Đọc lại "Lời tuyên bố của ông Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng đế Bảo Đại với đại biểu các báo" ở Hà Nội

14:12 09/10/2024

DƯƠNG PHƯỚC THU

Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chưa đầy hai mươi ngày sau phát lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân đã thành công trên cả nước.

Cựu hoàng đế Bảo Đại - Ảnh: wikipedia

Ngày 23 tháng 8, tại Sân vận động Bảo Long (sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hơn chục vạn đồng bào Huế, Ủy ban Cách mạng lâm thời Thừa Thiên được thành lập, nhà yêu nước Tôn Quang Phiệt được cử làm Chủ tịch.

Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại lầu Ngọ Môn, trước 15 vạn quốc dân đồng bào Thừa Thiên và du khách quốc tế, Hoàng đế Bảo Đại (vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam) chính thức làm lễ thoái vị, trao quốc ấn quốc kiếm, biểu tượng quyền lực tối thượng của vương triều nhà Nguyễn cho Phái đoàn đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Hà Nội vào, Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy “Đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên ngai vàng và ưng làm công dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”*.

Trang 2 báo Quyết Chiến, số ra ngày 18/9/1945 in bài “Lời tuyên bố của ông Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng đế Bảo Đại với đại biểu các báo Bắc Bộ”


Theo tiếng gọi cứu nước, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ, đã có một số cựu bộ trưởng, khâm sai đại thần vàrất nhiều thành viên trong các hội đồng củaNội các Trần Trọng Kim bỏ qua mặc cảm, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, chọn con đường chính nghĩa hăng hái tình nguyện đi theo Chính phủ Cụ Hồ, như các vị Bùi Bằng Đoàn, Phan Anh, Phan Kế Toại, Hoàng Xuân Hãn, Thái Văn Toản, Ưng Úy, Tạ Quang Bửu, Đoàn Trọng Truyến, Trần Duy Hưng, Nguyễn Lân, Phan Tử Lăng… và còn rất nhiều người yêu nước khác nữa. Trong số những vị này, nhiều người về sau trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nước Việt Nam mới.

Về phần công dân Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại, sau lễ thoái vị, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội làm Cố vấn Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ Huế, mấy hôm trên đường ra Bắc bằng ô tô, chiều ngày 4/9/1945, cựu hoàng Bảo Đại và đoàn công tác về đến Hà Nội. Cựu hoàng được Chính phủ bố trí ở tại ngôi biệt thự sang trọng, số 51 phố Trần Hưng Đạo - nay là trụ sở của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Tại Hà Nội, để trả lời báo chí xuất bản hàng ngày về việc nhà vua đã “tự ý thoái vị” và ông đã rất mừng khi Chính phủ Việt Minh không xử lý theo một nhẽ tất yếu như các cuộc cách mạng trên thế giới, mà còn được Hồ Chủ tịch mời ra làm Cố vấn cho Chính phủ. Chiều ngày 7 tháng 9 năm 1945, tại ngôi biệt thựsố 51phố Trần Hưng Đạo, Cố vấn Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với đại biểu các báo hàng ngày ở Hà Nội.

Để hiểu được phần nào “ruột gan” ban đầu đi theo Cách mạng của công dân Vĩnh Thụy lúc mới ra Hà Nội, chúng tôi in nguyên văn bài “Lời tuyên bố của ông Vĩnh Thụy, tức cựu Hoàng đế Bảo Đại với đại biểu các báo Bắc Bộ” vừa tìm thấy được in trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, số ra ngày 18/9/1945. Báo Quyết Chiến thực chất là cơ quan ngôn luận của Thị ủy Thuận Hóa và Tỉnh ủy Thừa Thiên, do nhà cách mạng Vĩnh Mai, quyền Bí thư Thị ủy làm chủ bút; báo phát hành được gần 400 số thì tự đình bản vì “Huế sắp vỡ mặt trận”, cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai.

Nội dung toàn văn bài báo như sau:

“Hà Nội: Chiều hôm 7/9/1945 hồi 17 giờ đại biểu các báo hàng ngày ở Hà Nội đã yết kiến ông Vĩnh Thụy tại số 51 Trần Hưng Đạo”.

“Đại biểu các báo đã được ông Vĩnh Thụy đón tiếp niềm nở”.

