ĐỖ ĐỨC HIỂU
“Đọc văn chương” là một khoa học. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần có nhiều cách ứng xử trước tác phẩm văn chương.
Nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu
Từ lâu nay, hầu như chúng ta chỉ có một “kênh đọc”, tạm gọi là “cách đọc truyền thống”, tức là có những hài hòa, những cấu trúc nhịp nhàng giữa tác phẩm và người đọc. Một khi cấu trúc tác phẩm đi chệch cấu trúc “truyền thống”, người đọc cảm thấy có sự xộc xệch, thấy bỡ ngỡ, ngạc nhiên, có thể bị những “cú sốc”. Ở thế giới đầy ắp tín hiệu, đầy ắp làn sóng điện phát thanh, đầy ắp kênh truyền hình mà chúng ta đang sống, chúng tôi quan niệm một “kênh” đọc sách (hay tiếp nhận văn bản) là không đủ. Để tâm hồn chúng phong phú, ngày càng đẹp, cần nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều kênh thông tin, để người đọc lựa chọn; sự tiếp nhận phải đa dạng, đa thanh, phù hợp với cuộc sống sinh động, nhiều màu sắc trong sự vận động của nó.
![]() |
Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi trình bày một cách đọc Dương Thu Hương, nói chính xác hơn, một cách đọc ba tiểu thuyết của nhà văn nữ: Bên kia bờ ảo vọng (1987), Những thiên đường mù (1988) và Quãng đời đánh mất (1989). Thường thường sự tiếp nhận tác phẩm văn chương bắt đầu bằng trực giác, sau đó người đọc suy nghĩ và phân tích, người phê bình và người nghiên cứu lựa chọn phương pháp tiếp cận thích hợp nhất và có hiệu quả nhất đối với tác phẩm. Ba quyển truyện chưa đầy một nghìn trang, mà chứa đứng một lượng thông tin khổng lồ về cảnh vật, con người, cuộc sống: Chợ nông thôn, chuyến đò ngang, bến tàu, sân bay, phố nghèo, khách sạn tráng lệ… Biết bao hoạt cảnh: Ký túc xá sinh viên vui nhộn loạn ẩu, cuộc chia ly “nham nhở” ở Nội Bài, ngày giỗ, gửi tiền tiết kiệm thành gửi mớ giấy lộn, “kế hoạch nhỏ” thảm hại của trường phổ thông… Biết bao cuộc đời thoáng qua: Chàng lãng tử, ký giả quèn, cô gái buôn hàng qua biên giới, tổng biên tập một tờ báo lá cải, nữ tỉnh ủy viên… Những cảnh, những người, những đua chen, tiếng hát “Thu sang” Con xồm trắng, ông già Kin khốn khổ trên miền núi khốn khổ… họp thành một bức tranh hỗn tạp, đầy âm thanh xô bồ, nháo nhác, những hình ảnh lấp loáng, vụt đến, vụt biến đi, làm người đọc chóng mặt, người ta ngấu nghiến trang này, trang khác. Những thông tin trong tiểu thuyết Dương Thu Hương tưởng như không bao giờ cạn. Ngòi bút xông pha và đầy âm thanh, chuyển động và màu sắc, ngòi bút hối hả của một nhà báo say mê cuộc sống, cuốn hút người đọc.
Chỉ một cảnh bình thường, một chi tiết nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng khiến nhà văn say mê, phát hiện, sáng tạo. Sau đây, kể một đoạn văn ngắn bất kỳ, tả lùm cây đăng tiêu: “Đó là một dây leo có vẻ đẹp cuồng dại. Màu lá xanh quá thể là xanh. Với những chùm hoa chi chít màu nghệ thắm, màu của máu, của lửa, của ráng chiều, của mặt trời giữa ngọ, cùng một lúc hòa trộn với nhau” (Những thiên đường mù, tr.109). Ngòi bút tân văn, ngòi bút thông tin của Dương Thu Hương là một ngòi bút thắm tươi, tràn đầy sức sống. Người đọc bị cuốn trong những cơn lốc tưởng như không bao giờ dứt, có lẽ từ nhiều năm nay, bây giờ mới xuất hiện những quyển truyện đầy ắp những gương mặt, những mảnh đời, những cảnh đầu đường, xó chợ, nơi quyền quý đầy uy lực như vậy.
