Đọc “Tìm trong trang viết” của Hồ Thế Hà

09:40 25/12/2009
LÊ THỊ HƯỜNGTìm trong trang viết là tập tiểu luận - phê bình thứ 3 của Hồ Thế Hà. Sau những ngày tháng miệt mài “Thức cùng trang văn” (viết chung với Lê Xuân Việt, được giải thưởng Cố đô 1993 - 1997), Hồ Thế Hà lại cần mẫn “tìm trong trang viết” như một trăn trở đầy trách nhiệm với nghề.

Nhà phê bình Hồ Thế Hà

Tập sách khá dày dặn (gần 300 trang), tròn trịa (30 bài viết), cân xứng (3 phần, mỗi phần 10 bài), chặt chẽ (mỗi phần hướng về một chủ điểm (1): thơ, văn xuôi và thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên). Tưởng cũng nên nhắc lại, Hồ Thế Hà là một nhà giáo, nhà thơ, người làm công tác phê bình nghiên cứu. Những tố chất riêng trong mỗi con người ấy đã tụ hội luôn nên một phong cách phê bình khá đa dạng. Phong cách ấy chính là sự quyện hòa thú vị giữa tính qui phạm mẫu mực, chất tài tử tung phá và tính logic của tư duy khoa học.

Hồ Thế Hà bước vào những thế giới nghệ thuật, những trang viết, trước hết với tư cách là một nhà thơ. Những bài thẩm định về thơ của Hồ Thế Hà bộc lộ rõ thế mạnh của anh. Trong một cuộc hội thảo văn học, nhà văn Nguyễn Quang Thiều ước mong các nhà phê bình phải “nghe được tiếng kêu của sự trở dạ trong sáng tạo của nhà thơ” (2). Phải chăng bằng sự đồng cảm, đồng điệu, qua mối tương giao giữa những tâm hồn thơ, Hồ Thế Hà đã nghe được “tiếng kêu trở dạ” ấy ở Xúc xắc mùa thu ru trong cỏ, Thơ Hồng Nhu và những thao thức đêm, Thơ tạo nghĩa của Nguyễn Khắc Thạch, Khoảng trời con gái (của Lâm Thị Mỹ Dạ) v.v… Không hiểu sao tôi cứ muốn trích ra những lời thẩm định về thơ của Hồ Thế Hà (hay là những lời độc thoại âm thầm của anh về chính thơ mình). Nhận định về thơ Hoàng Nhuận Cầm, Hồ Thế Hà viết: “Đó là thơ gan ruột, là sự khắc khoải, thao thức của nỗi buồn và khát vọng vĩnh hằng”. Anh gọi thơ Hồng Nhu là “thơ của những khao khát đêm, thi pháp đêm để hiểu phía ngày chói chang nắng ấm”. Đi vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khắc Thạch, anh viết: “Tôi gọi đó là thơ tạo nghĩa mà Nguyễn Khắc Thạch là người kiếm tìm không mỏi trên mọi nẻo hành hương của cuộc đời, và sâu hơn trên mọi nẻo hành hương tìm về các triết thuyết để góp nhặt những vẻ đẹp vĩnh cửu mang “KHÁT VỌNG NGƯỜI”. Xem ra Hồ Thế Hà thích sử dụng những từ tạo dáng, tạo thanh. Nhưng phải chăng những “khát vọng người”, những “thao thức đêm”, những “khắc khoải của nỗi buồn và khát vọng vĩnh hằng” ấy chính là hồi âm của cơn trở dạ thi ca vừa đau đớn vừa phấn khích, mà bằng trái - tim - thi - sĩ - dại - ngộ, Hồ Thế Hà đã thấu suốt cõi lòng sáng tạo của các nhà thơ và bằng tư duy của một nhà khoa học, anh đã đúc kết thành những cá tính thơ.

Những bài viết về văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn cũng là những bài hay, nhiều phát hiện. Trên cái nền chung của sự phát triển ồ ạt truyện ngắn hôm nay, điềm tĩnh, thận trọng Hồ Thế Hà từng bước khẳng định đặc trưng thẩm mỹ của truyện ngắn các nhà văn trẻ. Thế giới truyện ngắn Trần Thùy Mai qua “Trò chơi cấm”, Đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những trang viết gây ấn tượng. Vận dụng nhuần nhuyễn thi pháp học, Hồ Thế Hà đi sâu vào từng trang viết để phân biệt nét riêng của mỗi nhà văn. Đó là “bút pháp hiện thực pha màu huyền thoại” trong văn Trần Thùy Mai. Đó là “kiểu văn chương đồng vọng tiếng nói của thế hệ mình, kiểu văn khi người ta trẻ” của Phan Thị Vàng Anh. Với các cây bút nữ, Hồ Thế Hà đặc biệt chú ý đến chất “nữ tính” trong văn phong của họ. Vì vậy, ngòi bút của anh linh hoạt, mềm mại, thấu tình. Viết về V. Bưcốp, Thạch Lam, những tầng vỉa đã được đào sâu, khai phá, tác giả tỏ ra vẫn tự tin và có đóng góp mới.