“Sau đây là những lời tuyên bố của ông: “Tôi đã thoái vị. Chính phủ lại mời ra làm Cố vấn. Tôi vui lòng ra đây để yên lòng Chính phủ”. “Nói đến chuyện trước kia thì người Pháp khi nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho ra ngoài thân mật với dân, cho nên trong 20 năm trời làm vua tôi ra Bắc có một lần và một lần vào Nam Kỳ. Còn ở xung quanh tôi họ đặt toàn những người mật thám! Tôi rất buồn và biết rằng không thể làm được việc chi ích lợi cho quốc dân; họ muốn làm gì thì họ đưa phiếu ấn, lúc tôi được coi thì Khâm sứ đã ký rồi thành ra tôi không thi thố được sáng kiến gì cả”.

“Mục đích của Tây là ai định tâm giúp ích cho dân cho nước họ tìm cách làm xa tôi ra, nếu không xa được thì họ phá. Cũng vì có nhiều chuyện buồn như vậy nên tôi chỉ muốn vô núi vô non cho quên hết mọi điều. Vì tôi hay đi chơi nên có một lần người Pháp đã hỏi tôi “Sao ngài không làm việc gì mà cứ đi chơi hoài như vậy?”. Tôi trả lời: “Các anh phải bỏ chức Toàn quyền ở đây tôi mới làm việc được”.

“Tôi lên đường ra Bắc Bộ có ghé mấy tỉnh ở phía Bắc Trung Bộ và ghé Ninh Bình với Phủ Lý. Tới đâu thì cũng thấy nhân dân cả quyết hăng hái để đi đến chỗ độc lập hoàn toàn. Tôi rất vui lòng. Đến Hà Nội tôi được mời qua dinh Bắc Bộ họp Hội đồng, gặp anh em trong Chính phủ một cách vui vẻ thân mật. Lần trước tôi ra Hà Nội không thấy rõ ràng một cái gì. Lần này đi lại tự do tôi có thể biết rõ được nhiều hơn trước”.

“Chính phủ có hỏi tôi các điều về Trung Bộ, tôi cũng nói rõ hết về cảm giác của tôi khi nhận dấu hiệu Chính phủ. Ban đầu thấy cuộc lễ tôi có ý lo lo. Nhưng sau thấy đại biểu Chính phủ đối đãi đặc biệt nên không lo ngại gì nữa và tôi còn thấy vui mừng vì từ trước tôi cũng đã hy sinh rồi”.

“Sau khi trao quyền rồi tôi cũng có ý muốn sang ngay kinh thành cốt để tránh mọi sự nghi ngờ và cho Chính phủ tiện làm việc vì tôi sợ rằng tôi còn ngồi ở đây thì sẽ có người lợi dụng tôi”.

“Tôi ra đây mục đích giúp Chính phủ thực hiện nền độc lập hoàn toàn”.

“Việc gì tôi cũng hết lòng giúp đỡ. Tôi còn lưu lại đây, ngày về chưa nhất định. Trước khi đi, tôi gặp mấy ông trong Nội các cũ thì ông nào cũng đồng ý. Trong lúc nầy phải đoàn kết triệt để thì mới sống, nếu chia rẽ thì chết”.

“Lúc trước, mọi việc đối với Nhật rất khó lại phải tổ chức rất nhiều. Việc tuy vậy họ cũng cứ làm, mong cho mỗi ngày một khá. Nhưng sau lần không thấy được kết quả gì nên đã mấy lần xin từ chức. Họ là những người hết lòng ra làm việc vì biết làm chứ không phải là bất lực”.

“Bữa ngoài có cuộc khởi nghĩa thì chúng phá. Toàn quyền Yenkomoto có đánh điện cho ông Yokohama biết rằng mấy cộng sản Việt Minh chiếm hết rồi. Người Nhật không biết là tự ý hay là phái đến dò ý kiến tôi, nói rằng: Nếu muốn đánh quân Cách mệnh thì Chính phủ làm đơn xin quân Nhật giúp; quân Nhật sẵn lòng giúp. Tôi có nói rằng: “Không bao giờ Chính phủ Việt Nam lại yêu cầu ngoại quốc đánh dân Việt Nam”…”

Để tỏ mối thiện cảm với Hoàng thân Vĩnh Thụy, trong khi ông ra Bắc nhận chức Cố vấn Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hòa, ngay sau cuộc gặp gỡ giới báo chí, chiều ngày 8/9, các nhật báo Bắc Bộ đã tổ chức tiệc mừng thiết đãi cựu hoàng tại khách sạn Aila. Đến dự bữa tiệc thân mật này với cựu hoàng có các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Hữu Trương và Phạm Khắc Hòe…

