Độc đáo Bình An Đường - nơi khám bệnh cho thái giám và cung nữ triều Nguyễn

09:32 15/09/2014

Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

An Đường đẹp như một nhà vườn cổ kiểu Huế

Lần giở lịch sử nhà Nguyễn, Bình An Đường chỉ là một di tích có giá trị kiến trúc khiêm nhường, nếu so sánh với các cung điện, lăng tẩm nguy nga và đồ sộ… Tuy nhiên, nó vẫn có một giá trị nhất định đối với các nhà nghiên cứu y học cổ truyền thời Nguyễn. Sự độc đáo của Bình An Đường chính là một “bệnh viện cung đình” đặc biệt, chỉ dành riêng cho các thái giám, cung tần, mỹ nữ các triều vua nhà Nguyễn.
 
Dựa theo “Lịch triều hiến chương loại chí”, người đời nay biết được Bình An Đường được xây dựng vào năm 1823, theo ý chỉ của vua Minh Mạng. Vị vua này vốn có một số vợ, con rất đông vì vậy đòi hỏi phải có một số thái giám, cung nữ đông đảo không kém để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Để chữa trị cho hàng ngàn con người ấy mỗi khi ốm đau, bệnh tật…Minh Mạng đã cho xây riêng một khu an dưỡng, khám, điều trị bệnh, đặt dưới sự trông coi của Thái Y Viện.

Để tiện cho việc đi lại điều trị, an dưỡng những người phục dịch trong cung đình, nên Bình An Đường được xây dựng sát bên cửa hậu của hoàng thành Huế (hiện nay là đường Đặng Thái Thân, TP.Huế). Bình An Đường chia thành hai phần: nhà khám, bốc thuốc, châm cứu.. để chữa bệnh. Và nhà an dưỡng dành cho những bệnh nhân già, yếu không thể đi lại được. Phía Bắc của Bình An Đường có riêng một tòa Cung Giám Viện- nơi ngày xưa các thái giám ăn ở, chờ đợi được khám, chữa bệnh (theo phong tục vẫn phải tách rời các thái giám (á nam) với phụ nữ).

Do chức năng, trong khuôn viên Bình An Đường chỉ trồng các loài hoa và cây thuốc nam để tiện sử dụng cho việc chữa bệnh. Các thầy thuốc đến làm việc tại Bình An Đường do Thái Y Viện phân công. Đa phần họ đều là các thầy thuốc giỏi, đức độ. Tất cả thuốc men điều trị đều lấy trong kho thuốc hoàng cung, bệnh nhân không phải trả tiền.

Giờ đây, nằm trong danh sách những điểm du lịch kỳ thú của cố đô Huế, du khách có thể đến thăm Bình An Đường sau khi đã tu bổ như nguyên mẫu. Từ bên ngoài nhìn vào, Bình An Đường giống như một nhà vườn Huế nho nhỏ. Nằm ở một khu đất mặt tiền trên địa phận phường Thuận Thành- thành phố Huế (góc đường Đoàn Thị Điểm - Đặng Thái Thân). Hai ngôi nhà chính được kiến trúc theo kiểu cận hiện đại, đôi phần chịu ảnh hưởng từ kiến trúc nhà Pháp, nhưng vẫn trung thành với lối kiến trúc “phương đình” truyền thống. 

Tái hiện cảnh các ngự y làm việc tại Bình An Đường

Hệ thống mái nhà thấp, lợp bằng thứ ngói liệt bình dân. Rường cột, cửa lớn, cửa sổ…bằng gỗ, nay đã lên nước đen bóng. Đế, chân cột táng bằng những hộc đá Thanh rất vững chãi. Vào trong nhà lại thấy thoàng mát vì có nhiều cửa. Những cửa sổ vuông vức đều có chấn song gỗ, cánh cửa ghép bằng nhiều thanh gỗ bào mỏng xếp nằm nghiêng, cho thoáng khí (tiếng Huế gọi là cửa “lá sách”). Riêng hệ thống cửa lớn nhìn về hướng Đại nội là những tấm cửa “bàn khoa”, có thể tháo ráp dễ dàng, và thông thoáng. Ngoài ra, các bức tường đều xây bằng gạch rất dày, do đó mùa hè thoáng mát, mùa đông thì ấm áp.

Trên tường, bài trí với các bức tranh ảnh cung nữ, thái giám triều Nguyễn. Đáng chú ý là 6 bức tranh sơn mài miêu tả phương pháp y học cổ truyền, phỏng theo tư liệu trong sách “Kỹ thuật của người An Nam” (XB năm 1909). Trên tranh khắc những hàng chữ nôm bé li ti nêu cách chữa các bệnh cơ bản lưu truyền trong dân gian như: Đánh gió, đốt lá sơn, xông nước lá…và có cả một đạo bùa “trừ tà trị bệnh, trấn trạch bình an”. Tất cả mờ mờ ảo ảo, dưới ánh đèn lồng lung linh với giấy chụp đèn in chìm họa tiết trên cửu đỉnh Huế. 

Sau hàng chục năm bị lãng quên, bây giờ Bình An Đường là một di tích lịch sử thú vị được mở cửa hàng ngày. Đến đây, khách có thể uống trà, cà phê trong một không gian thơm lừng hương hoa và cây thuốc nam.
Theo Dân Việt
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.

     

  • Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…

  • Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế. 

  • Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
     

  •  (S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  •  Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.

  • Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).

  • (S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.

  • Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.

  • Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, TCVN địa phương đang đối mặt với không ít khó khăn. 

  • Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang

  • Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.

  • Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…

  • (SHO) -  Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.

  • (SHO) -  Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.

  • Chiều ngày 22/7,  tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh  “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.

  • Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông  sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.

  • Trong tháng 7 này sẽ  quảng bá Poster của Festival Huế 2014 rộng rãi trong thành phố Huế, tại ngã ba cầu Phú Xuân và đường Trần Hưng Đạo.

  • Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban quản lý Phát triển Khu đô thị mới (BQL) vừa được tổ chức vào sáng ngày 16/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nhưng đảm bảo quy hoạch và phát triển đô thị bền vững

  • Sự thay đổi của xã hội luôn sản sinh những khoảng cách và chính từ những khoảng cách đó tạo ra sự tương phản trong đời sống. Chúng ta nhận thấy điều đó rất rõ trong cách thể hiện của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam gần đây. Nhưng đối với một nghệ sĩ Hàn Quốc thì họ nhìn nhận thế nào về điều này. Liệu xã hội Hàn Quốc, một xã hội phồn thịnh như chúng ta từng thấy qua phim ảnh có sinh ra những khoảng cách, những nghịch lý, tương phản khi họ đi lên từ nền tảng xã hội khác biệt với chúng ta.