng được tìm thấy tại bản Khe Trăng xã Phong Mỹ năm 1994 là một trống đồng thuộc nền Văn hóa Đông Sơn được phát hiện đầu tiên ở Thừa Thiên Huế. Trống có niên đại từ thế kỷ II đến I trước Công nguyên, cách đây khoảng hơn 2.200 năm. Trống đồng này hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế.

Các triều đại phong kiến Việt Nam như nhà Trần, Hậu Lê cho đến triều Nguyễn, đều xem vùng này là vị trí chiến lược quan trọng. Nơi đây được mệnh danh là tuyến thượng đạo (hay sạn đạo), tức con đường hình thành ven chân núi nối liền Thừa Thiên và Quảng Trị. Theo phép dùng binh ngày xưa, chủ tướng cùng các đội binh tượng thường chọn con đường thượng đạo để tiến quân. Vì các nguồn sông suối ở trên con đường thượng đạo thường khô cạn, nên voi ngựa và quân lính luôn vượt qua dễ dàng hơn. Lịch sử thời Lê trung hưng đã từng ghi nhận cuộc tiến binh của Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc khi vâng mệnh vua Lê vào đánh chúa Nguyễn năm Giáp Ngọ (1774). Đội quân này đã chia thành hai cánh: Một cánh theo đường Thiên Lý (nằm giữa làng Phước Tích - Mỹ Xuyên tiến vào; một cánh theo đường thượng đạo, đến làng Cổ Bi, vượt sông Bồ, rồi tiến về Phú Ốc, tạo thành thế gọng kềm đánh bại quân Nguyễn ở Bái Đáp (nay là làng Phú Lễ, xã Quảng Phú, Quảng Điền). Các cuộc giao tranh liên tiếp của các tập đoàn quân phong kiến thời đó phần lớn diễn ra ở Cồn Phân trận (khu vực Hiệp Khánh - Tứ Hạ huyện Hương Trà). Và đôi bên đều dàn quân trên tuyến thượng đạo của cả hai mặt Nam Bắc thượng nguồn sông Bồ. Những địa danh: Hồ Gươm, Khe Mài (Phong Xuân) Bến Cùng (sông Bồ)... cùng với các binh khí cổ như gươm, đao... mà người dân dò tìm phế liệu thường xuyên bắt gặp, chứng tỏ ngày xưa, nơi đây đã từng là vùng chiến địa ác liệt. Tôi chắc rằng, cuộc tiến binh thần tốc của Quang Trung từ Phú Xuân ra đánh quân Thanh ở Bắc Hà cũng đã sử dụng tuyến đường này.

Trong chiến tranh chống Pháp, vùng Phong Sơn, Ồ Ồ, Hòa Mỹ là địa bàn chiến lược quan trọng. Nơi đây quân Pháp đã tổ chức một hệ thống đồn bốt kéo dài ven núi từ Phong Sơn đến Phong Mỹ. Trong đó có các đồn: Sơn Quả, Thanh Tân, Ồ Ồ, Đất Đỏ... Năm 1947, quân và dân nơi đây đã làm nên một chiến công vang dội, đó là chiến thắng Đồn Đất đỏ ở Hoà Mỹ vào tháng 3 năm 1947. Mở đầu cho công cuộc xây dựng chiến khu Hoà Mỹ, tiếp tục kháng Pháp, dưới sự chỉ huy của đồng chí Hà Văn Lâu.

Trong chiến tranh chống Mỹ, Nơi đây từng là khu chiến sự ác liệt, nằm trong vùng “vành đai trắng”, “vành đai diệt Mỹ” Sơn - An - Nguyên (bao gồm các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn và Phong An). Dãy núi, và thung lũng phía sau lưng khu nước khoáng nóng Thanh Tân là căn cứ địa Cách mạng Thai - Trò - Trái. Đây là nơi đóng quân của các cơ quan chỉ huy Quân khu ủy Trị Thiên- Huế, các cơ quan lãnh đạo tỉnh cùng các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Tháng 4 - 1966, quân Mỹ mở chiến dịch dùng xe ủi, xe tăng càn quét, khai quang quanh vùng nước khoáng nóng Thanh Tân. Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Bá Lai đã chỉ huy du kích xã Phong Sơn bắn hỏng 5 xe tăng M113, diệt 20 lính Mỹ. Từ căn cứ địa cách mạng Thai - Trò - Trái nối liền vùng Ồ Ồ, Hoà Mỹ, Phong Sơn, lãnh đạo Khu ủy, Tỉnh ủy đã chỉ huy quân và dân đánh thắng nhiều trận càn, đáng kể nhất là cuộc tổng tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và sau đó là chiến thắng Đồng Lâm.

