Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Thông thường lễ “cúng bổn mạng” từ ngày mùng 4 - 16 tháng Giêng. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là tối mồng 8 - 9, vì đó được coi là ngày “tiên sư giáng hạ”. Tại một số địa phương, phong tục “cúng bổn mạng” còn được tiến hành suốt tháng Giêng.
Lễ “bổn mạng” cúng ở trang ông, trang bà và thờ tranh bổn mạng - một loại tranh do các nghệ nhân ở làng Sình (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) vẽ. Mục đích của lễ “cúng bổn mạng” là cầu cho thân mạng của người đàn ông hoặc đàn bà được vẹn toàn, thoát khỏi những “tai ương” và rủi ro trong cuộc sống thường nhật, ước nguyện gặp điều tốt lành trong năm. Hay nói cách khác là cầu mong được bảo toàn tính mạng.
Lễ vật dâng cúng cũng thật đơn giản, chỉ có hoa quả tươi, bánh trái, cau trầu rượu, một đĩa xôi, và cặp bông tre. Gia đình nào theo đạo Phật nghĩa là đã "gửi thân mạng" của mình cho Quan Âm Bồ Tát thì lễ bổn mạng gồm xôi chè, hoa quả, bánh kẹo và cặp bông tre. Ngoài 60 tuổi thì không còn phải làm lễ "cúng bổn mạng" nữa.
Ngay từ tháng 11, tháng Chạp người ta đã chuẩn bị tre, chọn tre để làm hoa. Để làm hoa tre trước hết là chọn tre còn tươi, sau đó cưa tre thành từng đoạn dài khoảng 20 cm có hình tròn to bằng ngón tay cái, rồi dùng mác (rựa) thật bén để vót tre. Mác càng bén thì đường tre vót ra càng cong vút và sắc nét. Sau khi các cọng tre được vót ra đầy đặn thì dùng tay vo cho hoa tre được tròn trịa hơn, phía dưới vót nhọn để khi cúng cắm vào dĩa xôi gọn gàng.
Hoa tre được nhuộm màu đỏ, màu gạch, màu cánh sen, màu vàng đậm để người mua tùy sở thích mà chọn lựa. Thông thường người mua chọn màu đỏ nhiều hơn vì người ta quan niệm rằng đầu năm sẽ được gặp nhiều may mắn, cái gì cũng “đỏ” như bông hoa tre.
Ở nông thôn, người làm hoa tre chỉ cần vài chục ngàn đồng mua phẩm nhuộm vì nguyên liệu tre đã có sẵn trong vườn nhà. Ông Trần Đình Luyện (xã Thủy Dương, TX.Hương Thủy - Thừa Thiên Huế), sau 3 ngày miệt mài ngồi vót hoa tre cũng có thu nhập thêm vài trăm ngàn đồng, góp phần cải thiện bữa cơm gia đình. Còn bà Lê Thị Quỳnh ở xã Phú Dương (huyện Phú Vang,Thừa Thiên Huế) cho biết: Hằng năm, sau khi ăn Tết xong thì cả 3 mẹ con tui vót hoa tre suốt cả tuần, vót đến đâu khách quen đến lấy hết hàng chừng đó. Thu nhập trong mùa cúng bổn mạng cũng được cả triệu bạc. Giá bán sỉ hoa tre mỗi cặp là 2.000đ, còn giá bán lẻ dao động từ 3.000đ- 5.000đ/ cặp tùy theo từng phiên chợ, từng khách mua.
Hằng năm, từ ngày 4 - 16 tháng Giêng, hoa tre được bày bán khắp các chợ trong thành phố Huế. Từ chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Tây Lộc, Nam Giao... cho đến các chợ ở những vùng quê xa như chợ Mai, Sịa, Truồi, Thuận An, Vinh Thanh... đâu đâu cũng thấy có bán hoa tre.
Ở xứ Huế, mỗi loài hoa đều có nét đẹp riêng, có giá trị sử dụng trong từng lễ nghi riêng biệt. Nếu hoa giấy được thờ cúng ở trang ông, trang bà, bếp thờ táo quân, thì hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong "cúng bổn mạng" đầu năm. Âu cũng là nét phong tục đẹp, góp phần tô điểm cho mùa xuân - mùa của lễ hội càng thêm rực rỡ và thi vị hơn nhiều...
Theo Dân Việt
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 00 ngày 31/12/2023 đến 00 giờ 30 ngày 01/01/2024 tại Ngã 6 đường Hùng Vương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Chiều 27-12, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Hoàn gia lý".
Chiều 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế, Ban tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đã thông tin đến các cơ quan báo chí một số nội dung về Hội thảo.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Trong những năm qua, trước những thực tế an ninh trật tự ngày càng phức tạp đang diễn diễn ra, Ban Chỉ huy Công an xã Thủy Phù chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời đơn vị đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền công an xã. Có thể nói, Công an xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng của mô hình công an xã chính quy, họ xứng đáng là những người hết lòng, tận tùy vì bình yên cuộc sống hôm nay.
Sáng ngày 27/12, Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Tôn vinh văn nghệ sĩ và Trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".
Chiều 21/12, tại Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Triển lãm ảnh Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN năm 2023.
Vừa qua, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Tối 16/12, tại Nhà Kèn Huế, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Tác phẩm mới 2023".
Tối ngày 15/12, tại Phủ Nội Vụ Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Tình Huế ngày đông". Đây là sự kiện khép lại Festival Huế mùa đông 2023.
Sáng ngày 15/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu Hán - Nôm năm 2023.
Sáng ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”.
Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Mùa lễ Giáng Sinh năm 2023 và năm mới 2024, sáng nay 14/12, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Tạp chí Sông Hương, Ban Sơ khảo đã có cuộc họp tổng kết vòng Sơ khảo cuộc thi “Thơ Huế 2023”.
Tối 12/12, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Huế by light - The live show”.
Sáng ngày 10/12/2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan tổ chức chào đón đoàn khách từ Du tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây.
Chiều tối ngày 11/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2023). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.