Đôi điều về tiếng địa phương trong văn học

15:35 24/11/2009
AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

Trong bài "Nhớ", ông viết:
"- Đằng nớ vợ chưa?
 - Đằng
nớ?
 - Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp.
Nhìn
o thôn nữ cuối nương dâu"

Rồi:
" Đồng chí nứ vui vui.
 Đồng chí
nứ dạy tôi dăm tối chữ
 Đồng chí
nhớ nữa
 Kể chuyện Bình Trị Thiên
 Cho
bầy tôi nghe "
 Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí.
 - Thuở trong
hiện chừ vô cùng gian khổ"

Cả 4 câu kết, cũng đầy tiếng địa phương Thanh Hóa:
"Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi.
Chúng tôi nhớ nhất câu
ni,
dân chúng cầm tay lắc lắc:
"Độc lập nhớ rẽ
viền chơi chắc!""

Trong 16 câu trích ra đây đã có tới 13 tiếng địa phương. Vậy mà đọc không những không nặng nề, lại có được một không khí là lạ trong bài thơ. Và không lẫn vào đâu được, đây đích thực là ngôn ngữ Thanh Hóa.

Rất tiếc Hồng Nguyên chỉ để lại cho đời một bài thơ duy nhất, là nhà thơ của một bài thơ. Ông mất ở tuổi 30. Nếu không, ông nhất định sẽ có đóng góp lớn cho việc đưa tiếng địa phương vào văn học.

Đưa tiếng địa phương vào văn học, theo cách nói bây giờ, đó là "màu cờ, sắc áo" địa phương, đề tài này đã được đề cập tới nhiều lần, nhất là trong những cuộc đàm thoại ở các địa phương. Đưa thế nào đây, để "tiêu hóa" được, để phổ thông hóa được, mà vẫn là văn, là thơ.Điều đó thật khó.

Đây đó các nhà thơ đã dùng tiếng địa phương trong thơ. Tôi đọc Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cũng chỉ tìm được hai lần ông dùng tiếng Hà Tĩnh:
- "Đầu lòng hai Tố Nga"

Và:
- "Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung"

Nhà thơ lớn Tố Hữu, người Thừa Thiên Huế cũng dùng tiếng địa phương rất ít:
- "Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi"

Và:
- "Em len lét cúi đầu tay xách gói
Áo quần
cắp chiếc nón le te"

Càng về sau tiếng địa phương trong ông càng ít đi. Những bài hoành tráng như "Việt Bắc", "Bác ơi!", "Ta đi tới", hầu như không thấy bóng dáng tiếng địa phương.

Tại sao ta cứ kêu gọi "màu cờ sắc áo" địa phương, mà lại không đưa được tiếng địa phương vào văn học. Ai cũng muốn làm điều đó cả. Song khó quá. Mà các cây bút bây giờ chưa đủ tài để vượt qua cái mong ước ấy của chính mình. Vả lại hình như sự phổ thông hóa ngôn ngữ trở thành một nhu cầu. Đây đó ta có gặp tiếng địa phương, tác giả đã dùng thành công, bởi đặt đúng được trong VĂN CẢNH. Còn nếu ta cố công nhồi nhét vào, chắc sẽ gặp cái cảnh trong lý luận văn học của Pau-tốp-ski, cái cửa thì hẹp, cái tủ thì to quá, không thể nào đưa cái tủ qua được. Pau-tốp-ski chỉ nói chuyện nhồi nhét chi tiết văn học như vậy, thật khó khăn khôn lường. Mọi so sánh đều khập khiễng, song sẽ rất bất cập nếu ta nhồi nhét tiếng địa phương vào văn học, nếu không tạo được ngữ cảnh cho nó.

Giỏi như Nguyễn Du và Tố Hữu cũng chủ yếu dùng tiếng phổ thông để làm thơ, rõ ràng không phải không có lí. Giá có dịp phỏng vấn được nhà thơ Tố Hữu về vấn đề này chắc sẽ rất thú vị.

Tôi tin rằng dùng tiếng địa phương cho văn học chắc sẽ còn được bàn bạc nhiều.

