Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Thông thường lễ “cúng bổn mạng” từ ngày mùng 4 - 16 tháng Giêng. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là tối mồng 8 - 9, vì đó được coi là ngày “tiên sư giáng hạ”. Tại một số địa phương, phong tục “cúng bổn mạng” còn được tiến hành suốt tháng Giêng.
Lễ “bổn mạng” cúng ở trang ông, trang bà và thờ tranh bổn mạng - một loại tranh do các nghệ nhân ở làng Sình (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) vẽ. Mục đích của lễ “cúng bổn mạng” là cầu cho thân mạng của người đàn ông hoặc đàn bà được vẹn toàn, thoát khỏi những “tai ương” và rủi ro trong cuộc sống thường nhật, ước nguyện gặp điều tốt lành trong năm. Hay nói cách khác là cầu mong được bảo toàn tính mạng.
Lễ vật dâng cúng cũng thật đơn giản, chỉ có hoa quả tươi, bánh trái, cau trầu rượu, một đĩa xôi, và cặp bông tre. Gia đình nào theo đạo Phật nghĩa là đã "gửi thân mạng" của mình cho Quan Âm Bồ Tát thì lễ bổn mạng gồm xôi chè, hoa quả, bánh kẹo và cặp bông tre. Ngoài 60 tuổi thì không còn phải làm lễ "cúng bổn mạng" nữa.
Ngay từ tháng 11, tháng Chạp người ta đã chuẩn bị tre, chọn tre để làm hoa. Để làm hoa tre trước hết là chọn tre còn tươi, sau đó cưa tre thành từng đoạn dài khoảng 20 cm có hình tròn to bằng ngón tay cái, rồi dùng mác (rựa) thật bén để vót tre. Mác càng bén thì đường tre vót ra càng cong vút và sắc nét. Sau khi các cọng tre được vót ra đầy đặn thì dùng tay vo cho hoa tre được tròn trịa hơn, phía dưới vót nhọn để khi cúng cắm vào dĩa xôi gọn gàng.
Hoa tre được nhuộm màu đỏ, màu gạch, màu cánh sen, màu vàng đậm để người mua tùy sở thích mà chọn lựa. Thông thường người mua chọn màu đỏ nhiều hơn vì người ta quan niệm rằng đầu năm sẽ được gặp nhiều may mắn, cái gì cũng “đỏ” như bông hoa tre.
Ở nông thôn, người làm hoa tre chỉ cần vài chục ngàn đồng mua phẩm nhuộm vì nguyên liệu tre đã có sẵn trong vườn nhà. Ông Trần Đình Luyện (xã Thủy Dương, TX.Hương Thủy - Thừa Thiên Huế), sau 3 ngày miệt mài ngồi vót hoa tre cũng có thu nhập thêm vài trăm ngàn đồng, góp phần cải thiện bữa cơm gia đình. Còn bà Lê Thị Quỳnh ở xã Phú Dương (huyện Phú Vang,Thừa Thiên Huế) cho biết: Hằng năm, sau khi ăn Tết xong thì cả 3 mẹ con tui vót hoa tre suốt cả tuần, vót đến đâu khách quen đến lấy hết hàng chừng đó. Thu nhập trong mùa cúng bổn mạng cũng được cả triệu bạc. Giá bán sỉ hoa tre mỗi cặp là 2.000đ, còn giá bán lẻ dao động từ 3.000đ- 5.000đ/ cặp tùy theo từng phiên chợ, từng khách mua.
Hằng năm, từ ngày 4 - 16 tháng Giêng, hoa tre được bày bán khắp các chợ trong thành phố Huế. Từ chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Tây Lộc, Nam Giao... cho đến các chợ ở những vùng quê xa như chợ Mai, Sịa, Truồi, Thuận An, Vinh Thanh... đâu đâu cũng thấy có bán hoa tre.
Ở xứ Huế, mỗi loài hoa đều có nét đẹp riêng, có giá trị sử dụng trong từng lễ nghi riêng biệt. Nếu hoa giấy được thờ cúng ở trang ông, trang bà, bếp thờ táo quân, thì hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong "cúng bổn mạng" đầu năm. Âu cũng là nét phong tục đẹp, góp phần tô điểm cho mùa xuân - mùa của lễ hội càng thêm rực rỡ và thi vị hơn nhiều...
Theo Dân Việt
Chiều ngày 04/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mùa hè của lớp vẽ thiếu nhi YN”.
Tối 2/8, tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế diễn ra triển lãm mỹ thuật quốc tế với chủ đề “Sống cùng di sản”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng của Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Huế.
Sáng 01/8, tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã diễn Khai mạc Hội thảo “Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam” lần thứ 14. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 31/7, Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tiếp tục diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhiều quan khách, bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng đến thắp hương tưởng nhớ.
Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Sáng 27/7, tại khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và khai mạc triển lãm “Trọn nghĩa tri ân”.
Ngày 26/7, Ban tổ chức Festival Huế 2023 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 1 tỷ đồng cho các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2023.
Sáng ngày 25/7, tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 tại tuyến đường 71, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề “Huế - Vùng đất thân thiện”.
Sáng 22/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phong Hải miền nhớ" năm 2023.
Sáng ngày 22/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều ngày 21/7, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chiều ngày 21/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác về chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” năm 2023. Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Sáng 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối ngày 10/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khai mạc không gian triển lãm với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh - Hội tụ niềm tin, thắp sáng tương lai”.
Chiều 10/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Khai mạc Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật Ký họa”.
Sáng 07/7, tại Triệu Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nhằm tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.