Đọc "Treo tình trên sóng"

09:39 27/08/2013

TRẦN THÙY MAI

Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

Ảnh: internet

Niệm khúc cho mưa Huế là tập tản văn đầu tiên của chị Lan, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, đặc biệt tình yêu và nỗi nhớ với quê hương Huế thì rất tha thiết và chân thành. Vì vậy tập văn này đã gây cho tôi nhiều ấn tượng. Tuy vậy, lúc đó tôi chưa biết gì nhiều về tác giả ngoài việc chị là một phụ nữ Huế xinh đẹp, đa tài, tuy đi xa nhưng lòng vẫn luôn hướng về quê mẹ.

Cách đây hơn một năm, khi đọc tiếp bản thảo văn xuôi thứ hai của chị, cuốn tiểu thuyết Treo tình trên sóng, tôi mới thực sự ngạc nhiên. Vẫn giọng văn hiền hậu từ tốn đầy chất Huế, nhưng với tác phẩm mới này, chị đã thực sự vươn tới một bút lực mới. Cũng từ khởi điểm là Huế, chị đã viết nên một câu chuyện về đời người, một câu chuyện bộn bề, sôi động, đầy nỗi niềm, chứa chất nhiều khổ đau cay đắng nhưng cũng đem đến cho ta lòng can đảm và niềm hy vọng.

Rất ngạc nhiên với bản thảo mà tôi có cảm tưởng như chị Lan đã rút ruột ra để viết, đồng thời tôi cũng rất lo lắng vì thấy trong tác phẩm có một vài chi tiết có thể gây khó khăn trong việc xin phép xuất bản. Quả nhiên như vậy, việc xin giấy phép không được mau mắn dễ dàng như trước kia với Niệm khúc cho mưa Huế. Cuối cùng thì bản thảo cũng phải đi qua hai nhà xuất bản trước khi được Nxb. Hội Nhà văn cấp phép và trang web của Hội Nhà văn giới thiệu.

Lúc đầu, Treo tình trên sóng (TTTS) được in một ngàn cuốn, mới sau ba tháng đã bán hết. Bản mà tác giả giới thiệu ở Huế là bản in lần thứ hai. Nguyên do vì đâu mà phát hành sách lại có thể bán nhanh một cuốn sách vói giọng văn rất giản dị, chân phương, không có dòng nào được gọi là nóng bỏng theo kiểu thường nói bây giờ, nghĩa là không có những thủ thuật câu khách như tình dục hoặc bạo lực… như vậy? Có lẽ mỗi độc giả mua và đọc vì một lý do khác nhau, không ai giống ai. Riêng tôi, xin trình bày những điểm làm tôi cảm thấy thú vị về cuốn sách này.

TTTS là tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời của nhân vật Duyên. Duyên là một cô gái Huế lớn lên ở đất Kim Long thơ mộng. Bởi thế, TTTS trước hết là một câu chuyện rất Huế. Những chương đầu của truyện bàng bạc một bầu không khí của Huế xưa, một xứ Huế nhỏ nhắn ngậm ngùi, cứ dễ làm lòng ta xôn xao thương cảm. Cái may mắn của Duyên trong thời thơ ấu là tuy phải chịu nghèo khổ thiếu thốn về vật chất nhưng lại được sống trong bầu không khí thương yêu hiền hòa của một gia đình trọng lễ giáo, cái lễ giáo ở đây không phải chỉ trong hoàn cảnh bình thường mà cả trong những hoàn cảnh éo le.

TTTS cũng là một câu chuyện rất Việt Nam, với những hoàn cảnh rất Việt Nam. Là con của một liệt sĩ chống Pháp, khi lớn lên, Duyên lại lấy chồng là một sĩ quan nhảy dù của quân đội miền Nam. Đến ngày giải phóng thì chồng Duyên mất tích. Ngày xưa khi còn nhỏ Duyên theo mẹ lặn lội đi tìm mộ của cha, nay lại phải đi tìm chồng từ trại này sang trại khác. Cái may của Duyên là còn được gặp lại chồng trong một trại cải tạo ở miền Bắc, để rồi mười bốn năm sau lại đoàn tụ dưới một mái nhà, và dư âm chiến tranh vẫn còn tiếp tục ngay trên chiếc giường riêng tư của hai vợ chồng.