Phần III của tập sách dành riêng cho thơ Chế Lan Viên. Với nhiều công sức và niềm đam mê không kìm nén được, Hồ Thế Hà đã làm sống dậy, sinh động hóa đời người - đời thơ Chế Lan Viên - một con người nghệ sĩ tài hoa mà những vần thơ đã may mắn thoát ra ngoài qui luật băng hoại nghiệt ngã của thời gian. Giữa bộn bề những ý kiến, những bài viết, những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, tác giả vẫn có những đóng góp thực sự khoa học, với không ít những phát hiện lý thú, sâu sắc, có sức thuyết phục. Tưởng như thừa và vô lý, nhưng thật bất ngờ Hồ Thế Hà phát hiện “chất thơ của một hồn thơ”. Anh dựng lại chân dung “người lạ mặt giữa thế giới Điêu tàn”. Anh lần giở từng trang di cảo thơ Chế Lan Viên, giải mã “bức thông điệp đầy sức ám ảnh về qui luật thời gian”… Bằng 10 bài viết ngắn, Hồ Thế Hà thực sự đi sâu vào vương quốc nghệ thuật vừa rộng rinh vừa sâu thẳm của Chế Lan Viên, từ “niềm kinh dị” Điêu tàn đến Di cảo thơ - “những lá thơm hái lúc về già”. Đây là một sự khai phá toàn diện về thơ Chế Lan Viên. Đóng góp ấy thật sự có giá trị.

Ngoài ra, mảng nghiên cứu về văn học Huế, Quảng Trị của Hồ Thế Hà cũng là một việc làm có ý nghĩa trong tình hình nghiên cứu văn học khu vực miền Trung xem ra còn mỏng hiện nay. Một mặt, tác giả khẳng định phong cách của các cây bút Thừa Thiên Huế. Hồng Nhu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Khắc Thạch, Trần Thùy Mai, Dương Phước Thu… mặt khác, Hồ Thế Hà dựng lên một cách bao quát diện mạo văn học khu vực, xác định những “tố chất vùng”, những màu sắc địa phương trong bản sắc dân tộc. (Sức vẫy gọi của một vùng văn học, Vài nét về lực lượng sáng tác trẻ Thừa Thiên Huế, Đọc Cửa Việt nghĩ về bản sắc văn hoá một vùng đất…). Những bài viết này dù chưa đi sâu, chú ý đến diện nhiều hơn là điểm, nhưng theo tôi đấy là một đóng góp đáng trân trọng trong việc nghiên cứu văn học Huế nói riêng và văn học miền Trung nói chung, đang đặt ra như một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Tập tiểu luận, phê bình của Hồ Thế Hà tập hợp nhiều bài viết ở nhiều thời điểm khác nhau nên chất lượng chưa đồng đều. Đấy là điều tất yếu. Nhìn chung Tìm trong trang viết gây được ấn tượng - ấn tượng về một “trực giác cá nhân” nhạy bén, ấn tượng về một cách làm việc nghiêm túc, khoa học. Tôi đồng tình với lời nhận định của Phạm Phú Phong “Anh như một người làm vườn, đầy tự tin rằng tình yêu cây lá của mình nhất định sẽ thu được mùa quả chín. Mùa quả chín đó là “Tìm trong trang viết” (3). Dẫu trong mùa quả chín ấy còn lẫn vào vài quả non, xanh, nhưng có sao đâu - mùa vẫn bội thu…

L.T.H.
(122/04-99)

---------------
(1) Đọc Tìm trong trang viết của ho, nxb Thuận Hóa, Huế, 1998.
(2) Ba cuộc hội thảo về tình hình văn học Việt Nam hiện đại, tạp chí văn học, số 1/1994.
(3) Phạm Phú Phong - thay lời giới thiệu






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THỊ MAI(Nhân đọc tập thơ “Ra ngoài ngàn năm” của nhà thơ Trương Hương - NXB Văn học – 2008)