Một phương diện nghệ thuật kể truyện hấp dẫn khác của Dương Thu Hương là nghệ thuật ống kính camera; nó cũng hối hả, sinh động, nó chớp nhoáng. Chủ yếu camera của nhà văn thu những cảnh quá khứ. Đoạn kể truyện khi chậm rãi, khi lướt nhanh, ống kính khi nhìn xa, khi nhìn gần, gần đến mức nhiều lần, một khuôn mặt, hai con mắt chiếm cả màn ảnh (khuôn mặt cô Tâm) trong Những thiên đường mù “Đôi mắt sáng rực như hai hòn than trong hốc mắt thâm quầng. Hai gò má nhô cao với những vết sạn, những đám tàn nhang. Những vết nhăn chân chim sau đuôi mắt. Món tóc bạc lấp giữa món tóc khô xác” (tr.76). Ông Trần Phương “hạ thấp đôi mày xuống… đôi mắt rất đen đầy vẻ giễu cợt… đôi mắt ông biến màu, xám như chì, độc ác và tàn nhẫn” (Bên kia bờ ảo vọng, tr.329). Nhà văn sử dụng nghệ thuật điện ảnh để tái hiện thời gian đã qua. Những thiên đường mù dày 284 trang; 211 trang dành cho chuyện Hằng, nhân vật trung tâm, đi một chuyến tàu đi từ một nước Cộng hòa Xô viết đến Moskva, hơn bảy chục trang còn lại kể chuyện hiện tại. Trong ba phần tư tiểu thuyết dành cho một chuyến tàu vài ngày, thì chỉ một phần năm số trang kể chuyện trên tàu, còn lại là chuyện “quá vãng” – chuyện một xáo động xã hội và chính trị, chuyện những cuộc đời oan uổng, đầy uất hận, chuyện những con người bị bức hại. Câu chuyện này là cấu trúc xương sống của tiểu thuyết, cấu trúc một xung đột lịch sử quyết liệt, mà ngòi bút của nhà văn không bao giờ khoan nhượng. Không phải Dương Thu Hương tàn nhẫn với cuộc sống và nghiệt ngã với phụ nữ, không phải, mà đúng hơn, với quyền lực, và chỉ với quyền lực bạo tàn, man rợ mà thôi, dù đàn ông hay đàn bà. Truyện của Dương Thu Hương chồng chất nhiều lớp, nhiều tầng, với các xen phụ, các ngoại đề. Người kể chuyện dẫn người đọc vào những ngóc ngách, hang cùng ngõ hẻm của xã hội, của cuộc sống muôn mặt đang diễn ra sôi động.
Ba tiểu thuyết của Dương Thu Hương là những thông điệp SOS nóng bỏng về những thực tại, những thực tại rất thực trăm lần thực, ở quanh ta, lan tràn từ nông thông đến thành phố, từ túp lều rách nát đến “Hotel” tráng lệ, từ tờ lá cải hàng ngày đến cơ quan thương nghiệp đồ sộ. Bút pháp báo chí rát bỏng, nghệ thuật tiểu thuyết ciné của Dương Thu Hương là sự “nhập cuộc” say mê của nhà văn. Nhiều lần, tác giả tuyên bố muốn làm “người công dân tốt, “nhà văn – công dân” ấy muốn thức tỉnh dân tộc mình, một dân tộc tài năng, dũng cảm, sáng tạo bằng nghệ thuật tiểu thuyết, nghệ thuật xây dựng những hình tượng ký hiệu.
Đọc ba tiểu thuyết trên, với phương pháp xếp chồng các cấu trúc: (hoặc soi các văn bản) có thể thấy các ký hiệu in hằn lên nhau, không phải đồng nhất mà tương tự, được nhà văn tái hiện nhiều lần, mỗi lần với một tầm cỡ khác và một ý nghĩa khác. Các vấn đề xã hội “ám ảnh” nhà văn, trong giai đoạn sáng tác này, được biểu đạt bằng những cấu trúc tương tự, những biếm họa độc địa kèm theo những bình luận phẫn nộ, những thần tượng đổ vỡ, những “Quãng đời đánh mất”, những nạn nhân của quyền lực chẳng hạn, đó là “chàng lãng tử” hoặc “cô gái lãng tử ” trở đi trở lại trong cả ba quyển tiểu thuyết; Chẳng hạn, đó là cảnh ao tù, rãnh đọng. Biểu tượng của cái trì trệ, cái bảo thủ đáng sợ đang tồn tại khắp nơi.
Trước hết, khớp lại nhan đề ba tác phẩm, người đọc thấy một cấu tạp tương phản: Thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Quãng đời đánh mất: một ước mơ xa xôi và một sự dối lừa. Ba nhan đề hợp thành một hệ ký hiệu biểu tượng một thực tế đang vò xé lương tâm con người. Nó gợi người đọc nhớ đến Thiên đường đã mất của Milton mà đề tài là sự sụp đổ của Adam và Eve. Trong ba tác phẩm, nhiều lần nhà văn nói đến “lý tưởng”, “thiên đường”, “giấc mơ đẹp”, và cũng nhiều lần, đến “đổ vỡ”, “tiêu tan”. Trong một cuộc phỏng vấn, Dương Thu Hương nói với một nhà báo: Thiên đường thật là thiên đường tuổi bé thơ, những mơ ước hồn nhiên, trong sáng tuyệt vời, cảnh nông thôn yên ả, có “bến sông, đầm sen, câu cá, bơi thuyền, bỏng rang” và “bà ngoại”. Nhưng trong cuộc đời lại có những “thiên đường mù, không có mắt” và người ta tiêu phí cuộc đời bởi những thiên đường mù ấy (xem báo Lao động, ngày 24-8-1989). Có thể nói ba tác phẩm này họp thành một “Bộ ba tiểu thuyết” tiếp nối nhau.
