HỒ ANH THÁI
Gọi là tập tản văn, thực ra đây là một tập hợp của những truyện ngắn (Tình thư, Chuyện xưa, Giao thừa, Con ruồi…), có khi là hồi ký (Quả trứng, Bát cơm), khi là bút ký ghi chép sự kiện, khi lại là tiểu luận (Thì thầm, Trí tuệ và lòng tin, Thúy Kiều và tôi, Thư đầu năm…), khi là biên khảo và văn học so sánh, đối chiếu Truyện Kiều với Lục Vân Tiên (Mẹ tôi) và có khi lại là bản dịch một tác phẩm kinh điển mà người dịch viết thêm phần ngoại truyện (Người đưa đò)… Cũng chẳng cần phân định rạch ròi thể loại nữa, trong nhiều bài, nó là trộn lẫn tất thảy các thể loại đó. Dù phân biệt hay pha trộn, miễn là bài viết đem lại cảm hứng cho người đọc. Quả thật rất nhiều cảm hứng trong một tập sách như thế này. Hóm hỉnh, uyên bác ngẫm ngợi về những điều đã trải cùng thế sự. Ta cứ thử đọc dăm ba trang, rồi bị cuốn đi theo giọng kể cùng cảm xúc của tác giả từ lúc nào chẳng biết.
Mở tập sách ra, nếu như còn chưa quyết định đọc cả tập, bạn hãy thử bắt đầu bằng truyện Tình thư: chen giữa chuyện giữa hai con người định uống máu ăn thề hữu hảo là câu chuyện giữa kẻ mạnh là con mèo và kẻ yếu là con chuột. Rồi giữa câu chuyện đó lại có chuyện giữa kẻ mạnh là con cò và kẻ yếu là bọn cá và con cua. Liệu có thể có liên minh giữa kẻ mạnh và kẻ yếu hay không? Mạnh có thủ đoạn gì và yếu phải khôn ngoan đến thế nào mới có thể bảo toàn tính mạng? Con chuột kể chuyện cho mèo nghe, đúng kiểu câu giờ và tạo kịch tính gay cấn tò mò như nàng Scheherazade kể chuyện Nghìn lẻ một đêm. Trong chuyện lớn có chuyện nhỏ, rồi trong chuyện nhỏ lại có chuyện nhỏ khác. Dí dỏm, thông minh, thâm sâu. Cách dẫn chuyện tạo cảm giác gay cấn và hồi hộp. Và cảm tưởng này người đọc sẽ còn thấy trong nhiều bài khác cùng trong tập sách.
Cao Huy Thuần là giáo sư khoa học chính trị kỳ cựu ở Pháp. Bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu, chỉ riêng trong việc viết sách, ông luôn có một lượng người đọc yêu thích và chờ đón. Quyển Sen thơm nắng hạ quê mình lần này cũng đem lại sự thú vị và cảm xúc ấm áp cho người đọc như vậy.
------
* Sen thơm nắng hạ quê mình, Cao Huy Thuần, NXB Tri Thức và Khai Tâm 2020.
Nguồn: Daibieunhandan
Ngày 5/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, thực trạng và định hướng phát triển."
Câu chuyện về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Hi Lạp Nikos Kazantzakis, từng được đề cử giải Nobel Văn chương, sẽ là chủ đề của buổi hội thảo vào ngày 04/12 tới.
Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long là một trong những cây bút thành danh từ Báo SGGP với các bài viết chân dung nhân vật, phê bình điện ảnh sâu sắc và đầy trách nhiệm. Từ sự nghiệp viết báo chuyên về điện ảnh, văn hóa, chị bước chân vào lĩnh vực phê bình điện ảnh, trở thành một trong những nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp của TP.
Lương y Nguyễn Hữu Khai- nguyên mẫu của bộ phim truyền hình Đường đời từng hấp dẫn khán giả vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết “Đường đời dốc đứng”.
Trong gần 300 trang sách của “Sự quyến rũ của chữ”, người đọc sẽ có dịp chiêm ngưỡng, khám phá thêm ý tứ, vẻ đẹp từ những trang truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận của tác giả trong và ngoài nước.
