Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.
Thú ngủ đò trở thành một nét văn hóa của người dân đất kinh kỳ
Không ai biết thú ngủ đò ở Huế có từ bao giờ. Có người lý giải, đây là nét văn hóa sinh ra từ thói quen dân dã của các cư dân sông nước, sinh sống trên những con sông của Huế. Hàng ngày họ vất vả mưu sinh cùng con nước, đến đêm lại thả hồn nằm ngủ trên những con đò, thảnh thơi với mây trời.
Cũng có người cho rằng, thú ngủ đò được giới nho sĩ khai sinh. Bởi, Huế xưa là đất kinh đô, là nơi gặp gỡ của bao mặc khách tao nhân trên mọi miền đất nước đổ về. Đó là những sĩ tử ngoài Bắc hay những vị công tử từ miền Nam, khăn gói về kinh mong muốn đổi đời bằng con đường hoan lộ qua nghiệp đèn sách. Đó là những quan lại tứ phương sống xa gia đình, về kinh tại chức. Đó cũng có thể là những cậu ấm, những bậc vương giả đất thần kinh mang tâm hồn lãng tử, thích phá bĩnh nhưng lại bức bối trong luân lý Nho gia... Tất cả họ tìm về thú ngủ đò như để tìm chút tự do, phóng khoáng cho thỏa nguyện chí tang bồng.
Nghe nói, ngày xưa, nhà thơ Lưu Trọng Lư, thời trai trẻ vào kinh đèn sách, bỗng gặp rồi mê mẩn tiếng đàn nguyệt của người con gái Huế, thế là hai người rủ nhau xuống đò tâm sự thơ ca, đàn hát suốt mấy tháng trời.
Còn nhạc sĩ Văn Cao thì "ngủ đò" để đàn ca trong "một đêm đàn lạnh trên sông Huế":
Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi...
Chính những đêm trên đò sông Hương ấy đã cho Văn Cao cảm hứng để viết nên những bản nhạc Sông Hương, Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi...
Đò để ngủ ở Huế rất đặc biệt. Chúng được người Huế thiết kế tinh tế, tạo cho khách ngủ đò một thế giới riêng tư và kín đáo. Đò có ba phần: phía trước là mũi đò với khoảng không gian thoáng và rộng, là nơi để du khách hóng mát và ngắm trăng. Ở giữa có mui vòm đan bằng tre với sàn làm bằng gỗ bào nhẵn, có trải chiếu với đôi gối thêu, là chỗ dành cho khách và kỹ nữ. Sau cùng là nơi của người lái đò.
Trước đây, khách xuống ngủ đò là để nghe đàn ca hát xướng, để ngâm thơ, đàm đạo cùng bạn tri âm, tri kỷ. Đôi khi lại thao thức cùng người kỹ nữ xứ Huế, nói chuyện thâu đêm đến sáng...
Ngày nay, thú ngủ đò đã biến tấu thành việc đi thuyền đêm dọc dòng sông Hương
Ngày nay, thú ngủ đò đã biến tấu khác đi nhiều. Cũng có một ít người bây giờ vẫn thường thuê hẳn một con đò, rủ thêm đôi ba người bạn tri kỷ chèo thuyền lên gần điện Hòn Chén rồi buông mái để thuyền trôi lặng lẽ về xuôi, thưởng thức cái cảm giác bồng bềnh trên sông nước với những con sóng vỗ lao xao vào mạn thuyền và tiếng mái chèo rẽ nước róc rách. Nhưng số này giờ rất ít. Giờ những con đò đã thành những con thuyền du lịch đầu rồng. Khách không còn ngủ qua đêm cùng kỹ nữ như ngày xưa nữa. Họ xuống thuyền chỉ để nghe những cô ca nương ca giọng mái nhì, để thả đèn hoa đăng, để ngắm thành phố Huế dọc hai bên bờ sông, để thưởng thức cái thú ngồi tiệc tùng trên con thuyền di động...
Có thông tin, hiện nay ở Huế có một doanh nghiệp đang mở dịch vụ "ngủ đò trên sông Hương". Dịch vụ này theo tour khép kín kéo dài 2 ngày 1 đêm, với điểm xuất phát từ chùa Thiên Mụ rồi xuôi dòng sông Hương về phía hạ lưu. Du khách sẽ được tham quan các nghề truyền thống dọc hai bên bờ sông như: tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên... Thăm phố cổ Bao Vinh, cảng xưa Thanh Hà, đồng thời khám phá cuộc sống cư dân trên sông nước... Và khi đêm xuống, thuyền sẽ ngược sông Hương, neo đậu ở Nguyệt Biều, du khách sẽ ngủ lại trên thuyền được bố trí bốn giường đôi dành cho 8 khách.
Do trước đây, "ngại tai tiếng" mà thú ngủ đò vắng bóng một thời gian. Thiết nghĩ, nếu được khai thác một cách lành mạnh thì chắc chắn đây sẽ là một nét văn hóa độc đáo chỉ có ở mảnh đất cố đô.
Theo nguoiduatin.vn
Sáng 8/4, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND xã Phong Bình – Phong Điền đã tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Phong Bình – miền quê yêu dấu”.
Chiều ngày 7.4, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức vinh danh “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế” giai đoạn 2020-2022; Lễ trao tặng, truy tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.
Chiều ngày 01/04, tại Nhà Kèn Huế (Công viên 3-2), Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh TT Huế và Dàn nhạc kèn Huế tổ chức chương trình ca nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn” nhân kỉ niệm 22 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/04/2001- 01/04/2023).
Sáng 27/3, vườn Thiệu Phương – Đại Nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức triển lãm thơ thiền Việt Nam qua thư pháp chữ Hán. Tham dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.
Chiều 25/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị để tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Dự buổi làm việc còn có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; các UVTV Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Tối 26/3, UBND TP. Huế tổ chức lễ khai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng, đường Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; lãnh đạo tỉnh, TP. Huế và các sở, ban ngành cùng với người dân và du khách.
Sáng 25/3 tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán đã diễn ra buổi khai mạc “ Tuần lễ thơ thiền Việt Nam năm 2023”. Sự kiện do Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và nhóm nghiên cứu văn hoá Tâm Việt phối hợp tổ chức.
Sáng 25/3, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022 - 2025. Đến dự Đại hội có ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.
Ngày 25/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông báo về việc miễn phí tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế vào ngày 26/3.
Sáng 25/3, Sở VH&TT, Bảo tàng Lịch sử tổ chức Lễ khởi công công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên – Thành phố Huế.
Sáng 25/3/2023, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ II – năm 2023.
Chiều 24/3, tại phòng triển lãm Trường đại học Nghệ thuật Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm mỹ thuật trẻ lần thứ VI.
Sáng ngày ngày 23/3, Tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “ Đồng vọng” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Chiều 22/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Vườn Trúc Chỉ và Công ty Sách Thiện Tri Thức tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm Bùi Giáng – Một đời thơ của Dịch giả, nhà văn Bửu Ý.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa công bố thể lệ Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.
Sáng ngày 19/3, tại Trung tâm Văn hóa -Thể thao phường Hương Vinh, thành phố Huế, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh năm 2023 với chủ đề “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”. Dự lễ phát động có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và thành phố Huế.
Chiều 18/3, tại không gian Flamink Artspace (50 Nguyễn Chí Diểu, TP Huế), đã diễn ra triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 13, đánh dấu 40 năm hoạt động mỹ thuật của họa sĩ.
Sáng 18/3, tại phòng triển lãm Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Khoa Sư phạm Mỹ thuật tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật “ Nét Huế 2”.