Với phương pháp “xếp chồng văn bản” có thể thấy những “siêu nhân vật” (chủ yếu các nhân vật đầy quyền lực, tàn nhẫn, sâu xa và các nhân vật nạn nhân, bị chia ly, bị hủy hoại) tức là những nhân vận gốc, nằm sâu xa trong tiềm thức nhà văn và, ở mỗi tác phẩm những biến thái, những phiên bản khác nhau của nhân vật gốc, biểu đạt sự chuyển hóa của quyền lực ở khắp nơi, ở nông thôn, ở thương nghiệp, quyền lực đeo mặt nạ nghệ sĩ, ở gia đình vừa dốt nát vừa tàn bạo, chủ nô của những phụ nữ “nô tì” ngay trong thập kỷ 80 này v.v.. và những nạn nhân người thì chống trả quyết liệt, không khoan nhượng, người thì thoát dần những mê đắm hoang tưởng, người thì mù quáng hèn nhát chấp nhận, người thì phủ nhận bằng lối sống ngoài lề xã hội quan phương.
Quyền lực hoành hành và sụp đổ, đó là hình tượng ký hiệu cơ bản của tiểu thuyết Dương Thu Hương. Tái hiện sự vận động của thần tượng trong tiểu thuyết một cách trào lộng, châm biếm, chủ yếu trong những ngày “hội hè” giữa “đám đông” đó là phương diện nghệ thuật nổi lên rõ rệt ở nhà văn. Trong Những thiên đường mù: “Cậu Chính” là một biếm họa đầy tài năng, nó cứng đờ, nó nhất phiến, nó máy móc, một thứ cơ khí thô lậu, giáo điều. Cái cười gây nên bởi sự lắp ghép cái máy móc, cái cứng nhắc giữa cuộc đời sống động, muôn ngàn vẻ, đó là một luận điểm (cái cười) của Bergson. “Cậu Chính” chỉ có một tư duy; Miệng cậu chỉ là một cái loa phát thanh, “Tôi làm công tác tuyên huấn”. Khu nhà tập thể cậu Chính ở, với những dãy nhà, căn hộ như hệt nhau, “như hai giọt nước” một kiểu, một lối sống, một tư duy đúc thành một khuôn, khu “trại lính” xám nhợt, ở đấy mọi người đều yên ổn, thỏa mãn, không ai đi lệch hướng. Rất hài hước cảnh cậu Chính bình luận: “Tay đồ Chiểu thiếu tinh thần xốc tới, liên tục tấn công”, cái dốt nát, từ đó, cái mặc cảm luôn luôn ám ảnh quyền lực nó đối nghịch một cách thô bạo với dáng điệu hùng hổ của “Cậu”. Dương Thu Hương tinh nghịch viết: “Bàn tay cậu xòe ra như lưới kiếm, chắc chắn nó sẽ chém đứt đôi cái cổ chàng trai dù đó là cái cổ vạm vỡ, tràn trề sinh lực”. Song, khi thấy chàng trai “cúi đầu quy phục” cậu Chính giống như “con gà chọi đã hả máu sau khi bật mấy cú đá chí mạng vào ức đối phương” (Những thiên đường mù, tr.126) và vẫn cái hài dân gian ấy nhà văn kể cuộc đấu tố địa chủ. Cốt cán của tòa án nông dân là Bích, gã lưu mạnh chuyên nghề kể chuyện tiếu lâm để ăn xin chén rượu, miếng xôi, bỗng nhiên lên ngôi ông thánh, là mụ Nần phốp pháp, tham ăn thành giai thoại “bún riêu cua, và lùa sáu bát”, bỗng nhiên oai vệ quát tháo ầm ĩ giữa những tiếng hô rầm rập “Đả đảo địa chủ gian ác” giữa tiếng trẻ con hát “cắt đứt là cắt đứt” giữa tiếng trống ếch om sòm. Trong đám “hội giả trang, đeo mặt nạ” ấy “cậu Chính” lên ngôi trời (lúc ấy đội cải cách là thượng đế, tr.24). Nhà văn tái hiện một “ngày hội” ở nông thôn hiện nay bằng nghệ thuật hài hước ồn