Điểm tương đồng, giao hội giữa Hồ Chí Minh & Phan Đăng Lưu

10:06 28/04/2009
PHAN TÂMQuê hương Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, cách Kim Liên, Nam Đàn, quê hương Hồ Chí Minh khoảng 60 km.Hai nhân cách lớn của đất Nghệ An. Không hẹn mà gặp, xuất phát từ lương tri dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đến chủ nghĩa Mac - Lê nin, thành hai chiến sĩ cộng sản Việt Nam nổi tiếng.

Năm 1928, Phan Đăng Lưu đến Quảng Châu, Trung Quốc, thì Nguyễn Ái Quốc đã sang Liên Xô.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước thì Phan Đăng Lưu đã hy sinh.
Tuy chưa gặp lãnh tụ, nhưng Phan Đăng Lưu là người sớm có phong cách Hồ Chí Minh.

1, Tiếp thụ văn hoá Phương Đông:
Phương Đông, chủ yếu là Trung Hoa. Đối với nước ta, nói học văn hoá phương Đông là học chữ Hán, học đạo Nho, học Bách gia và Bắc sử. Hồ Chí Minh và Phan Đăng Lưu ra đời vào lúc chữ Hán còn thịnh, được học chữ Hán ít ra là 9, 10 năm rồi sau đó là tự học.
Chữ Hán của Hồ Chí Minh đạt đến nhuần nhị uyên bác, làm thơ bằng chữ Hán đạt đến phong vị thơ Đường, thơ Tống.
Phan Đăng Lưu học chữ Hán viết được hàng 8, từng lều chõng đi dự khoa thi hương cuối cùng năm 17 tuổi (1919).
Rồi, vốn Hán học cùng với tinh hoa văn hoá Phương Đông là cơ sở cho hai con người xứ Nghệ thành những người Phương Đông có bản lĩnh, đậm đà bản sắc dân tộc với tinh thần yêu nước Việt Nam sâu sắc nhất.

2, Học tập văn hoá Phương Tây:
Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển, đưa văn hoá cùng kỹ thuật công nghiệp và súng đạn ra toàn thế giới. Gió Tây ào ào mạnh mẽ, tưởng chừng thổi bạt cả gió Đông.
Các phạm trù kinh điển Nho giáo truyền từ đời này sang đời khác đã thành những cái khung cứng nhắc bó chặt lấy mọi tầm nhìn.
Phương Đông thích nghi không kịp.
Trung Quốc là nước đầu tiên chạm trán với chủ nghĩa tư bản Phương Tây và bị xâu xé.
Rồi đến Việt Nam. Vua chúa nhà Nguyễn như mê ngủ.
"Sự mê ngủ của một lực lượng được gọi là tiên tri tiên giác, bao giờ cũng là nhân tố hàng đầu của mọi bi kịch lịch sử". (Cao Xuân Huy, Chủ thuyết canh tân của Nguyễn Trường Tộ, tr 356).