Sau mấy mươi năm chiến tranh, đến ngày giải phóng, vùng Phong Sơn chỉ còn trơ đồi hoang, kẽm gai và dấu vết cày xới của đạn bom. Người dân lại sánh vai nhau đi vào cuộc chiến đấu mới, phát cây, vỡ đất tìm lại những mảnh vườn xưa. Năm 1976, hàng ngàn thanh niên của hai huyện Phong Điền, Quảng Điền mở công trường khai hoang vùng đất Phong Sơn, Ồ Ồ, Hoà Mỹ.

Ước mơ của bao nhiêu năm trước nay đã trở thành hiện thực. Công trình thuỷ lợi Hồ Quao được xây dựng. Dòng nước mát Hồ Quao đã tưới khắp ruộng đồng Ồ Ồ, Hoà Mỹ, Phong Sơn.         

Và khu nước suối khoáng nóng Thanh Tân bốn mùa hoa nở cũng đã được nhiều người biết đến.

 N.T

(246/08-09)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN HỮU NHÀN                     Ghi chép Ngày nay đồng bào cả nước nô nức về Phú Thọ để tưởng niệm Vua Hùng. Theo sử sách cổ của Trung Hoa thì ông Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều pháp thuật, quyền năng phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương (1).

  • TRẦN CHINH VŨChỉ mấy ngày nữa là hết năm, vậy mà tôi vẫn chưa rời khỏi đất Tây Nguyên. Cái vùng đất đến lạ, tới được đã khó, đến lúc về lại cứ lần lữa, hết hẹn này qua hẹn khác.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG                                     Bút kýMỗi dân tộc đều có một quan niệm về sắc đẹp riêng, ví dụ tranh Tố Nữ là quan niệm về sắc đẹp của người Việt một thời nào. Tôi đi Tuyên Quang trong một tour du lịch mà tôi gọi là tour Lương Tâm, nghĩa là đến những nơi mà bất cứ ai là người Việt đều không thể không đến.

  • HỒ VĨNH(Thấp thoáng cố đô)

  • NGUYỄN VĂN DŨNG                        Bút kýMùa hè năm 1965, tôi nhận sứ vụ lệnh về dạy học ở trường Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi. Biết tôi thích ngao du sơn thuỷ, đám đệ tử thân thiết khao thầy một chầu du ngoạn Lý Sơn.

  • NGUYỄN THỊ SỬU1. Thời gian là thước đo sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ bao la. Vạn vật luôn chuyển động và biến đổi không ngừng theo thời gian. Với người Ta Ôi, thời gian được tri nhận rõ nhất qua sự chuyển động và biến đổi của con trăng.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây các nhà khảo cổ học nước ta đã phát hiện ra nhiều di tích quan trọng của một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ giáo tại Cát Tiên, ở cả Bắc Cát Tiên lẫn Nam Cát Tiên trên vùng Đồng Nai Thượng.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ                     Ghi chépChúng tôi rời thị xã Điện Biên đã nhiều ngày và những hoạt động sôi nổi kỷ niệm 45 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã qua, nhưng những ấn tượng trong thời gian ở Điện Biên thì mãi còn đậm nét trong tôi.

  • VĂN HÁCHĐã bốn thập kỷ qua, nhiều thế hệ học sinh, nhiều thế hệ người Việt ta và cũng nhiều người trên thế giới đã từng quen, từng biết câu thơ:Mường Thanh, Hồng Cúm Him LamHoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng…