Chồng đi cải tạo gần hết thời thiếu phụ, một mình phải nuôi một đàn con dại và cả mẹ ruột, lẫn mẹ chồng; mất địa vị, mất nhà cửa, ô tô đem bỏ ngoài đường không dám nhận, cùng đàn con đẩy xe sắn mì đi bán rong dưới cái nắng Sài Gòn gay gắt... Duyên đã từng bước lên khỏi đáy vực, lo cho con no đủ, báo hiếu cho mẹ và mẹ chồng, thăm nuôi chồng chu đáo trong suốt mười bốn năm cải tạo. Tôi chắc rằng ít nhất có hàng ngàn phụ nữ cùng cảnh ngộ với Duyên những ngày ấy sẽ rơi lệ khi nhìn thấy chính mình trong hình ảnh Duyên phải lăn lộn giữa thị trường chợ đen, phải đối đầu với một bên là sự lường đảo, lưu manh, một bên là thành kiến hẹp hòi, đã chịu mất mát nhưng rồi đã trưởng thành trong mất mát.

Câu chuyện của Duyên cũng là một câu chuyện rất phụ nữ. Từ lúc vừa lọt lòng, Duyên đã hứng chịu sự bất công của thân phận đàn bà: Nhà Duyên hiếm muộn, cả nhà trông đợi một đứa con trai nên Duyên ra đời đã làm ông bà thất vọng! Lấy chồng, Duyên lại gặp người chồng đào hoa, đèo bòng hết cô vợ bé này đến cô vợ bé khác. Duyên cũng ghen tuông, đau khổ, nhưng rồi nỗi khổ của Duyên dần dần đã chai lì trước cố tật trăng hoa khó chữa của chồng. Rồi lại đến ngày các cô vợ bé lần lượt bị ông chồng bỏ rơi để chạy theo nhân tình mới. Duyên không oán thù họ, mà lại còn giúp đỡ cho những người đàn bà lỡ bước ấy làm lại cuộc đời. Duyên nhận nuôi nấng, nâng đỡ những đứa con rơi vô tội. Sở dĩ như vậy vì Duyên ý thức được sâu sắc những thiệt thòi cay đắng của thân phận đàn bà, nên đã đem tấm lòng bao dung đối đãi với những người đã từng gây cho mình nỗi đau.

Treo tình trên sóng là một câu chuyện của lòng nhân hậu. Đọc truyện ta cảm động bởi những con người hiền hòa, cao thượng, những mẫu người sinh ra từ một nền văn hóa lễ giáo. Một người mẹ như mẹ Duyên, một nắng hai sương chỉ biết lam lũ vì chồng, vì con; Một người đàn ông như ông Bửu Huân bố dượng Duyên, với tính cách đàng hoàng quân tử đúng theo nề nếp người xưa: trước ngày đến cưới mẹ Duyên, ông không quên lên mộ ông bà nội Duyên thắp nhang xin cho mẹ Duyên tái giá; Đối với các con gái của vợ, ông xử sự ý tứ, mỗi khi đi đâu về không thấy vợ trong nhà mà chỉ có hai con của vợ ngồi học bài, ông lại đi vòng sang nhà hàng xóm ngồi uống trà nói chuyện, chờ khi vợ về mới trở lại. Con gái đầu của vợ, ông nhận làm con, khai theo họ hoàng phái là Công Tằng Tôn Nữ, nhưng với con út là Duyên thì ông bắt giữ nguyên họ Võ, vì ông nghĩ họ Võ cũng phải có một người gánh hương hỏa, dù là con gái, ông không muốn giành hết về mình. Cách xử sự như vậy thật nhân đức, Duyên đã lớn lên trong bầu không khí đầy tình người ấy nên đến lượt Duyên, Duyên sẵn sàng mở lòng tha thứ và chăm lo cho người chồng đã nhiều lần phản bội, cũng như dang rộng vòng tay đón những đứa con ngoại hôn của chồng, chỉ vì một ý nghĩ: chồng mình đã làm khổ họ, sao mình có thể làm khổ họ thêm được nữa.

