Độc đáo nghề xưa: Làm bài tới trên đất cố đô

08:48 09/06/2016

Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

Bà Ngô Thị Bê đang cắt xén từng quân bài tới

Tuy nhiên, đến lúc này chỉ còn gia đình bà Ngô Thị Bê (còn gọi là Ngô Thị Tuyết, 64 tuổi, xã Hương Vinh, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) làm bài tới và làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
Bộ bài tới ở Huế có 30 cặp quân bài và chia làm 3 pho gồm văn, vạn, sách và 3 cặp yêu. Pho văn gồm các quân bài: gối, trường hai, trường ba, voi, rún, sáu tiền, liễu, tám tiền, xe. Pho vạn có các quân bài: học trò, tám cẳng, ba đấu, xơ, quăn, nhọn, bông, thầy. Pho sách có các quân bài: nọc đượng, nghèo, gà, gióng, dày, sáu hột, sưa, tám giây, đỏ mỏ. Ba cặp yêu gồm: ông ầm, thái tử, bạch tuyết. Đặc biệt, bộ bài tới không chỉ dùng để đánh bài tới mà còn dùng để chơi các loại bài khác như bài ghế, bài thai, bài nọc, bài phu, bài đôi và phổ biến nhất là bài chòi (người chơi thường ngồi trong một chiếc chòi).
Ngày xưa, nơi tập trung làm bài tới ở Thừa Thiên-Huế là thôn Địa Linh, vùng đất có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng. Địa phương này có nhiều gia đình làm bài tới, phân phối đi khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn gia đình bà Bê bám trụ với nghề này.
Làm những quân bài tới nhỏ nhắn theo cách bà Bê đang làm khá tốn công. Bài được in trên 2 khuôn. Mỗi khuôn in 15 con bài. Hai khuôn mới đủ cho 1 bộ bài 60 con. Khuôn được khắc đẽo trên gỗ cây thị để đủ độ dẻo. Mực in được chế từ muội than khói đèn. In xong, một số quân như ầm và mỏ được đóng thêm dấu đỏ. Bài được in từ giấy dó nên phải thêm công đoạn dán nhiều lớp để bài cứng, sau đó dán thêm một lớp giấy ở lưng bài cho đẹp và đem hong gió cho khô rồi mới cắt xén cho ra bộ. “Bài được in bằng mộc bản nên phải rất tỉ mẩn để mực khỏi lem. Cắt xén bài phải thẳng thớm từng con một. Trước khi đi ngủ, lúc nào cũng phải thắp 4 cây đèn dầu để ngày mai lấy muội than trên bóng đèn làm mực in. Dịp tết, cả nhà phải thức đêm để làm cho kịp hàng. Vì rất tốn công nên mỗi ngày cả gia đình tập trung làm cũng chỉ được vài chục bộ bài”, bà Bê kể.
Hiện nay, bài tới vẫn được làm với những khâu như vậy. Tuy nhiên, giấy dùng làm bài được đổi thành giấy roky để bài cứng hơn. Khâu in đã được cải tiến bằng cách in lụa để mực in không bị lem ra tay khi chơi bài. “Dù đã có một số thay đổi trong khâu in nhưng các khâu còn lại vẫn làm thủ công. Bài vẫn được làm từng bộ một, cắt xén từng con một nên khá tốn công, vì thế chỉ lấy công làm lãi” - bà Bê cho biết.
Độc đáo nghề xưa: Làm bài tới trên đất cố đô 1
Bộ bài tới gồm 30 cặp quân bài
Bản mộc in bài trăm tuổi
Về thôn Địa Linh, hỏi bà Bê làm bài tới thì ai cũng biết. Bởi bà Bê là người cuối cùng còn gắn bó với nghề làm bài tới nơi đây. Ngày xưa, gia đình bà Bê cũng nổi tiếng với nghề này. Đa số anh em họ hàng đều làm bài tới để bán. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, tất cả đã bỏ nghề. Bà Bê cho biết: “Gia đình tui làm bài tới từ đời ông nội. Con cháu trong nhà đều phụ gia đình nên ai cũng biết làm. Đến khi lấy chồng, tui cũng theo nghề này. Ngày trước, làng này sống với nghề nhiều nhưng giờ chẳng còn ai. Tui đã làm nghề này gần 50 năm nay, tuy chỉ lấy công làm lãi nhưng lưu giữ được nghề của tổ tiên”.
Gia đình bà Bê là điểm cung cấp bài tới duy nhất của Thừa Thiên-Huế, bỏ sỉ cho các tiểu thương ở chợ Đông Ba phân phối trong tỉnh và các tỉnh lân cận, mỗi bộ có giá 3.000 đồng. Thời điểm trong năm thì làm lai rai. Đến những tháng cuối năm, thường là tháng 10 âm lịch trở đi, bà Bê làm nhiều hơn để cung cấp cho các bạn hàng bán dịp tết. Trong nhà bà Bê, những dải giấy sau khi được dán thêm một lớp giấy làm lưng bài được hong đầy nhà.
Anh Huỳnh Tấn Hưng, con trai bà Bê, cho biết: “Từ nhỏ tôi đã phụ mẹ làm nên cả nhà ai cũng biết làm. Nhưng theo nghề này cũng khó vì thu nhập không nhiều lại rất tốn công do làm bằng thủ công”.
Hiện nay, bà Bê vẫn lưu giữ bộ bản mộc dùng để in bài có tuổi đời hơn 100 năm do ông nội bà Bê để lại. Ngày ngày, bà vẫn miệt mài với những quân bài tới, từ cắt xén giấy đến dán hồ, đóng bộ… “Tôi chỉ sợ vài bữa tôi không còn, con cái thì lo công ăn việc làm, không có ai làm nghề này thì không biết lấy bài mô để mọi người chơi thôi. Những ngày tết, mọi người lại chơi bài tới. Bài tới chơi vui vì ít tính ăn thua, chỉ đánh cho vui. Vui nhất là những câu hò như: Đi đâu ôm tráp đi hoài/Cử nhân không thấy tú tài cũng không... Mọi người lại ồ lên cười vang cả nhà”, bà Bê nói.
Theo Tuyết Khoa ( TNO)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế  phối hợp với  Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.

  • Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.

  • Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.

  • Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.

  • Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.

  • Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với  Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.

  • Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).

  • Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.

  • Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.

  • Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.

  • Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.

  • Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.

  • Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.

  • Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô-  Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu... 

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.