Đọc thơ Trần Chấn Uy

15:04 02/03/2009
NGÔ XUÂN HỘITính tình phóng khoáng, Trần Chấn Uy chắc không mặn mà lắm với những cuộc chơi mà luật chơi được giới hạn bởi những quy định nghiêm ngặt! Ý nghĩ trên của tôi chợt thay đổi khi mở tập thơ Chân trời khát của anh, ngẫu nhiên bắt gặp câu lục bát: “Dòng sông buồn bã trôi xuôi/ Đàn trâu xưa đã về trời ăn mây”...

Đây là những câu thơ mà có lẽ không ít người làm thơ ước mong viết được. Từ định kiến bị phá vỡ, tôi đọc thơ anh một cách kỹ lưỡng hơn. Hoá ra không phải như tôi quan niệm, Trần Chấn Uy viết lục bát khá chắc tay, bài nào cũng được anh làm một cách cẩn trọng, không bị vần điệu lôi kéo và đều đứng được:
            Em giờ đã vợ người ta
            Đã sang bến khác, đã xa xôi lòng
            Chân trời bỗng dựng cơn giông
            Nghe hiu hiu lạnh từ trong tim mình
Không những thế, ngoài lục bát trong tập này và nhiều tập thơ khác như Xin đừng quên tôi, Nẻo về, Trăng lạnh xứ người... anh còn dành khá nhiều tâm huyết cho thơ tứ tuyệt, một thể loại thơ trói voi bỏ rọ, khó làm, đòi hỏi sự hàm súc ghê gớm:
            Em mang đến tặng tôi một bông hoa dại
            Rồi quay đi hững hờ
            Để suốt đời tôi tìm kiếm đợi chờ
            Bông hoa ấy đến giờ vẫn dại

Hoa dại hay người dại đây? Đúng hơn thì khi đã yêu, những người yêu nhau bao giờ cũng “dại”. Tôi đọc và mừng cho anh, khả năng yêu nghĩ cho cùng là khả năng phát hiện cái mới trong những cái bình thường quanh mình, khả năng rung động trước cái mới cái đẹp, trước những chân trời tinh khôi rực rỡ... Đã qua cái tuổi Tứ thập nhi bất hoặc rồi mà vẫn giữ được cho mình nguyên vẹn mối rung cảm trước cái đẹp, hẳn anh còn làm được thơ dài dài.
Nhưng thể loại thơ Trần Chấn Uy tâm đắc hơn cả chính là thể loại thơ thất ngôn, bát ngôn...Viết các thể thơ này, Trần Chấn Uy có những câu thơ gợi cảm, tạo ấn tượng: “Xanh ngút mắt đám cỏ gà tung cựa”... những câu thơ đẹp một cách giản dị: “Đường lên xứ Lạng mùa thưa rét/ Hoa mận trắng rừng như tuyết bay”... những phát hiện thú vị: “Nhìn phía nào cũng gặp tranh thuỷ mạc”... (Nhật ký Đà Lạt).

Sống bằng nghề làm báo, tác giả có điều kiện đi đây đó nhiều nơi trong và ngoài nước, anh lại có một tâm tính hướng ngoại cởi mở, có lẽ vì thế mà đề tài trong thơ Trần Chấn Uy khá rộng. Dầu thơ hay không phụ thuộc đề tài, nhưng trong những phạm vi nhất định đề tài thể hiện tính nhạy cảm, vốn sống, sự từng trải của người viết đối với đời sống xã hội. Lần theo từng mảng đề tài, chúng ta thấy Trần Chấn Uy hầu như không bỏ sót một cảnh đời nào cần nhớ quanh mình. Những cần ăngten trong bộ cảm ứng tâm hồn anh luôn gương lên thâu nhận tất cả, từ một thoáng hơi may lành lạnh của mùa thu, màu vàng trong những bức tranh Lêvitan, tiếng ếch trên cánh đồng ngập nước, đến những mốt áo quần thời thượng của các cô gái ngày nay... Nhưng ám ảnh anh nhiều hơn cả vẫn là những hình ảnh, những ý nghĩ về quê hương, gia đình, tình yêu, tình cha con, chồng vợ. Đọc đầu đề các bài thơ đã thấy điều đó: Làng xưa, Làng tôi, Để có một tên làng, Đêm quê, Ký ức đồng quê, Trở về bến sông quê, Bình minh của mẹ, Xa vợ, Đặt tên con, Với các con, Chị, Anh tôi, Người lính trở về... Đến nay, những câu thơ hay, những bài thơ thành công của anh hầu hết đều thuộc mảng đề tài quen thuộc này. Những năm sau này khi đã có nhiều thời gian trải nghiệm, cảm xúc thơ của anh vươn tới những vùng đất xa xôi trong và ngoài nước mà không bị lệ thuộc vào chúng một cách chung chung, hoặc sa vào kể lể, được bạn đọc gần xa chấp nhận (Xứ Lạng, Cao Bằng, Cổ tích của riêng ta).

Anh còn viết nhiều về tình yêu và có những lúc khá cao giọng: “Nơi ấy một thời ta đã lên ngôi/ Vị hoàng đế có một thần dân duy nhất”... Hoặc: “Hiện hình đi ta sống đến tàn khuya/ Anh sẽ yêu em bằng tình yêu của 5 tỷ người trên trái đất cộng lại”... Lối nói đại ngôn này ta hay gặp ở những người mang tâm thế được yêu, khi được yêu người ta thường cảm thấy mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, bản chất của tình yêu không bao giờ là sự tìm kiếm gặp gỡ giữa hai tâm hồn nam nữ, bản chất ấy đồng điệu với những gì thiết tha diệu vợi, vì thế tôi vẫn thích anh hơn những khi anh đắm đuối:
            Thế rồi xa, em chẳng biết về đâu
            Bỏ lại cuối trời vầng trăng chưa kịp chín
            Tôi từ ấy như con thuyền không bến
            Chở đầy khoang những mảnh vỡ trăng vàng.

Sự thành công trong tình yêu khi không đồng hành với sự thành công trong cuộc đời, đọc Trần Chấn Uy người ta cảm thấy anh bại nhiều hơn thành, buồn nhiều hơn vui. Giọng điệu bất đắc chí không bằng lòng với mình, không bằng lòng với đời có lúc trỗi lên thành giai điệu chủ đạo của cả một tập thơ, âu cũng là một đặc điểm lớn cần được lưu tâm khi nghiên cứu về nhà thơ này.

Ngược với sự đa dạng về đề tài là sự bình ổn về hình thức. Như ở đầu bài tôi đã đề cập, chịu nhiều ảnh hưởng của những thể thơ truyền thống, Trần Chấn Uy ít có những trăn trở tìm tòi cách thể hiện mới mẻ. Đọc anh có cảm giác khi viết, từ những hình thức thơ sẵn có, cảm xúc của anh gọi câu chữ tìm đến lắp vào làm nên bài thơ. Về sự gắn bó giữa nội dung và hình thức chúng ta đã nói nhiều, chính sự quan hệ tương hỗ này đã có công làm nên phong trào Thơ mới trong thơ Việt thế kỷ trước. Có lẽ vì ít quan tâm đến hình thức thể hiện nên có những lúc thơ Uy cũ như Thơ Mới: “Ta về nhặt nắng may vuông áo/Gửi chút tình xưa tới người xưa”...
 TP Hồ Chí Minh, tháng 8 mùa thu 2004
N.X.H
(nguồn: TCSH số 195 - 05 - 2005)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.