Treo tình trên sóng cũng là câu chuyện của nghị lực vượt khó phi thường, của ý chí sinh tồn mạnh mẽ vô bờ bến. Trong những năm tháng vô cùng cay cực, Duyên đã chưa bao giờ tuyệt vọng. Điều gì đã cho Duyên sức mạnh để vượt qua cơn bão như vậy? Đấy là tình thương vô bờ bến với gia đình, với đàn con, là trách nhiệm phải vừa làm cha vừa làm mẹ. Vì sự sống Duyên đã không từ một việc gì không nhúng tay, từ việc đẩy xe đi bán rong cho đến việc đứng ra đấu thầu làm đường, từ việc sản xuất thuốc lá chui cho đến dính vào âm mưu tổ chức vượt biên… Có lúc thành công nhưng cũng có lúc trả giá đớn đau, thậm chí phải dính vòng tù tội. Trong tấm thân yết đuối và tâm hồn nhạy cảm của Duyên là một ý chí sinh tồn sắt đá mà ngay cả đàn ông cũng không bì kịp. Cần phải nói thêm là, trong những bước dò dẫm đầy mạo hiểm của Duyên, dù có lúc bị kết án là phi pháp, cũng không hề có sự gian xảo thấp hèn, mà chỉ là sự liều lĩnh tìm đường để đột phá tìm lối ra trong sự bế tắc kinh tế của một thời đã qua. Chính sự liều lĩnh đột phá của từng ý chí cá nhân ấy đã góp phần đem lại sự đột phá của toàn xã hội. Khi dĩ vãng qua đi, những gì hôm qua được xem là tội lỗi, hôm nay đã trở thành sự hiển nhiên của cuộc sống. Đọc đến những đoạn ngặt nghèo trong đời Duyên, tôi không khỏi liên tưởng đến nhân vật Scarlett O’Hara trong Cuốn theo chiều gió. Chỉ có điều đây là một Scarlett kiểu Huế, đằm thắm, hiền hòa nhưng ẩn chứa một sức sống mãnh liệt vô bờ.

Một câu chuyện rất Huế, một câu chuyện rất Việt Nam, một câu chuyện của lòng nhân hậu và nghị lực phi thường, nhưng còn hơn thế nữa, đây là một câu chuyện của tình yêu. Xen trong trang viết về những cơn sóng gió của cuộc đời, là những trang ngọt ngào nói về tình yêu, những mối tình hương hoa làm tươi mát một cuộc đời nhiều giông bão. Tình yêu làm cho Duyên có thêm nghị lực để bước đi, làm cho Duyên dù gặp muôn ngàn khó khăn vẫn không mất niềm tin ở lòng tốt của con người. Và cũng chính vì vậy mà cuốn tiểu thuyết này mới mang cái tên khá lạ lùng: Treo tình trên sóng.

17/6/2013
T.T.M
(SH294/08-13)









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐÀO DUY HIỆP"Ngữ pháp, ngữ pháp khô khan chính nó, trở thành cái gì đó như một thuật phù thủy, gọi hồn; các từ sống lại, được cấp xương thịt, danh từ trong dáng vẻ tôn nghiêm bản thể của nó, tính từ, trang phục trong suốt khoác lên nó và nhuộm sắc cho nó một lớp tráng, còn động từ, thiên thần của vận động, mang lại cho câu sự động dao" (Baudelaire) (1)

  • MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.

  • NGUYỄN HỮU NGÔ Cuốn sách đồ sộ "Côn Đảo" của Nhà xuất bản Trẻ (1996) là một nguồn tư liệu quý mà những người làm công việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam không thể không tìm đến. Vì vậy sự chính xác về thông tin đòi hỏi phải khẳng định. Và cũng vì vậy tôi có đôi điều xin thưa với ban biên tập Nhà xuất bản Trẻ về những thông tin về nhân vật Mai Tấn Hoàng được coi là người tử tù cách mạng.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐặng Huy Trứ (1825 - 1874) đã để lại khá nhiều thơ văn cho đời. "Từ Thụ Yếu Quy"(*) tập sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, là một trong những áng văn quý giá ấy.

  • Văn Cầm Hải tên thật Nguyễn Thanh Hải, sinh ngày 20 tháng 01 năm 1972, quê ở làng Trần Xá, Hàm Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

  • CAO HUY HÙNGBa mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta! Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta di sản vô cùng quí báu: Đó là bản di chúc lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang hàng ngàn năm của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

  • LÊ THỊ MÂYĐề tặng một giấc mơ là tập thơ hay và buồn của Lâm Thị Mỹ Dạ. Tập thơ này được giải thưởng của UBTQLH các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1998. Sau khi xóa bao cấp trong in ấn thơ, rất nhiều người có cơ hội tự in thơ, có khi là mỗi năm một tập. Lâm Thị Mỹ Dạ không ở trong diện ấy.

  • ĐẶNG TIẾNPhê bình huyền thoại(1) của Đào Ngọc Chương là một cuốn sách mỏng, in giới hạn, có lẽ chỉ nhắm vào một nhóm sinh viên, nhưng là sách cần yếu, mới mẻ.

  • HỒNG NHUĐó là “Tình bậc thang” (NXB Hội Nhà văn 2006) và “Mặt cắt” (NXB Hội Nhà văn 2007) của một nữ thi sĩ mà cho đến nay không nhiều người biết đến, ít nhất là trong làng thơ. Vì một lẽ rất giản đơn: chị mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vài ba năm nay thôi.