ào, bi đát. Trong Quãng đời đánh mất, cũng có những cảnh “đám đông” song không phải hội “đăng quang” mà hội “phế truất”. Đó là hội nghị thương nghiệp toàn tỉnh họp tại một khách sạn bảy tầng sang trọng bậc nhất, thật là oai nghiêm, thật là long trọng. Các vị đại diện tỉnh ủy, các vị giám đốc Sở, đều complet, clavat (tác giả ghi thêm “như một đàn quạ đen”), quốc ca hùng tráng, rồi trống ếch, rồi tặng hoa, rồi diễn văn khai mạc và những tràng vỗ tay (tác giả ghi thêm: các bài phát biểu lặp đi lặp lại một cách nhờn nhãi, như thứ bánh xe đã trờn răng, tr.326). Bỗng từ micro oang oang phát ra “một tiếng nói nhịu rất tục” của một diễn giả khiến phụ nữ “đỏ mặt đỏ tai” đàn ông khoái “cười hềnh hệch”. Thế là cái oai nghiêm vỡ tung, người ta nói cười ầm ĩ, chuyện trò ỏm tỏi. Cuối cùng, nữ tỉnh ủy viên “mới toe” Ngọc Bích là người đàn bà hám quyền lực, “xoạch”… “tr… oách”, lõa lồ trong giường của Trọng, trước mắt quan chức và bạn bè – thiên đường tan vỡ, thần tượng sụp đổ. Trong tiểu thuyết này còn diễn ra sự sụp đổ của quyền lực khác giữa một “đám đông” khác. Một ngày giỗ, nhà ông Khánh – vẫn một tay dốt nát, độc đoán, dã man, nườm nượp khách ăn, các mâm cỗ đầy tú hụ, bày la liệt trong nhà, ngoài sân. Đính, đứa con trai út, 15 tuổi, đã đọc một bài diễn văn “động trời” tố cáo cái quyền lực bạo tàn và phí lý mà bố cướp đoạt được của vợ và con, và bấy lâu nay bị chôn vùi dưới “bùn đất của tòng phục và ngu xuẩn” khiến cái đám đông “vốn quen sống kiếp mù lòa” sững sờ “như bị sét đánh”. Dương Thu Hương là nhà văn của đám đông, của ngày hội. Có lẽ đó là những ký ức sâu xa về hội hè, đình dám nông thôn ngày xưa, rất “phương Đông”. Cũng cảnh ấy trong những Thiên đường mù, cảnh cô Tâm, ngày mừng Hằng đỗ vào trường đại học, đông đủ bà con làng xóm, cỗ bàn linh đình, cô Tâm kể chuyện, dưới triều Tự Đức tri huyện Trần Bình hống hách, lộng hành, ức hiếp dân, kể đến chuyện “con ba ba” thì đám người “cười ré lên, cưới ré từng hồi, nức từng cơn” và ông phó chủ tịch, một quyền lực, mất mặt. Hình ảnh quyền lực còn nhiều sắc thái khác: Lão đại tá trưởng đoàn văn công, cái mồm tanh tưởi và hôi hám mùi thuốc lào luôn luôn thuyết giáo “lợi ích cách mạng” liền đó vồ lấy một cô văn công trẻ đẹp; và ông Phó giám đốc mặc áo đại cán, mồm xoen xoét “cuộc đời hắn là phục vụ cho cách mạng cho tới hơi thở cuối cùng” đồng thời cưỡng bức một bé gái 14 tuổi. Còn những cuộc “nhảy vô hình”, người nhảy ôm khư khư “cái ghế quyền uy và bổng lộc” mà nhảy nhót suốt đời không chịu buông tha. Và bà Tòng, và bà Trưởng cửa hàng rau v.v…
Các nhân vật quyền lực ấy được mô tả dưới nhiều sắc thái: con rối, thằng hề, mặt nạ, tác tuyp, đàn ông, đàn bà, già và trẻ, cấp thấp, cấp cao. Chúng sống thỏa mãn trong hoang tưởng và đổ nhào trong những tiếng cười ồn ào, tiếng cười tiếu lâm. Có thể nói như Dương Thu Hương, có sự “lạm phát” quyền lực dốt nát.