Hậu quả là Việt Nam mất chủ quyền quốc gia, mất nước vào tay chủ nghĩa tư bản Pháp.
Hồ Chí Minh (bấy giờ là Nguyễn Tất Thành) chuyển sang học chữ quốc ngữ, học chữ Pháp, đến đầu thế kỉ 20 thì sang hẳn nước Pháp để học tập, tiếp thụ văn hoá Pháp, văn hoá phương Tây, mong hoàn thiện, nâng cao bản lĩnh văn hoá và tầm nhìn cho mình, quá trình đó cũng gọi là "đi tìm con đường cứu nước".
Rõ ràng là với tấm lòng yêu nước không thôi, không thể đương đầu với chủ nghĩa thực dân Pháp.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) "thà đui mà giữ đạo nhà", ghét Tây đến độ đường Tây làm không chịu đi, vải Tây bán không thèm mặc, nổi tiếng với tấm lòng trong sáng "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", nhưng rồi cụ Đồ chỉ ca ngợi được người nông dân Cần Giuộc, hăng hái chiến đấu chống xâm lược không quản hy sinh tính mạng, "liều mình như chẳng có", còn "mấy thằng gian" là tập đoàn cướp nước Tây dương, thì bút cụ Đồ không đâm nổi, trước hết là vì cụ mù loà, không thấy được mặt mũi quân thù, thứ nữa, quan trọng hơn là cụ không đọc, không viết được chữ quốc ngữ và chữ Pháp.
Việc "đâm mấy thằng gian" ấy rồi sẽ phải nhờ đến Nguyễn Ái Quốc, đến "bút chẳng tà" của Nguyễn Ái Quốc với những bài viết bằng tiếng Pháp, sắc như dao, đăng trên báo Pháp, như "Lời than vãn của bà Trưng Trắc", "Vi hành", "Va - ren và Phan Bội Châu" đến tác phẩm tiêu biểu là "Bản án chế độ thực dân Pháp" xuất bản ngay trên đất Pháp.

Rõ ràng, có học văn hoá Phương Tây, đọc được luận văn của Lê - Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc mới thấy ra "cái cần thiết cho chúng ta", mới nhìn ra "con đường giải phóng chúng ta",
Và càng rõ ràng, cách mạng là khoa học, nhà cách mạng phải không ngừng học tập, phải là người có kiến thức, có văn hoá.
Phan Đăng Lưu học chữ Hán đến 17 tuổi, chuyển sang tân học, sau hai năm đã đậu bằng tiểu học ở Vinh, rồi vào Huế học trung học, được mấy năm lại xin vào trường Canh nông Tuyên Quang học hai năm. Ra làm ở Sở thí nghiệm nuôi tằm Đông ba Vĩnh Phú, rồi xin đổi về Diễn Châu rồi vào Vinh.

Gặp phong trào yêu nước đòi thả Phan Bội Châu và truy điệu Phan Chu Trinh, Phan Đăng Lưu hăng hái tham gia, bị mật thám theo dõi, bị đổi từ Vinh đi Linh Cảm, Hà Tĩnh, rồi Phú Phong, Bình Định, đến Đà Lạt, Di Linh, Lâm Đồng, ở đâu Phan Đăng Lưu cũng tỏ thái độ chống Pháp, cuối cùng bị cách chức.
Phan Đăng Lưu về quê một thời gian, rồi vào Huế, bước vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Bấy giờ là vào năm 1927, Phan Đăng Lưu 25 tuổi, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời.

Nhờ giỏi tiếng Pháp, Phan Đăng Lưu đọc được các báo chí gửi từ nước ngoài về, đọc Bản án chế độ thực dân Pháp (bằng tiếng Pháp) của Nguyễn Ái Quốc, lại học theo lối gửi thư hàm thụ qua Pháp, nghiên cứu cả lịch sử, chính trị, kinh tế và từ một đảng viên Tân Việt chuyển hẳn sang lập trường đảng Cộng sản.
Không hẹn mà nên, quĩ đạo Phan Đăng Lưu đã trùng với quĩ đạo Nguyễn Ái Quốc. Phan Đăng Lưu còn đọc Tư bản của Mác bằng tiếng Pháp và là một trong những người cộng sản Việt Nam đầu tiên nghiên cứu kinh tế chính trị và học thuyết giá trị thặng dư của Mác.