Nhiệt hứng của niềm tin
Chính luận nhưng không khô khan, câu từ nhạy bén mà đầy cuốn hút, cảm xúc bay bổng song không hề mâu thuẫn với độ sâu sắc của tư duy. Bằng cách ấy, tác giả - nhà báo Hồ Quang Lợi đã nối dài mạch nhận thức cho người đọc về Cách mạng Tháng Mười, về nước Nga. Suy tư theo từng trang viết, mỗi người sẽ có thêm góc nhìn, sự yêu quý, lòng tin và mong muốn những điều tốt đẹp.
(Tản mạn về tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A đến Z, Đỗ Tiến Thụy, Nxb Trẻ, 2017)
Từ Màu rừng ruộng (2006) đến Con chim Joong bay từ A đến Z (2017), tôi nghĩ, Đỗ Tiến Thụy đã thực sự vạch một lối nẻo tiểu thuyết để không lặp lại mình - một điều tối kị trong sáng tạo văn chương.
ZÁNG MY
Phố huyện nghèo và ga xép là một không gian khá điển hình trong việc biểu tả ngoại vi của văn chương tiền chiến.
Kỳ thú - Bóng hồng - Nghệ sĩ là tên gọi buổi ra mắt sách của nhà báo Hà Đình Nguyên vừa được tổ chức tại TPHCM.
Kỷ niệm thời thơ ấu là tên cuốn hồi ký được viết bằng tiếng Pháp của tác giả Hoàng Thị Thế, con gái thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) - người anh hùng của núi rừng Yên Thế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách được dịch giả Lê Kỳ Anh (bút danh của nhà thơ Hoàng Cầm) dịch ra tiếng Việt bằng ngôn ngữ tài hoa, trong sáng.
Ngày 1/10, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Giáo Dục IRED, Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu tổ chức Lễ công bố Giải Sách Hay lần thứ VII, năm 2017. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới thức giả, chuyên gia, doanh nhân, báo giới và nhất là các độc giả trẻ mê sách trên khắp cả nước.
Sống đời của chợ (Công ty CP sách Tao Đàn, NXB Hội Nhà văn) mà tác giả Nguyễn Mạnh Tiến vừa cho ra mắt có thể xem là tập khảo cứu công phu nhất từ trước đến nay về bản chất văn hóa và chức năng của chợ trong cấu trúc làng của người Việt ở Bắc bộ và mở rộng ra vùng Thanh - Nghệ.
trời xanh đầm đìa hai mắt
(Bao giờ cho đến mùa thu - Vũ Từ Trang)
VŨ TRỌNG QUANG
Câu chuyện của những ngôi thứ ba: Cây cột điện: biểu trưng của Hắn, nhân vật trung tâm có thể là ngôi thứ nhất; Chàng & người tình vuột mất; Gã nhà thơ say xỉn & tờ báo; sau nữa là Nàng, cô gái điếm về chiều.
Cuốn sách "Nhìn. Hỏi. Rồi, Nhảy đi!" của tác giả Thi Anh Đào như một đề cương tổng quát để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để các em học sinh đừng ngồi nhầm chỗ".
Chưa bao giờ sách văn học nước ngoài lại xuất hiện trên các kệ sách nhiều như bây giờ. Hầu hết các tác phẩm văn học đình đám, best seller, đoạt giải trong các cuộc thi lớn... đều nhanh chóng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở trong nước.
(Đọc Đỉnh cao hoang vắng, tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, Nxb Văn hóa dân tộc, 2016)
Đền thơ có bác Văn Thuỳ
Rạ rơm chộn rộn, vân vi nỗi đời
Thơ ca cứ tưởi tười tươi
Chéo ngoe cẳng ngỗng tơi bời gió mưa
Sáng 7/9, tại Hà Nội, buổi gặp gỡ và giao lưu cùng tác giả Trần Tố Nga nhân dịp ra mắt tác phẩm "Đường Trần" với chủ đề "Ngọn lửa không bao giờ tắt" đã được tổ chức với sự góp mặt của đông đảo độc giả các thế hệ.
Có cảm giác như quá bức xúc trước những mối đe dọa ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống đang ngày càng hiện hữu mà Đãng Khấu viết tiểu thuyết này. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm giống như một tiếng chuông cảnh báo vang lên đúng lúc, thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mọi người, kể cả những kẻ đang mê muội chạy theo đồng tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả.