Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.
Thú ngủ đò trở thành một nét văn hóa của người dân đất kinh kỳ
Không ai biết thú ngủ đò ở Huế có từ bao giờ. Có người lý giải, đây là nét văn hóa sinh ra từ thói quen dân dã của các cư dân sông nước, sinh sống trên những con sông của Huế. Hàng ngày họ vất vả mưu sinh cùng con nước, đến đêm lại thả hồn nằm ngủ trên những con đò, thảnh thơi với mây trời.
Cũng có người cho rằng, thú ngủ đò được giới nho sĩ khai sinh. Bởi, Huế xưa là đất kinh đô, là nơi gặp gỡ của bao mặc khách tao nhân trên mọi miền đất nước đổ về. Đó là những sĩ tử ngoài Bắc hay những vị công tử từ miền Nam, khăn gói về kinh mong muốn đổi đời bằng con đường hoan lộ qua nghiệp đèn sách. Đó là những quan lại tứ phương sống xa gia đình, về kinh tại chức. Đó cũng có thể là những cậu ấm, những bậc vương giả đất thần kinh mang tâm hồn lãng tử, thích phá bĩnh nhưng lại bức bối trong luân lý Nho gia... Tất cả họ tìm về thú ngủ đò như để tìm chút tự do, phóng khoáng cho thỏa nguyện chí tang bồng.
Nghe nói, ngày xưa, nhà thơ Lưu Trọng Lư, thời trai trẻ vào kinh đèn sách, bỗng gặp rồi mê mẩn tiếng đàn nguyệt của người con gái Huế, thế là hai người rủ nhau xuống đò tâm sự thơ ca, đàn hát suốt mấy tháng trời.
Còn nhạc sĩ Văn Cao thì "ngủ đò" để đàn ca trong "một đêm đàn lạnh trên sông Huế":
Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi...
Chính những đêm trên đò sông Hương ấy đã cho Văn Cao cảm hứng để viết nên những bản nhạc Sông Hương, Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi...
Đò để ngủ ở Huế rất đặc biệt. Chúng được người Huế thiết kế tinh tế, tạo cho khách ngủ đò một thế giới riêng tư và kín đáo. Đò có ba phần: phía trước là mũi đò với khoảng không gian thoáng và rộng, là nơi để du khách hóng mát và ngắm trăng. Ở giữa có mui vòm đan bằng tre với sàn làm bằng gỗ bào nhẵn, có trải chiếu với đôi gối thêu, là chỗ dành cho khách và kỹ nữ. Sau cùng là nơi của người lái đò.
Trước đây, khách xuống ngủ đò là để nghe đàn ca hát xướng, để ngâm thơ, đàm đạo cùng bạn tri âm, tri kỷ. Đôi khi lại thao thức cùng người kỹ nữ xứ Huế, nói chuyện thâu đêm đến sáng...
Ngày nay, thú ngủ đò đã biến tấu thành việc đi thuyền đêm dọc dòng sông Hương
Ngày nay, thú ngủ đò đã biến tấu khác đi nhiều. Cũng có một ít người bây giờ vẫn thường thuê hẳn một con đò, rủ thêm đôi ba người bạn tri kỷ chèo thuyền lên gần điện Hòn Chén rồi buông mái để thuyền trôi lặng lẽ về xuôi, thưởng thức cái cảm giác bồng bềnh trên sông nước với những con sóng vỗ lao xao vào mạn thuyền và tiếng mái chèo rẽ nước róc rách. Nhưng số này giờ rất ít. Giờ những con đò đã thành những con thuyền du lịch đầu rồng. Khách không còn ngủ qua đêm cùng kỹ nữ như ngày xưa nữa. Họ xuống thuyền chỉ để nghe những cô ca nương ca giọng mái nhì, để thả đèn hoa đăng, để ngắm thành phố Huế dọc hai bên bờ sông, để thưởng thức cái thú ngồi tiệc tùng trên con thuyền di động...
Có thông tin, hiện nay ở Huế có một doanh nghiệp đang mở dịch vụ "ngủ đò trên sông Hương". Dịch vụ này theo tour khép kín kéo dài 2 ngày 1 đêm, với điểm xuất phát từ chùa Thiên Mụ rồi xuôi dòng sông Hương về phía hạ lưu. Du khách sẽ được tham quan các nghề truyền thống dọc hai bên bờ sông như: tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên... Thăm phố cổ Bao Vinh, cảng xưa Thanh Hà, đồng thời khám phá cuộc sống cư dân trên sông nước... Và khi đêm xuống, thuyền sẽ ngược sông Hương, neo đậu ở Nguyệt Biều, du khách sẽ ngủ lại trên thuyền được bố trí bốn giường đôi dành cho 8 khách.
