Chiều ngày 21/7, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các đồng chí chủ trì buổi làm việc
Tham gia Đoàn giám sát có các đồng chí: Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ phó Tổ giúp việc Đoàn Giám sát; Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Ủy viên Đoàn giám sát; Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội, Ủy viên Đoàn giám sát; Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, Ủy viên Đoàn giám sát; Bùi Thị Quỳnh Thơ, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế, Ủy viên Đoàn giám sát, Thư ký Đoàn công tác; Trần Việt Anh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy viên Đoàn giám sát; Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự và làm việc với Đoàn Giám sát về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tinh; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Dương Đình Luân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, sau 2 năm triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh, hạ tầng nông thôn đã được tăng cường đầu tư, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc.Các mô hình ứng dụng công nghệ cao dần được hình thành và phát triển; công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã được quan tâm đầu tư; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang dần được mở rộng ở các địa phương; chương trình du lịch nông thôn và công tác chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh được tỉnh quan tâm đầu tư và được các địa phương và người dân hưởng ứng; các nội dung về văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường từng bước được quan tâm, góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân nông thôn phát triển theo hướng lành mạnh hơn, văn minh hơn; hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và củng cố; an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn tiếp tục được giữ vững. Đời sống của nhân dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện.Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương báo cáo tại buổi làm việc |
Với mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu đến năm 2025 thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh có 82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 3%, 4 xã và 3 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, 1 huyện thoát khỏi huyện nghèo, 7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn lại 2,0-2,2% là khả thi.
Cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn
Liên quan giải ngân các nguồn vốn, đến thời điểm ngày 19/7/2023 tỷ lệ giải ngân đạt 34,2%. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, khó khăn vướng mắc trong áp dụng các quy định quản lý, tổ chức thực hiện từng CTMTQG chưa thể giải ngân nhanh dự toán vốn sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình do chưa có hướng dẫn đầy đủ của Trung ương hoặc còn nội dung hướng dẫn chưa thống nhất giữa các văn bản do Bộ, cơ quan Trung ương ban hành.
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng ban hành hoặc đề xuất Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh ban hành hệ thống văn bản quy định thống nhất, đồng bộ đối với quản lý, tổ chức thực hiện 3 CTMTQG trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có tính kết nối, gắn với chuỗi giá trị, thực hiện theo cơ chế đặc thù, các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và các công trình cấp thiết khác có quy mô liên huyện, liên xã, liên thôn giúp kết nối thị trường, hỗ trợ sản xuất, cải thiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt ở những địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn như huyện A Lưới. Chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các tiến độ cụ thể; tập trung các giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn nhất là các thủ tục, hồ sơ thực hiện dự án đầu tư phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phổ biến và tổ chức hướng dẫn, tập huấn để địa phương thực hiện đồng bộ tránh phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm có giải pháp xử lý dứt điểm, ban hành văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện các nội dung còn vướng mắc trong áp dụng các Thông tư, văn bản do cấp Bộ ban hành phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, không trái quy định pháp luật.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu làm rõ một số vấn đề |
Làm rõ thêm một số vấn đề, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định quyết tâm của tỉnh trong việc thực hiện 3 CTMTQG. Theo đó, để triển khai các chương trình, UBND tỉnh đã phát động nhiều phong trào, về phía HĐND tỉnh cũng đã Ban hành 39 nghị quyết. Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, các văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành chậm có phần làm ảnh hướng đến tiến độ triển khai các dự án.
Phát huy, nhân rộng cách làm hay, hiệu quả
Đoàn giám sát đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục khó khăn; chủ động, tích cực chỉ đạo, triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới bước đầu cơ bản đạt yêu cầu.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương Tỉnh ghi nhận sự chỉ đạo linh hoạt, bám cơ sở của tỉnh, có những tư duy mới, cách làm khoa học. Vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, vừa rút kinh nghiệm, báo cáo kịp thời.
![]() |
Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận buổi làm việc |
Phó Chủ tịch Quốc hội củng chia sẻ những khó khăn của tỉnh trong quá trình triển khai về huy động nguồn lực cũng như vướng mắc về cơ chế chính sách. Đề nghị Thừa Thiên Huế cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa, phát huy, nhân rộng cách làm hay, hiệu quả đối với việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, sở, ngành và trong tổ chức triển khai các Chương trình. Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương còn vướng mắc để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời. Rà soát, đánh giá lại dự kiến mức độ thực hiện và khả năng hoàn thành của từng Chương trình tính đến các mốc hết năm 2023, 2024 và 2025, cụ thể đối với từng dự án, nội dung thành phần. Xác định các nguyên nhân, các yếu tố tác động để có biện pháp cụ thể thực hiện việc giải ngân nguồn vốn Trung ương đã phân bổ năm 2021, 2022, 2023.
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cần đánh giá kết quả việc thực hiện các nguyên tắc, giải pháp, cơ chế quản lý thực hiện Chương trình; thực hiện tốt các giải pháp tỉnh đã đề ra để nâng cao hiệu quả thực hiện các Chương trình trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý Thừa Thiên Huế tiếp thu đầy đủ ý kiến của Tổ công tác và các thành viên Đoàn giám sát, bổ sung hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn giám sát. Trong đó, lập danh mục các nội dung còn khó khăn, vướng mắc; các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các bộ, ngành về từng Chương trình, các dự án, tiểu dự án.
Về các kiến nghị của tỉnh, Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, tiếp thu và sẽ có ý kiến với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ vướng mắc, giúp tỉnh đạt được những mục tiêu đã đề ra.
![]() |
Tại buổi làm việc |
Theo thuathienhue.gov.vn
Chiều ngày 04/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mùa hè của lớp vẽ thiếu nhi YN”.
Tối 2/8, tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế diễn ra triển lãm mỹ thuật quốc tế với chủ đề “Sống cùng di sản”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng của Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Huế.
Sáng 01/8, tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã diễn Khai mạc Hội thảo “Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam” lần thứ 14. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 31/7, Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tiếp tục diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhiều quan khách, bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng đến thắp hương tưởng nhớ.
Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Sáng 27/7, tại khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và khai mạc triển lãm “Trọn nghĩa tri ân”.
Ngày 26/7, Ban tổ chức Festival Huế 2023 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 1 tỷ đồng cho các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2023.
Sáng ngày 25/7, tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 tại tuyến đường 71, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề “Huế - Vùng đất thân thiện”.
Sáng 22/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phong Hải miền nhớ" năm 2023.
Sáng ngày 22/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều ngày 21/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác về chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” năm 2023. Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Sáng 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối ngày 10/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khai mạc không gian triển lãm với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh - Hội tụ niềm tin, thắp sáng tương lai”.
Chiều 10/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Khai mạc Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật Ký họa”.
Sáng 07/7, tại Triệu Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nhằm tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".