Nhân vật nạn nhân cũng được tái hiện nhiều lần trong ba tiểu thuyết với nhiều dạng vẻ: Bi kịch của Phương Linh, một trái tim say đắm, hồn nhiên, nguyên chất và trong suốt đã quyết liệt từ bỏ người chồng hèn nhát, với một tiếng kêu “thằng điên” và từ bỏ ảo tưởng thứ hai, một nhạc sĩ “hèn hạ”, “ti tiện”, “tên đại bợm”, với một tiếng thét: “Đồ khốn nạn!” – và cô Tâm chống trả ngay từ đầu quyền lực đã bức hại mẹ cô, em trai cô, bằng cả cuộc đời mình. Trọng lột trần truồng một người đàn bà hám quyền lực, hám đến mất hết tính đàn bà. Còn Cường vì yếu hèn “đánh mất quãng đời” trẻ trung của mình trước một quyền lực đầy hoang tưởng; cô Quế, mẹ Hằng, là một nạn nhân đáng thương của quyền lực và định kiến.
Với Dương Thu Hương cuộc sống không yên ả, ba quyển tiểu thuyết mở ra một thế giới khác, thế giới hàng ngày, xung quanh ta, thế giới của cái Ác, cái Thiện hiện đại, với những người hiện đại, pha trộn cái gia trưởng, cái tôn giáo, cái ảo giác, cái vụ lợi, cái ngu dốt, quay cuồng xung quanh cái trục cái: Quyền lực, cái Ác và cái Thiện ấy mang dáng dấp như trong truyện cổ tích phương Đông. Truyện còn hấp dẫn người đọc bằng những nét tươi tắn đùa vui. Có thể nói đến những “ngoại đề” của cách viết, ngoại đề ở đây không phải những trang lịch sử, một nền nghệ thuật gôtích, không phải một tiểu thuyết hoặc những bình luận đạo đức hay lý luận học, mà những chân dung phác họa những cuộc đời thoáng qua. Ngòi bút tân văn của nhà tiểu thuyết sáng tạo những loạt hình làm cho tác phẩm thêm náo động. Đặc biệt, đáng chú ý là những chàng trai, những cô gái “lãng tử”. Hình tượng ký hiệu này trở đi trở lại trong ba tiểu thuyết: Ngọc Minh trong Bên kia bờ ảo vọng, cô phóng viên mũi hếch, mặt vuông, bướng bỉnh, “đếch coi đời ra cái gì” với cô, ai ai cũng đeo mặt nạ đạo đức giả, cô gái hoang dã, vô tâm, hào phóng tự do, ngủ với bất cứ ai cô yêu thích, khinh rẻ tất cả (có lẽ chỉ trừ Trần Phương, tuy cô đã bị bỏ rơi), không một gắn bó thân thiết, ở một căn phòng – lữ quán, cô gái có khi chợt nhớ rằng mình cũng có một đứa con trai năm tuổi, tức tốc đi mua một đống quần áo trẻ con đẹp nhất, một túi bánh kẹo ngon nhất cho con, vồ lấy nó hôn rối rít, rồi lại ra đi, sống ở phố phường, quán cà phê, quán rượu. Trong Những thiên đường mù, chàng lãng tử “Yến Thanh” ở Moskva hoạt bát, hào hoa, hồn nhiên, yêu đời và yêu phụ nữ, khinh bỉ bọn người mồm nói “cách mạng” tay vun vét từng đồng copec. Tập tiểu thuyết thứ ba Quãng đời đánh mất phác họa cô lãng tử Kim Lan, cô gái trẻ đẹp chưa chồng rất tự hào có đôi mắt lá khoai “liếc chồng thì ít liếc trai thì nhiều”. Cô gái, “chưa kịp lấy chồng đã chán chồng như cơm nếp nát”. Còn phải kể chàng họa sĩ lãng tử đeo túi thổ cẩm bẩn thỉu, chân tình, khảng khái, coi vàng như rác, chỉ đắm say có nghệ thuật và cái đẹp. Những chân dung “ngoại đề” này mang đến cho tiểu thuyết những vòng tròn ánh sáng rực rỡ. Các lãng tử ấy, dưới ngòi bút hóm hỉnh của nhà văn, là những người sống ngoài rìa xã hội quan phong, khinh rẻ nó.