Gần đây tôi có đọc bộ tiểu thuyết "Mùa lũ Sông Côn" của Nguyễn Mộng Giác. Đề tài về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Địa điểm ở Bình Định. Vậy mà suốt 2000 trang tiểu thuyết không thấy Nguyễn Mộng Giác dùng tiếng địa phương, ông hoàn toàn dùng tiếng phổ thông cả. Nếu nói "Màu cờ sắc áo" rõ ràng đây là dịp rất thuận lợi cho Nguyễn Mộng Giác tung hoành. Như thế có phải có lỗi với quan điểm "màu sắc địa phương" không?

Nhân đây xin kể một chuyện vui. Trong một cuộc nhậu, bạn bè gặp nhau nói cả trăm thứ chuyện, thế nào lại đụng tới chuyện "tiếng địa phương".

Một anh bạn tôi đọc 4 câu Kiều:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

Anh cười nói:
- Nếu Nguyễn Du không dùng tiếng phổ thông, mà dùng tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, thì 4 câu thơ ấy sẽ đọc là:

Trăm năm trong cõi người choa
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét
chắc
Trải qua một cuộc bể
du
Những điều
ngó trộ mà đau đớn rọt

Tất cả anh em chúng tôi cùng cười với nhau.

Dẫu là chuyện đùa, song thấy rằng nếu tiếng địa phương cố gán ghép, và không đúng văn cảnh của nó sẽ thấy lộ ra sự ngô nghê không thể nào chịu được và nó phá tan nát cả văn chương như một trận B52 dội vào rừng đại ngàn của chữ nghĩa.

Ấy là chuyện vui, trộm phép cụ Nguyễn Du, mong hương hồn cụ thông cảm cho con cháu đã láo lếu đem chữ nghĩa, thơ của cụ ra mà cười đùa. Xin lấy lòng tôn kính làm nén hương mong cụ đại xá cho.

Có thành ngữ mới, cũng là thành ngữ vui: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Ngôn ngữ của chúng ta cũng đang "bão táp" vậy thay.

Riêng tiếng địa phương dùng cho văn chương thế nào, rất mong bạn bè xa gần đàm luận cho vui.

A.C
(126/08-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ GIA NINHNgày 10 tháng 10 năm 1955, Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bừng lên niềm vui, ngập trong cờ, hoa và nắng thu. Những chàng trai ngày “ra đi đầu không ngoảnh lại”, trải qua cuộc trường chinh ba ngàn ngày trở về trong niềm vui hân hoan và những dòng “nước mắt dành khi gặp mặt” (Nam Hà).

  • THANH TÙNGChống tham nhũng, đục khoét dân lành không chỉ là công việc của nhà chức trách mà còn ở tất cả mọi người dù ở chế độ xã hội nào. Các thi sĩ không chỉ làm thơ ca ngợi cuộc sống tình yêu, đất nước con người mà còn dùng ngọn bút thông qua nước thi phẩm của mình để lên án, vạch mặt bọn quan tham này.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN1. Trước hết ta phải bàn với nhau về chữ hay, tức thế nào là một tác phẩm hay. Bởi cái hay không bất biến trong không gian và thời gian, nó vận động và biến đổi tùy theo hoàn cảnh, với những tiêu chí cụ thể khác nhau.

  • TRẦN HUYỀN SÂMRuồng bỏ - Disgrace (1) là một cuốn tiểu thuyết mang phong cách giản dị. Nhưng đó là sự giản dị của một bậc thầy về thể loại roman. Giới lý luận văn học và các chính trị gia phương Tây (2) đã đặt ra những câu hỏi có tính hoài nghi. Điều gì ở cuốn sách có độ trang khiêm tốn này đã mang lại giải Nobel cho Coetzee: Vấn đề kỹ thuật tiểu thuyết, nỗi điếm nhục về nhân cách con người, hay là bi kịch lịch sử hậu Apartheid?

  • NGUYỄN THÀNHLịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX đánh dấu bởi nhiều khuynh hướng phê bình hiện đại: phê bình ấn tượng, phê bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình mác xít, phê bình thi pháp học...

