Đọc "Chuyện làng thơ" của Ngô Minh

16:58 06/02/2009
NGUYỄN VĂN HOA(Nhà xuất bản Lao Động phát hành 2004)

Cuốn sách được chia thành ba phần: Phần một Sự lạ làng thơ, Phần hai Người cùng thời, ký họa và Phần thứ ba Tự ghi chú về thơ. Trong ba phần thì hay nhất có lẽ là phần Tự ghi chú về thơ. Bài của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở cuối sách cùng với bức hoạ và Lời tựa của Nguyễn Trọng Tạo đã tôn vinh thêm giá trị của cuốn sách này.
Phần một tác giả đã có 8 bài viết xuất sắc đáng ghi nhận như: Tâm thức thơ Huế; Những sự lạ trong làng thơ hôm nay; Đọc thơ Bình -Trị -Thiên bảy năm sau giải phóng; Thơ gieo và gặt; Đôi điều về những sáng tác thể nghiệm trên Tạp chí Sông Hương năm năm qua; Đêm nói tiếng Quảng trị ở Lộc Ninh; Thơ của người Vân Kiều; Chuyện "đạo" thơ và Ai mua thơ ta bán thơ cho... Phần này tác giả đã đụng chạm đến các vấn đề chung về thơ mà bất kỳ tác giả làm thơ nào cũng ít nhiều có quan tâm.

Phần hai
tác giả có 20 bài viết về các tác giả thơ cụ thể như Trần Dần, Nguyễn Trọng Tạo, Văn Cao, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phùng Quán, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Bính, Vũ Cao, Nhất Lâm, Hải Bằng, Nguyễn Thanh Mừng, Hải Kỳ, Tố Uyên và Nguyễn Văn Dinh ..., Theo chúng tôi phần hai này, tác giả tập trung vào các bạn thơ và những người mà Ngô Minh cung kính như Trần Dần, Phùng Quán, Văn Cao,Thanh hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đây là những quan sát và suy ngẫm về nghề làm thơ, chuyện bếp núc của các nhà thơ, đó cũng là sự chia sẻ của Ngô Minh với các thành công của các tác giả này. Cách viết chân thành, bút pháp điêu luyện có khả năng lay động trái tim người đọc. Qua đó có thể cùng đồng tình với Ngô Minh về đánh giá các tác giả này.

Phần ba
tuy vẻn vẹn có 4 bài, 3 bài của Ngô Minh và bài cuối của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những chúng ta gấp sách lại, vẫn bị ý tưởng của Ngô Minh đeo bám. Đó là sự thành công của cuốn sách này.
Đọc cuốn sách này, chúng tôi sơ bộ có những nhận xét sau đây:
1- Cả cuốn sách chỉ là kinh nghiệm - cảm nhận của một nhà thơ viết về các vấn đề quanh quẩn về thơ. Đây không phải là cuốn sách lý luận về thơ, phê bình về thơ và lịch sử hình thành thơ nói chung. Nếu định danh cho đúng thì cuốn sách này chỉ là cảm nhận của Ngô Minh về thơ.
2- Cuốn sách này trước hết rất bổ ích cho các nhà thơ trẻ, học sinh yêu thơ và tất nhiên cũng bổ ích cho bất kỳ ai còn vương vấn với thơ trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập này. 
3- Nhà thơ viết về thơ, qua đó bạn đọc đọc cuốn sách này nhẹ nhàng dễ hiểu. Trong cuốn sách này Ngô Minh đã mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân: Tố Uyên, thơ về mối tình đầu với Lưu Quang Vũ. Đây là bài viết chỉ có sáu (06) trang, nhưng thật hàm súc, Ngô Minh đã trả lại "tên cho em”. Tức là trả lại nguồn cảm hứng thực sự của thơ tình Lưu Quang Vũ, chứ không phải cơ hội ngộ nhận như nhiều người khác khi viết về thơ tình Lưu Quang Vũ- Xuân Quỳnh. Thái độ trung thực của Ngô Minh thật đáng quý!
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.         
N.V.H

(nguồn: TCSH số 192 - 02 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.

  • Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)

  • Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.

  • 17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của  Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.

  • Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.

  • Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.

  • NGỌC THANH 

    Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.

  • “Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.

  • ĐẶNG HUY GIANG

    Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.

  • Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...

  • BÍCH THU
    (Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)

    Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.

  • Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.

  • Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.

  • Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.

  • Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.

  • BỬU NAM

    Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)