Đọc bộ ba tiểu thuyết của Dương Thu Hương, người đọc có những cảm tưởng vừa thân quen, vừa bỡ ngỡ; bỡ ngỡ hay ngạc nhiên, bởi vì cấu trúc tác phẩm như chệch cấu trúc của nhiều tiểu thuyết trước đây, thân quen bởi vì người đọc đang sống trong cái môi trường đầy ắp những cảnh đời sôi động mà nhà văn tái hiện. Cảm tưởng thân quen và bỡ ngỡ tạo nên một dòng sông chảy đầy hứng thú giữa tác phẩm và người đọc, dòng sông mỹ cảm làm đẹp tâm hồn người đọc. Nghệ thuật tiểu thuyết Dương Thu Hương là nghệ thuật nhiều tiếng nói như chính cuộc sống, tiếng nói chủ yếu là tiếng cười, cái cười dân gian, cái cười hội hè, đình đám, ồn ào phá phách. Cái cười này được tạo nên bởi mâu thuẫn giữa cái nghiêm trang và cái thô kệch, cái quan phương đạo mạo và cái tục tĩu, phong cách cao và phong cách thấp; nó tạo nên một xã hội đảo nghịch, một phản lịch sử (lịch sử hiểu theo nghĩa lịch sử phổ biến, chính thống) bởi vì tiểu thuyết của Dương Thu Hương là phản tiểu thuyết (hiểu theo nghĩa: tiểu thuyết chống lại tiểu thuyết “truyền thống” có những cấu trúc khác). Cái cười nhại, nhại cái đạo đức, cái trịnh trọng, cho người đọc thấy một thế giới bị bao nhiêu thông tin hàng ngày che giấu. Bằng nhiều bút pháp Dương Thu Hương phát hiện cái ẩn giấu: tả cảnh ao bèo tù hãm, nhớt nhát, rãnh nước khai nồng nặc, vịnh Hạ Long im lìm ngưng đọng, u uất với những con mắt chột độc địa, kể chuyện tâm tình với Vĩ Thanh nhiều chất thơ, với những thiên đường thủa nhỏ, hồn nhiên tươi thắm. Văn chính luận dằn dữ của nhân vật đối với dáng dấp đầy quyền lực và đầy mặc cảm, thi bao nhiêu không đỗ tiểu học, một kẻ khác ba năm không thuộc một bài phú, độc đoán, bạo ngược, một người đàn bà đỗ lớp bảy rao giảng triết học. Dương Thu Hương muốn thức tỉnh người đọc bằng những thông điệp, những thông điệp “cần cho đám đông và có tính cấp bách cho toàn xã hội” những thông điệp giàu tính nghệ thuật. Theo Dương Thu Hương, nhà văn Việt Nam “Sống và viết vì nhân dân và Tổ Quốc mình, nhân dân Việt Nam anh hùng, rất đỗi anh hùng, nhưng quá đau khổ, oan khuất và lầm than” (Tham luận tại Đại hội IV Nhà văn Việt Nam).
Bộ ba tiểu thuyết kể trên là ba thông điệp liên tiếp gửi tới người đọc, không phải thông điệp bình thường, mà thông điệp nghệ thuật, tức là nó hàm chứa trong nó cái mỹ học của ngôn từ, cấu trúc, ký hiệu, biểu đạt tình cảm, tư tưởng và tạo một kênh cảm nhận đầy xúc động giữa nhà văn và người đọc, người gửi thông điệp và người tiếp nhận. Bên dưới diễn biến những cốt truyện, những số phận con người, những chân dung, những cảnh tả (cấu trúc nổi) là những làn sóng ngầm của cảm xúc và tư duy là những lớp nghĩa chìm, có thể thấy ở đấy cấu trúc xã hội hiện nay, những mâu thuẫn và những đối lập, sự vận động hối hả của lịch sử hiện nay.
Nhà văn thường muốn đối thoại với người đọc trước hết bằng tác phẩm nghệ thuật của mình. Bên trên là tiếng nói của một người đọc Dương Thu Hương.
Đ.Đ.H
(TCSH42/04&05-1990)
THÁI DOÃN HIỂUPhàm trần chưa rõ vàng thauChân tâm chẳng biết ở đâu mà tìm. VẠN HẠNH Thiền sư
HỒ THẾ HÀ Thi ca là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Nó là điển hình của cảm xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức - “hình thức mang tính quan niệm” cũng rất đặc biệt. Sự “quái đản” trong sử dụng ngôn từ; sự chuyển nghĩa, tạo sinh nghĩa trong việc sử dụng các biện pháp tu từ; sự trừu tượng hoá, khái quát hoá các trạng thái tình cảm, hiện thực và khát vọng sống của con người; sự hữu hình hoá hoặc vô hình hoá các cảm xúc, đối tượng; sự âm thanh hoá theo quy luật của khoa phát âm thực nghiệm học (phonétique expérimentale)...đã làm cho thi ca có sức quyến rũ bội phần (multiple) so với các thể loại nghệ thuật ngôn từ khác.
LÊ XUÂN LÍTHỏi: Mã Giám Sinh sau khi mua được Kiều, Mã phải đưa Kiều đi ròng rã một tháng tròn mới đến Lâm Tri, nơi Tú Bà đang chờ đợi. Trên đường, Mã đâm thèm muốn chuyện “nước trước bẻ hoa”. Hắn nghĩ ra đủ mưu mẹo, lí lẽ và hắn đâm liều, Nguyễn Du viết: Đào tiên đã bén tay phàm Thì vin cành quít, cho cam sự đờiĐào tiên ở đây là quả cây đào. Sao câu dưới lại vin cành quít? Nguyễn Du có lẩm cẩm không?