Trước lời tuyên bố đầu tiên của cựu hoàng Bảo Đại với báo chí ở Hà Nội lúc bấy giờ. Bảo Đại đã nói những lời “ruột gan” của một ông vua mất ngôi sau Cách mạng Tháng Tám, vì lợi ích của đất nước mà vui mừng được hợp tác với Việt Minh. Nhưng về sau thì không phải thế. Bảo Đại đã rời bỏ vai trò Cố vấn Chính phủ ra đi cầu viện hầu được lên ngôi “Quốc trưởng” của cái chính phủ quốc gia viển vông thuộc Pháp.

Có thể nói, một giai đoạn đầu khi cựu hoàng Bảo Đại mới làm Cố vấn Chính phủ Việt Minh là hợp tác thực lòng, có chút ít công lao đóng góp vào công việc dự thảo Hiến pháp, giảm sự căng thẳng với bên ngoài và tình thế cách mạng Việt Nam lúc ấy. Còn về sau, vốn bản tính ăn chơi, từ giữa cuối năm 1946 trở đi, Bảo Đại bắt đầu thay đổi thái độ và nhanh chóng tìm con đường lệ thuộc vào thực dân Pháp. Biến mình thành kẻ bội ước trước ân huệ của nhân dân và Chính phủ Cách mạng; ông trở lại làm nô dịch chính trị để thực dân Pháp đánh cướp nước ta một lần nữa…

Huế, tháng 8/2024
D.P.T
(TCSH54SDB/09-2024)
 

---------------------------
* Trích trong Bức thông điệp của Hoàng thân Vĩnh Thụy, tức cựu Hoàng đế Bảo Đại, Cố vấn Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hòa Việt Nam, gửi Chính phủ vàQuốc dân Pháp, đăng trên báo Quyết Chiến, số ra ngày 24/9/1945, xuất bản tại Huế.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng Ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

  • Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban Tổ chức lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.

  • Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Trong khuôn khổ của chủ đề “Bàn về địa danh hành chính khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, nhằm tìm ra một phương án tối ưu nhất để có cơ sở tham mưu cho việc đặt tên hành chính (quận, huyện và thành phố mới bao gồm cả tỉnh) được hợp lý nhất khi cả tỉnh được nâng lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/ TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

  • DƯƠNG HOÀNG

    Những quan điểm, tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều hoạt động cách mạng và tác phẩm của Người, trong đó có báo chí.

  • HOÀNG PHƯỚC

    Trước thực tiễn của cách mạng kháng chiến, lực lượng dân quân tự vệ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt. Tháng 4/1949, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương trên cả nước.

  • LÊ QUANG MINH

    Thời điểm Trị - Thiên Huế đang gấp rút thực hiện kế hoạch giải phóng thì cục diện chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ. Tây Nguyên giành chiến thắng lớn, quân đội của chế độ Sài Gòn rút khỏi Tây Nguyên hoàn toàn. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc Tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975 - 1976) ngay trong năm 1975.

  • Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.

  • Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.

  • Kể từ tháng 8 năm 2008, có một đoạn đường rộng thênh dài một ngàn năm trăm mét mang tên nhân vật lịch sử Đặng Phúc Thông chạy qua xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội nối với đường Hà Huy Tập đến tận địa phận thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

  • Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có lưu giữ bản gốc bức tranh “Bình văn” của họa sĩ Lê Văn Miến. Đây là bức tranh vẽ theo kỹ thuật sơn dầu cổ điển của châu Âu đầu tiên ở Việt Nam.

  • Tọa đàm khoa học với chủ đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2023, tại thành phố Huế.

  • Ngày 25 tháng 7 năm 2023, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, nay là Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023). 

    Tại buổi lễ trọng thể này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với giới văn học nghệ thuật. 

    Tạp chí Sông Hương xin đăng toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023).

  • LÊ QUANG MINH

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đập tan ách thống trị thực dân, chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, đưa nước ta trở thành một nước độc lập là thắng lợi lịch sử vĩ đại.

  • HOÀNG LONG

    Song hành với văn hóa cung đình, mạch nguồn văn hóa dân gian đã hình thành và gắn bó lâu đời với người dân xứ Huế. Giá trị văn hóa dân gian đã phản ánh một cách sinh động đời sống tinh thần, tín ngưỡng của cộng đồng và được sáng tạo, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.