  • LÊ HUỲNH LÂMDạo này, thỉnh thoảng tôi nhận được tin nhắn “nhìn đời hiu quạnh”, mà theo lời thầy Chạy đó là câu của anh Định Giang ở Vỹ Dạ mỗi khi ngồi nhâm nhi. Khi mắc việc thì thôi, còn rảnh rang thì tôi đến ngồi lai rai vài ly bia với thầy Chạy và nhìn cổ thành hắt hiu, hoặc nhìn cội bồ đề đơn độc, nhìn một góc phố chiều nguội nắng hay nhìn người qua kẻ lại,… tất cả là để ngắm nhìn cõi lòng đang tan tác.

  • THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

  • HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

  • BÙI VIỆT THẮNGTôi có theo dõi “vụ việc Nguyễn Ngọc Tư” đăng tải trên báo Tuổi trẻ (các số 79, 80, và 81 tháng 4 năm 2006) thấy các ý kiến khen chê thật ngược chiều, rôm rả và quyết liệt. Kể ra không có gì lạ trong thời đại thông tin mọi người đều có quyền cập nhật thời sự, nhất là trong lĩnh vực văn chương vốn rất nhạy cảm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ“Người kinh đô cũ” (NKĐC - NXB Hội Nhà văn, 2004) là tác phẩm thứ 14 của nhà văn Hà Khánh Linh, cũng là tác phẩm văn học dày dặn nhất trong số tác phẩm văn học của các nhà văn ở Thừa Thiên - Huế sáng tác trong khoảng 20 năm gần đây.

  • HỒ THẾ HÀ   Trong cuộc đời mỗi con người, điều sung sướng nhất là được hiểu biết, khám phá và sáng tạo để ý nghĩa tồn sinh không ngừng được khẳng định và nâng lên những tầm cao mới. Theo đó, những thang bậc của nhận thức, nhân văn, của thành quả lao động lại biến thành những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lấp lánh lời giải đáp.

  • TÔ VĨNH HÀNếu có thể có một miền thơ để mà nhớ mong, khắc khoải; tôi tin mình đã tìm được rồi, khi đọc Mưa Kim Cương của nhà thơ Đông Hà (Nxb Thuận Hoá, Huế, tháng 11.2005). Sợi dây mảnh mục như các khớp xương đan chằng, xéo buốt, chơi vơi; được giăng giữa hai bờ lở xói của cuộc đời. Trên cao là “hạt” kim cương thô ráp và gan lỳ hơn cả là đá nữa, nhưng lại giống với thân hình thần Vệ Nữ đang rơi, đang rơi, nhọn sắc, dữ dằn... Minh hoạ ở trang bìa xanh và sâu thẳm như những trang thơ.

  • TRẦN THANH HÀLGT: Có thể nói rằng, “Tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera được xem như là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại”. Mỗi cuốn tiểu thuyết cô đọng của nhà văn, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và mối quan hệ liên cá nhân, “các chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu”.

  • HOÀNG VĂN Đọc Hoang thai ta có thể hình dung ra xã hội Ba Lan đương đại và những vấn đề nẩy sinh trong xã hội này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGặp nhà văn - dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người “chơi” sách có hạng ở đất Hà Thành - tại nhà sách lớn của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây mới khai trương trên khu Cầu Giấy, trước ngày hội thảo về tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, tôi hỏi: “Có đúng là ông đã nói trên một tờ báo rằng “Một tác phẩm kiệt xuất như “Nghệ nhân và Margarita” (NNVM) mà chưa có một nhà phê bình Việt Nam nào sờ đến cả! “Đúng vậy không?” Đoàn Tử Huyến cười nhăn cả mũi: “Thì đúng vậy chứ sao!”

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Hoạ mi năm ngoái - Thơ Trần Kim Hoa, NXB Văn học, 2006)

  • LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)

  • VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)

  • NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

  • BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.

  • PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)

  • HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrong Ngày Thơ Việt vừa qua, một tuyển tập thơ “nặng hàng trăm năm” đã được đặt trang trọng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Rất nhiều những bài thơ xứng đáng với danh xưng hay nhất thế kỷ XX đã “biện lý do” vắng mặt, và ngược lại. Đấy là một trong nhiều sự thật được đa phần dư luận kiểm chứng. Cũng là một góc nhìn khá rõ nét, Sông Hương xin giới thiệu ba bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Qúy và Phước Giang về tuyển tập thơ “nặng ký” trên.