CHU ĐÌNH KIÊN1. Có những tác phẩm người đọc phải thực sự “vật lộn” trên từng trang giấy, mới có thể hiểu được nhà văn muốn nói điều gì. Đó là hiện tượng “Những kẻ thiện tâm” (Les Bienveillantes) của Jonathan Littell. Một “cas” được xem là quá khó đọc. Tác phẩm đã đạt hai giải thưởng danh giá của nước Pháp là: giải Goncourt và giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp.
PHONG LÊSinh năm 1893, Ngô Tất Tố rõ ràng là bậc tiền bối của số rất lớn, nếu không nói là tất cả những người làm nên diện mạo hiện đại của văn học Việt Nam thời 1932-1945. Tất cả - gồm những gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, Tự Lực văn đoàn và trào lưu hiện thực đều ra đời sau ông từ 10 đến 20 năm, thậm chí ngót 30 năm.
HẢI TRUNGHiện tượng ngôn ngữ lai tạp hay gọi nôm na là tiếng bồi, tiếng lơ lớ (Pidgins và Creoles) được ngành ngôn ngữ học đề cập đến với những đặc trưng gắn liền với xã hội. Nguồn gốc ra đời của loại hình ngôn ngữ này có nhiều nét khác biệt so với ngôn ngữ nói chung. Đây không chỉ là một hiện tượng cá thể của một cộng đồng ngôn ngữ nào, mà nó có thể phát sinh gắn liền với những diễn biến, những thay đổi, sự phát triển của lịch sử, xã hội của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác nhau.
BÙI NGỌC TẤN... Đã bao nhiêu cuộc hội thảo, bao nhiêu cuộc tổng kết, bao nhiêu cuộc thi cùng với bao nhiêu giải thưởng, văn chương của chúng ta, đặc biệt là tiểu thuyết vẫn chẳng tiến lên. Rất nhiều tiền của bỏ ra, rất nhiều trí tuệ công sức đã được đầu tư để rồi không đạt được điều mong muốn. Không có được những sáng tác hay, những tác phẩm chịu được thử thách của thời gian. Sự thất thu này đều đã được tiêu liệu.
NGUYỄN HUỆ CHICao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng.
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã nhiều sử liệu viết về cuộc xử án vua Duy Tân và các lãnh tụ khởi xướng cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 5-1916, mà trong đó hai chí sĩ Thái Phiên - Trần Cao Vân là hai vị đứng đầu. Tất cả các sử liệu đều cho rằng, việc hành hình đối với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu diễn ra vào sáng ngày 17-5-1916. Ngay cả trong họ tộc hai nhà chí sĩ, việc ghi nhớ để cúng kỵ, hoặc tổ chức kỷ niệm cũng được tính theo ngày như thế.
PHONG LÊBây giờ, sau 60 năm - với bao là biến động, phát triển theo gia tốc lớn của lịch sử trong thế kỷ XX - từ một nước còn bị nô lệ, rên xiết dưới hai tầng xiềng xích Pháp-Nhật đã vùng dậy làm một cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, rồi tiến hành hai cuộc kháng chiến trong suốt 30 năm, đi tới thống nhất và phát triển đất nước theo định hướng mới của chủ nghĩa xã hội, và đang triển khai một cuộc hội nhập lớn với nhân loại; - bây giờ, sau bao biến thiên ấy mà nhìn lại Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943(1), quả không khó khăn, thậm chí là dễ thấy những mặt bất cập của Đề cương... trong nhìn nhận và đánh giá lịch sử dân tộc và văn hoá dân tộc, từ quá khứ đến hiện tại (ở thời điểm 1943); và nhìn rộng ra thế giới, trong cục diện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại; và gắn với nó, văn hoá, văn chương - học thuật cũng đang chuyển sang giai đoạn Hiện đại và Hậu hiện đại...
TƯƠNG LAITrung thực là phẩm chất hàng đầu của một người dám tự nhận mình là nhà khoa học. Mà thật ra, đâu chỉ nhà khoa học mới cần đến phẩm chất ấy, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà văn hoá... và bất cứ là "nhà" gì đi chăng nữa, trước hết phải là một con người biết tự trọng để không làm những việc khuất tất, không nói dối để cho mình phải hổ thẹn với chính mình. Đấy là trường hợp được vận dụng cho những người chưa bị đứt "dây thần kinh xấu hổ", chứ khi đã đứt mất cái đó rồi, thì sự cắn rứt lương tâm cũng không còn, lấy đâu ra sự tự phản tỉnh để mà còn biết xấu hổ. Mà trò đời, "đã trót thì phải trét", đã nói dối thì rồi cứ phải nói dối quanh, vì "dại rồi còn biết khôn làm sao đây".
