Đọc “Hoa nắng hoa mưa”

14:45 25/08/2009
PHẠM PHÚ PHONGTrước khi có Hoa nắng hoa mưa (NXB Thanh Niên, 2001), Hà Huy Hoàng đã có tập Một nắng hai sương (NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí minh, 1998) và hai tập in chung là Một khúc sông Trà (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) và Buồn qua bóng đuổi (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000). Đã có thơ đăng và giới thiệu trên các báo Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Lao động, Người lao động, các tập san, tạp chí Thời văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Cẩm thành hoặc đăng trong các tuyển thơ như Hạ trong thi ca (1994), Lục bát tình (1997), Thời áo trắng (1997), Ơn thầy (1997), Lục bát xuân ca (1999)...

Nhà thơ Hà Huy Hoàng - Ảnh: thinhanquangngai.wordpress.com

Thông thường, những tác giả trẻ khi in tác phẩm thường kèm theo lời giới thiệu, lời tựa của những người đã thành danh, coi như một sự giới thiệu, một giấy “thông hành” gia nhập văn đàn. Nhưng với Hà Huy Hoàng, lần này anh tự viết Thay lời tựa cho mình và tự nhận cho mình chỉ là thứ Tập tàng rau quê:
                        Tập tàng ơi rau tập tàng
                        Bạn cùng nghèo khó, đất làng, bờ ao
                        Vui cùng giun dế trăng sao
                        Dám đâu vênh mặt làm cao với đời

                        Tập tàng là tập tàng ơi
                        Trước sau vẫn cứ thiệt lời ruột gan
                        (Thấp - thường - nhưng - chẳng - dối - gian)
                        Thơ ta như thể tập tàng rau quê

Hơn sáu mươi bài thơ in trong tập Hoa nắng hoa mưa chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của anh về những người thân, người mẹ, người bạn, người em (Mẹ với thơ con, Chùm thơ tặng mẹ, Lời ru của mẹ, Khóc mẹ, Lục bát giữa Sài Gòn, Ước, Nhớ bạn, Qua bến Tam Thương nhớ người năm cũ, Dự tiệc cùng Lan ở vườn hồng - nhớ bạn...), về những sự vật gần gũi trong đời sống hàng ngày ở làng quê, phố thị (Trăng, Hoa không tên, Mỗi mùa hoa, Hoa nắng hoa mưa, Bờ). Nhưng dù gửi cảm xúc của mình vào đâu, vào thời gian, không gian nào, vào một Bsông vẫn gió, Như tiết trời đông, Quán xưa, Vườn xưa... an mai xanh hoặc một Chiều đông sắc lạnh như dao, về một lần “Bồi hồi qua bến Tam Thương” hoặc trong hoàn cảnh tha hương kiếm sống “Con đang lưu lạc phương trời - Đêm quê người, chợt rối bời âm u” anh cũng hướng về làng quê miền Trung, về Quảng Ngãi, nơi anh được sinh ra và lớn lên, nơi có những người dân quê bình dị lay động tâm hồn anh, tạo nên niềm hữu thức trong anh mãi khôn nguôi. Đó có thể là Cô lái đò trên sông Trà, là Nghĩ về cây và những người chơi cây kiểng, hoặc là lời thơ Gửi em ở chốn thị thành...

Thơ là tiếng nói của tình cảm, của tri âm tri kỷ, là những giọt lửa của tình yêu làm rát bỏng tâm hồn. Do vậy, không phải đọc thơ bằng mắt và lý giải, chứng minh bằng lý lẽ, mà phải cảm nhận bằng tâm hồn. Hình tượng thơ không phải bao giờ cũng hiện ra cụ thể, mang tính tạo hình, mà là thế giới trừu tượng, là khách thể tinh thần khó xác định, phải được hình dung qua hệ thống văn bản, qua lớp vỏ ngữ âm của ngôn từ. Hà Huy Hoàng không giỏi trau chuốt về ngôn từ. Nhưng anh đầy ắp cảm xúc đằng sau lớp ngôn từ mộc mạc, đôi khi đến mức thật thà. Đó chính là ưu điểm và cũng là nhược điểm của thơ anh.Tiếng nói tình cảm của anh cháy bỏng từ cuộc sống đời thường, được anh thắp lên từ chính tiếng nói của đời sống, tạo nên hình tượng thơ sống động. Nhưng đôi khi, ở một vài chỗ thiếu sự mượt mà và sâu sắc cần thiết. Chính vì thế, trong bài Khúc ru... mẹ Thanh Thảo đã nhận xét về bài Thương mẹ của Hà Huy Hoàng rằng: “... Câu thơ thật dễ, mà viết ra được cũng thật khó, vì thế nó cảm động. “(Đặc sanVăn nghệ Quảng Ngãi, số 4 và 5, 1999).

Điểm mạnh của thơ Hà Huy Hoàng, đó chính là nhịp điệu. Anh đã phổ vào câu thơ hơi thở ấm nóng nhịp điệu đời sống và định vị tương xứng trong việc tạo dựng hình tượng thơ sống động. Do vậy, anh ít nhiều có sở trường về thơ lục bát, thể thơ Việt truyền thống. Chiếm gần nửa tập thơ, 31 bài, được tác giả luồn kim nối chỉ bằng thể thơ lục bát, để tạo nên màu hoa của mưa nắng quê nhà:
                        Ngủ đi em - giấc ngoan hiền
                        Quên đi bao nỗi ưu phiền xót xa
                        Một thời con gái kiêu sa
                        Giờ lo chạy gạo... dưa cà cùng anh!
                        Ngủ ngoan em - giấc mộng lành
                        Tình yêu chợt hoá anh thành khúc ru
                        Ngọt ngào hương gió mùa thu
                        Xua tan bức nóng, sương mù quẩn quanh...
                        Em - là - Xuân - của - lòng - anh
                        Ta ươm giống ngọt quả lành cho nhau!
                                                           
(Ru em)

Nhiều khổ thơ hay, ngôn từ đẹp, thể hiện được mạch cảm xúc mạnh mẽ, giàu hình tượng mà rất kiệm lời:
                        Em - giờ cách trở xa xôi
                        Nhớ thương buốt lạnh chỗ ngồi ngày xưa
                        Nhạt nhoà hoa nắng lưa thưa...
                        Vắng em, anh bỗng thấy thừa cả anh!
                                                           
(Hoa nắng hoa mưa)

Cố nhiên, Hoa nắng hoa mưa không thể tránh khỏi một vài nhược điểm như vẫn còn rơi rớt những cảm xúc dễ dãi, một vài bài thiếu sự hàm súc cô đọng hoặc đôi khi giọng điệu chưa thật trau chuốt cẩn thận như đã nói. Nhưng không thể đòi hỏi tất cả mọi điều đối với một tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm của một người viết trẻ. Người đọc có thể hình dung được rằng, với sức cảm, sức nghĩ mạnh mẽ như Hà Huy Hoàng, nếu anh vẫn giữ nhiệt huyết lâu bền đi với thơ ca, ắt sẽ có những thành công mới trong tương lai.

P.P.P
(185/07-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THÚY      Thơ có tuổi và chiêm bao có tích                                  Hàn Mặc Tử

  • NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

  • TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)

  • PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.

  • Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?

  • ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

  • HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.

  • THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)

  • TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.

  • KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.

  • HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)

  • MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.

  • KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”

  • (Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.

  • LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

  • PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.

  • NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?

  • KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.