  • FAN ANHTrong cuộc sống của tất cả chúng ta, đôi khi nụ cười không đồng nghĩa với sự hạnh phúc, cũng như nước mắt không phải bao giờ cũng đồng điệu với nỗi đau. Chính vì thế, mặc dù tiểu thuyết Ba ơi, mình đi đâu? của Jean Louis Fournier là một tác phẩm có thể “gây ra” không ít những tiếng cười, nhưng cảm xúc thanh lọc (Catharsis) mà cuốn sách nhỏ này mang lại cũng lớn lao như bất kì một vở bi kịch nào.

  • Ngày 6 tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà thơ Dương Tường tại nhà riêng. Dương Tường ngồi sau một chiếc bàn nhỏ và thấp chất đầy sách vở và ly tách giữa một căn phòng rộng dùng làm phòng triển lãm tranh. Tranh treo kín các tường.

  • ĐOÀN TUẤNTrong tâm tưởng của tôi, thi sĩ Nguyễn Bính là một người có dáng gầy, vóc nhỏ, gương mặt nhẹ nhõm với đôi mắt sáng, tinh anh, mũi dọc dừa và cái miệng cân đối. Tóc Nguyễn Bính không bao giờ để dài. Áo quần Nguyễn Bính thường có màu sáng. Ông đi lại nhanh nhẹn, nhiều khi vội vã. Gương mặt Nguyễn Bính là một gương mặt ưa nhìn bởi trong đó chứa đựng chiều sâu của nhiều ý nghĩ và sắc mặt thay đổi theo tâm trạng thất thường của ông.

  • PHẠM QUANG TRUNGTôi muốn nói đến bài “ Tạm biệt” (hay “ Tạm biệt Huế”) của nhà thơ Thu Bồn. Dẫu đã có nhiều bài thơ hay, rất hay lấy cảm hứng từ Huế, tôi dám quả quyết là nó sẽ vẫn được nhắc tới như là một trong những bài thơ hay nhất. Xin kể một kỷ niệm đẹp riêng với tôi.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNâng hợp tuyển “Hải Bằng” (HTHB) sang trọng và trĩu nặng trên tay, thật nhiều cảm xúc tràn đến với tôi. Cuốn sách được gia đình nhà thơ Hải Bằng tặng cho tất cả những người đến dự ngày giỗ lần thứ 11 của nhà thơ được tổ chức tại một ngôi nhà mới xây ở cuối đường Thanh Hải - lại là tên nhà thơ quen thuộc của xứ Huế.

  • TÔN PHƯƠNG LANCũng như những nhà văn mặc áo lính thuộc thế hệ đầu và tờ tạp chí Văn nghệ quân đội của họ, Trần Dần là một tên tuổi quen thuộc mà gắn với tên tuổi ông là cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp. Là một học sinh thành phố, khi Cách mạng tháng Tám thành công, 19 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng rồi đầu quân tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.

  • Hồ Thế Hà sinh năm 1955, quê ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Anh tham gia quân đội từ 1978 đến 1982, chiến đấu tại Campuchia. Hồ Thế Hà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế năm 1985 và được giữ lại trường. Hiện anh là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đang giảng dạy tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Anh đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Huế nhiệm kì: 2000 - 2005; 2005 - 2010. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 2000 - 2005; 2005 - 2010.

  • PHẠM PHÚ PHONGĐúng vào dịp Huế chuẩn bị cho Festival lần thứ III năm 2004, Vĩnh Quyền cho tái bản tập ký và truyện Huế mình, tập sách mới in trước đó chưa tròn một năm, năm 2003. Trước khi có Huế mình, Vĩnh Quyền đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc chú ý như các tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng ban ngày, Mạch nước trong, Trước rạng động, các tập truyện Người tử tù không chết, Người vẽ chân dung thế gian, Màu da thượng đế, tập bút ký Ngày và đêm Panduranga và tập tạp văn Vàng mai.

  • ...Không có sự lựa chọn nào cả, tôi đến với thơ như một nghiệp dĩ. Tôi nghĩ thơ là một thứ tôn giáo không có giáo chủ. Ở đây, các tín đồ của nó đều được mặc khải về sự bi hoan trần thế và năng lực sẻ chia những nỗi niềm thân phận. Cuộc đời vốn có cái cười và cái khóc. Người ta, ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình. Với tôi, thơ là âm bản của nước mắt...

  • …Có thể thấy gần đây có những xu hướng văn học gây “hot” trong độc giả, ví như xu hướng khai thác truyện đồng tính. Truyện của tôi xin khước từ những “cơn nóng lạnh” có tính nhất thời ấy của thị trường. Tôi bắt đầu bằng chính những câu chuyện giản đơn của cuộc sống hàng ngày, những điều giản đơn mà có thể vô tình bạn bước qua…

  • NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.