Do trước đây, "ngại tai tiếng" mà thú ngủ đò vắng bóng một thời gian. Thiết nghĩ, nếu được khai thác một cách lành mạnh thì chắc chắn đây sẽ là một nét văn hóa độc đáo chỉ có ở mảnh đất cố đô.
Theo nguoiduatin.vn
Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.
Khi tác giả Lai rai món Huế đến nhà với tập bản thảo trong tay, thấy tôi đang bưng bê rổ gừng xắt lát, anh nói ngay: “Làm mứt chị nhớ đừng dùng nước máy ngâm gừng, luộc gừng, mà phải dùng nước sông, nước mưa, nước giếng, gừng mới sáng đẹp”!?
Tối ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT - Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Huế đã tổ chức Liên hoan âm nhạc các thành phố kết nghĩa bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chi Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bắc Ninh.
SHO - Hưởng ứng tuần lễ trưng bày tôn tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông tại Huế, vào chiều 19/3, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Hướng Thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành.
SHO - Chiều ngày 18/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Văn phòng đại diện NXB Văn học Đà Nẵng - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức chương trình Đêm đàn bà, giới thiệu 2 cuốn sách của của nhà thơ Đinh Hoàng Anh, tại Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay.
SHO - Chiều 16/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tổng kết bế mạc đợt thâm nhập thực tế sáng tác về đề tài Biển đảo quê hương năm 2013 tại trụ sở 26 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ít ai biết rằng, cầu Trường Tiền - biểu trưng của thành phố Huế thơ mộng lại liên quan tới một võ tướng xứ Nghệ. Và cái tên Trường Tiền cũng xuất phát từ một xưởng đúc tiền nổi tiếng một vùng của võ tướng này.
Chiều ngày 13/3/2003, tại trường Đại học Sư phạm Huế, Nhà Xuất bản Văn học - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng kết hợp với Chi hội Khoa học lịch sử - Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức ra mắt, giới thiệu hai cuốn sách mới xuất bản là “Đặng Huy Trứ - Nhà tri thức chân chính của dân tộc và thời đại” và “Đặng Văn Hòa vị dân chí kế”.
SHO - Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Huế.
SHO - Chiều ngày 7/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Hội Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm tranh các nữ họa sỹ Thừa Thiên Huế lần thứ XVII.
SHO - Gợi - Đó là tên phòng tranh của nhóm các họa sỹ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Cà phê Tranh DAMA.TRY gallery phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 02/3 tại số 42 Hải Triều, Huế.
Chiều ngày 27/02/2013, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15 A Lê Lợi - Huế, Ban điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu một sử liệu quan trọng liên quan đến đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” - do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày.
Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “Mùa xuân, tuổi trẻ và tổ quốc”.
Trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, vào tối ngày 23/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Sở văn hóa thể thao & du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay đã phối hợp tổ chức Đêm thơ Mùa xuân – Tuổi trẻ & Tổ quốc.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (13 tháng giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế, Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, Trường Đại học sư phạm Huế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ giao lưu sinh viên - học sinh Huế.
Viếng mộ thi nhân là một hoạt động thường niên vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của văn nghệ sĩ Cố đô Huế, nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho nền thơ ca của tỉnh nhà và đất nước.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (12 tháng giêng năm Quý Tỵ), Phòng Văn hóa & Thông tin, Đoàn TNCS HCM thị xã Hương Trà phối hợp với Câu lạc bộ thơ Sông Bồ đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Mùa xuân – Tuổi trẻ và Tổ quốc”.
Chào mừng Xuân mới 2013 và Tết Quý Tỵ, triển lãm “Tháng Giêng” đã được khai mạc vào chiều 5/2, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương.
Sáng 05/02, nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của nhà thơ, liệt sỹ Ngô Kha, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Thành đoàn Huế cùng bạn bè thân hữu và gia đình của Ngô Kha đã tổ chức buổi ra mắt tập sách Ngô Kha - hành trình thơ, hành trình dấn thân & ngôi nhà vĩnh cửu tại hội trường của Thành đoàn Huế.