MÃ GIANG LÂNVăn học tồn tại được nhiều khi phụ thuộc vào độc giả. Độc giả tiếp nhận tác phẩm như thế nào? Tiếp nhận và truyền đạt cho người khác. Có khi tiếp nhận rồi nhưng lại rất khó truyền đạt. Trường hợp này thường diễn ra với tác phẩm thơ. Thực ra tiếp nhận là một quá trình. Mỗi lần đọc là một lần tiếp nhận, phát hiện.
HÀ VĂN LƯỠNGTrong dòng chảy của văn học Nga thế kỷ XX, bộ phận văn học Nga ở hải ngoại chiếm một vị trí nhất định, tạo nên sự thống nhất, đa dạng của thế kỷ văn học này (bao gồm các mảng: văn học đầu thế kỷ, văn học thời kỳ Xô Viết, văn học Nga ở hải ngoại và văn học Nga hậu Xô Viết). Nhưng việc nhận chân những giá trị của mảng văn học này với tư cách là một bộ phận của văn học Nga thế kỷ XX thì dường như diễn ra quá chậm (mãi đến những thập niên 70, 80 trở đi của thế kỷ XX) và phức tạp, thậm chí có ý kiến đối lập nhau.
TRẦN THANH MẠILTS: Nhà văn Trần Thanh Mại (1908-1965) là người con xứ Huế. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở đây và một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thanh Mại toàn tập (ba tập) cũng đã được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2004.Vừa rồi, nhà văn Hồng Diệu, trong dịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Trần Thanh Mại, đã tìm thấy trang di cảo lưu tại gia đình. Bài nghiên cứu dưới đây, do chính nhà văn Trần Thanh Mại viết tay, có nhiều chỗ cắt dán, thêm bớt, hoặc mờ. Nhà văn Hồng Diệu đã khôi phục lại bài viết, và gửi cho Sông Hương. Chúng tôi xin cám ơn nhà văn Hồng Diệu và trân trọng giới thiệu bài này cùng bạn đọc.S.H
TRẦN HUYỀN SÂMLý luận văn học và phê bình văn học là những khái niệm đã được xác định. Đó là hai thuật ngữ chỉ hai phân môn trong Khoa nghiên cứu văn học. Mỗi khi khái niệm đã được xác định, tức là chúng đã có đặc trưng riêng, phạm trù riêng. Và vì thế, mục đích và ý nghĩa của nó cũng rất riêng.
TRẦN THÁI HỌCCó lẽ chưa bao giờ các vấn đề cơ bản của lý luận văn nghệ lại được đưa lên diễn đàn một cách công khai và dân chủ như khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Vấn đề tuyên truyền trong nghệ thuật tuy chưa nêu thành một mục riêng để thảo luận, nhưng ở nhiều bài viết và hội nghị, chúng ta thấy vẫn thường được nhắc tới.
NGUYỄN TRỌNG TẠO...Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”...
BẢO CHI (lược thuật)Từ chiều 13 đến chiều 15-8-2003, Hội nghị Lý luận – Phê bình văn học (LL-PBVH) toàn quốc do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại khu nghỉ mát Tam Đảo có độ cao 1.000 mét và nhiệt độ lý tưởng 23oc. Đây là hội nghị nhìn lại công tác LL-PBVH 28 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất và sau 54 năm Hội nghị tranh luận Văn nghệ tại Việt Bắc (1949). Gần 200 nhà LL-PB, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và khách mời họp mặt ở đây đã làm nóng lên chút đỉnh không khí ôn hoà của xứ lạnh triền miên...
ĐỖ LAI THÚY Văn là người (Buffon)Cuốn sách thứ hai của phê bình văn học Việt Nam, sau Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, thuộc về Trần Thanh Mại (1911 - 1965): Trông dòng sông Vị (1936). Và, mặc dù đứng thứ hai, nhưng cuốn sách lại mở đầu cho một phương pháp phê bình văn học mới: phê bình tiểu sử học.
ĐẶNG TIẾNThuật ngữ Thi Học dùng ở đây để biểu đạt những kiến thức, suy nghĩ về Thơ, qua nhiều dạng thức và trong quá trình của nó. Chữ Pháp là Poétique, hiểu theo nghĩa hẹp và cổ điển, áp dụng chủ yếu vào văn vần. Dùng theo nghĩa rộng và hiện đại, theo quan điểm của Valéry, được Jakobson phát triển về sau, từ Poétique được dịch là Thi Pháp, chỉ chức năng thẩm mỹ của ngôn từ, và nới rộng ra những hệ thống ký hiệu khác, là lý thuyết về tính nghệ thuật nói chung. Thi Học, giới hạn trong phạm vi thi ca, là một bộ phận nhỏ của Thi Pháp.