  • NGUYỄN HỮU NHÀNTương truyền đức Thánh Mẫu (mẹ Thánh Tản Viên) là người làng Yên Sơn. Chồng bà là người vùng biển. Họ dựng nhà, sống ở ngay dưới chân núi Thụ Tinh ngày nay gọi chệch là núi Thu Tinh. Một lần bà đi qua đồng Móng làng Tất Thắng ướm chân vào hòn đá to rồi về thụ thai ba năm mới sinh nở. Vì thế khi đang bụng mang dạ chửa bà đã bị dân làng đồn đại tiếng xấu về sự chửa hoang. Chồng bà nghi ngờ rồi bỏ vợ, về quê ở miền biển sinh sống.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUChỉ hai ngày sau khi nước rút, tôi lại chạy về huyện Phú Vang. Nắng vàng sau lụt, vào tiết lập Đông oi nồng như đổ lửa. Con đường nhựa từ Huế về biển Thuận An bị bùn, đất, cát phủ dầy hàng gang tấc có đoạn lên cao cả thước, xe chạy người chạy vội vã cuốn bụi tung mù trời, hai bên lề đường ngấm nước lũ được đánh dấu bằng rác rều cỏ cây đeo bám vật vờ cao qúa đầu người. Mùi bùn non, rong rêu, xác chết gia súc gia cầm tấp vào, mùi ủng mục của lúa gạo ngấm nước bạc bốc lên tanh hôi khó chịu.

  • YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.

  • NGUYỄN THỊ SỬU Cư trú trên dãy núi Trường Sơn kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị của lãnh thổ nước ta, dân số Ta-Ôi chỉ 34.960 người (theo Tổng điều tra dân số 1/4/1999) và ít được biết đến. Nhưng khi đi sâu vào đời sống văn hóa, chúng ta mới thấy sự kỳ thú, kỳ vĩ của dân tộc này. Với tư cách là một thành viên bản địa của cộng đồng tộc người Ta-Ôi và sau một chuyến khảo sát điền dã khắp 21 xã, thị trấn của huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, chúng tôi phát hiện ra một nét văn hóa đặc sắc có tính truyền thống của dân tộc Ta-Ôi. Đó là Trách nhiệm cộng đồng.

  • HOÀNG CÁTVới riêng tôi, thì những cái địa danh bình thường, thuộc nông thôn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế như: Triều Dương, Cao Xá, Quảng Thái, Phong Chương, Phù Lai, An Lỗ, Đồng Lâm, Phong Sơn, xóm Khoai, xóm Mắc vv… từ lâu đã trở thành một phần máu thịt của tâm hồn mình, của ký ức mình; chưa bao giờ - và sẽ không bao giờ - tôi nguôi quên cho được.

  • NGÔ MINH             Ghi chép

  • NGUYỄN THANH TÚ                          Bút ký Bến phà Xuân Sơn nằm trên dòng sông Son thơ mộng ở đoạn thượng nguồn. Từ đây đi bằng thuyền máy khoảng nửa giờ đồng hồ ngược lên phía tây sẽ đến động Phong Nha. Anh Lê Chiêu Nguyên cán bộ hướng dẫn của Trung tâm du lịch văn hóa sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng đã nói như vậy khi đoàn chúng tôi chuẩn bị lên thuyền làm cuộc hành trình tới hang động mà UNESCO vừa công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

  • NGUYỄN QUANG HÀ                       Ghi chépNói đến Vĩnh Linh, không ai không nhớ hai câu thơ đầy hãnh diện của Bác Hồ tặng cho mảnh đất này:                “Đánh cho giặc Mỹ tan tành                Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”

  • …Chưa bao giờ các văn nghệ sĩ Huế lại tranh thủ “đi” như ở Trại viết này. Không chỉ “săn” cảnh đẹp, người đẹp, các anh còn chú trọng hơn những nét đẹp trong lao động sản xuất của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu…

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG                                Bút ký...Bảy trăm năm trở về với Đại Việt, lịch sử đèo Hải Vân đã dày lên cùng với lịch sử nước Việt. Đó là những trang sách được viết bằng mồ hôi, máu và số phận của cả một dân tộc. Ngày Huyền Trân đi qua cửa Tư Dung (Tư Hiền ngày nay), nàng đã nhìn thấy gì nếu không phải là con ngựa trắng tung bờm lao ra biển đông, và đèo Hải Vân cao mịt mùng đã lặng lẽ đưa một Chiêu Quân vì nước non ngàn dặm ra đi. Cuộc vu qui nhiều nước mắt ấy theo tôi là trang sử đầu tiên của đèo Hải Vân. Để sau đó nơi hiểm trở này đã tiễn chân Cao Bá Quát, cái ngày ông đi giang hồ rèn chí, con chim hồng quì chân uống nước sông Trà mà vọng về phương Bắc lòng tha thiết nhớ quê...

  • NGUYỄN VĂN VINH                                 Bút kýAi về cầu ngói Thanh ToànCho em về với một đoàn cho vui