  • TRẦN LỘC HÙNG“NỒI HƠI NGUYÊN TỬ” NGĂN NGỪA THẾ CHIẾN THỨ BAChuyện kể rằng sau cuộc thử nghiệm thành công của trái bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949, cha đẻ của nó - Igor Vaxilevich Kurchatov - đã khóc nức nở.

  • HÀ VĂN THỊNHSố 7 là một con số huyền thoại. Nếu như tính xuất xứ xa nhất, công đầu về việc “tìm ra” số 7, thuộc về người Ai Cập, cách nay ít nhất 5.000 năm. Khi hiểu được rõ ràng việc con sông Nil chia làm 7 nhánh trước lúc đổ ra Địa Trung Hải, người Ai Cập vận “lý” để tin là nó nhất định phải hàm chứa nghĩa bí ẩn nào đó phản ánh cái “tư tưởng” triết lý của Đấng Tạo hóa.

  • TRẦN VIẾT THIỆNNăm 1987, người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần. Tuổi bốn mươi lại là thời kỳ son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “Đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Trích)...

  • TRẦN NGỌC CƯChúng ta thường nghĩ rằng ở trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có một thi sĩ, hay nói thế khác, người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong bầu khí văn hoá ra-ngõ-gặp-thi-nhân. Đầu đời là những câu ca dao mẹ hát ru con, cuối đời là câu kinh tiếng kệ, những lời nguyện cầu, đều là thơ cả.

  • PHẠM TUẤN ANHSau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.

  • TUẤN ANH“Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn” (Jean Lacroix)

  • NGUYỄN THẾNhững năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về Truyện Kiều đã được các học giả Việt trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Truyện Kiều được đưa ra trong các cuộc hội thảo chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và trên diễn đàn báo chí, Internet...

  • NGUYỄN VĂN HẠNHI. Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn chương, và có những cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn chương, tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích, trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957-2007)

  • TÔN ÁI NHÂNThật ra, những điều mà nhà văn, Đại tá Tôn Ái Nhân nêu ra dưới đây không hoàn toàn mới so với “búa rìu dư luận” từng giáng xuống đầu các nhà văn đương đại. Và, bản thân chúng tôi cũng không hoàn toàn đồng tình với tất thảy những sự kiện (kể cả những vấn đề nhạy cảm) mà ông đã “diễn đạt” trong 14 trang bản thảo gửi tới Tòa soạn. Chính vì vậy, chúng tôi đã xin phép được cắt đi gần nửa dung lượng, để “THẤT TRẢM SỚ” NHÀ VĂN đến với bạn đọc một cách nhẹ nhàng hơn. Nhân đây cũng muốn gửi tới tác giả lời xin lỗi chân thành, nếu như lưỡi kéo của Sông Hương hơi “ngọt”.

  • NUNO JÚDICENhà thơ, nhà phê bình văn học Nuno Júdice (sinh 1949) là người gốc xứ Bồ Đào Nha. Ông có mối quan tâm đặc biệt đối với văn học hiên đại của Bồ Đào Nha và văn học thời Trung cổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Là tác giả của khoảng 15 tuyển tập thơ và đã từng được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước, ông cũng đồng thời là dịch giả và giảng viên đại học. Từ năm 1996, ông sáng lập và điều hành tạp chí thơ “Tabacaria” ở Lisbonne.

  • NGUYỄN VĂN DÂNNgười ta cho rằng tiểu thuyết có mầm mống từ thời cổ đại, với cuốn tiểu thuyết Satyricon của nhà văn La Mã Petronius Arbiter (thế kỷ I sau CN), và cuốn tiểu thuyết Biến dạng hay Con lừa vàng cũng của một nhà văn La Mã tên là Apuleius (thế kỷ II sau CN).

  • HẢI TRUNGSông chảy vào lòng nên Huế rất sâuBản hùng ca của dãy Trường Sơn đã phổ những nốt dịu dàng vào lòng Huế, Hương Giang trở thành một báu vật muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này là lý do để tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là Kinh đô Huế, hình thành phát triển đã qua 700 năm lịch sử.