3, Sự nghiệp báo chí :
Viết báo, làm báo là việc quan tâm của Bác Hồ. Ở Pháp, ở Thái Lan, ở Quảng Châu, ở Cao Bằng, ở đâu Hồ Chí Minh cũng làm báo, ra báo, là tác giả hàng ngàn bài báo, bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt, coi công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng cách mạng. Phan Đăng Lưu cũng thế.
Năm 1930, bị giam ở Buôn Ma thuột, Phan Đăng Lưu vừa viết nhật ký, vừa học tiếng Ê đê, ra tờ Doãn đê tù báo.(Doãn tiếng Êđê nghĩa là Việt) để tuyên truyền lính người Thượng.
Khi tù chính trị Buôn Ma Thuột đấu tranh tuyệt thực, địch định để cho chết không ai biết, Phan Đăng Lưu đã bí mật viết tin cho một tờ báo của người Pháp ở Sài Gòn, đưa vụ việc ra công luận, khiến kẻ địch phải nhượng bộ.

Năm 1933, Phan Đăng Lưu viết báo nhờ gửi sang Pháp, việc bại lộ, bị tăng thêm 5 năm tù.
Năm 1936, Chính phủ Bình dân lên cầm quyền bên Pháp, ra lệnh ân xá, Phan Đăng Lưu được thả, đưa về quản thúc ở Huế.
Thời kỳ 1936 -  39, lịch sử cách mạng gọi là thời kỳ Đông Dương đại hội, báo chí công khai của Đảng tuyên truyền đòi dân sinh dân chủ, huy động nhân dân đưa yêu sách đến Gô - Đa, phái viên của Chính phủ Bình dân Pháp.
Đây là thời kì hoạt động báo chí sôi nổi nhất của Phan Đăng Lưu với hàng trăm bài báo, đăng trên các báo Dân, Dân tiến, Dân muốn, Sông Hương tục bản... với các bút danh Đông Tùng, Phi Bằng, Bằng Phi, Sông Hương... (xem Nguyễn Thành, Phan Đăng Lưu, tiểu sử, tác phẩm, NXB Thuận hoá 1998).

Kiến thức rộng, ngòi bút sắc sảo, Phan Đăng Lưu xứng đáng với câu "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" Nguyễn Đình Chiểu viết năm 1860, thành một nhà báo cánh tả tiên phong của Cách mạng Việt Nam.
Chẳng hẹn mà nên, quĩ đạo Phan Đăng Lưu lại một lần nữa trùng với quĩ đạo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

4, Bút pháp:
Về bút pháp Hồ Chí Minh thì đã có rất nhiều tác giả, uyên bác và đủ thẩm quyền, với hàng trăm bài viết, tham luận này không nói lại, chỉ xin tóm tắt: Bác Hồ viết ngắn gọn và hài hước.
Hài là sức mạnh của văn học, nhờ bút pháp hài, những bài báo như: Vi hành, Va - ren và Phan Bội Châu đã thành tác phẩm văn học.
Trong sáng tác của mình (xem sách đã dẫn) Phan Đăng Lưu đã sử dụng nhiều thủ pháp hài, trong đó có cách "chiếu radio", ngày nay ta gọi là chiếu điện, chiếu X quang để vạch trần tâm địa đối phương.
Phạm X. lăm le tranh chức Viện trưởng Dân biểu Trung kỳ với Huỳnh Thúc Kháng, là một người nghiện, mồm nói thì hay ho, mà "chiếu radio", trong bụng lại thấy toàn bàn đen và thuốc phiện.

Ông Nghị Y., nhà cầm quyền giới thiệu ra tranh cử, chiếu điện, thấy trong đầu chỉ cái khoang đếm tiền là còn sáng, còn các khoang khác thì chứa toàn bã đậu v.v...
Thủ pháp này về sau Tự lực văn đoàn cũng thường vận dụng trên các báo Ngày nay, Phong hoá.

5, Học và sử dụng tiếng Pháp:
Tiếng Pháp, ngôn ngữ sang trọng nhất Tây phương thế kỷ 19, nhiều người cho là khó.
Thời còn thuộc Pháp, ở ta, là ngôn ngữ chính thức, học sinh học tiếng Pháp từ lớp 2, ở một tỉnh ham học như Nghệ An, số người giỏi tiếng Pháp cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ai cũng biết thấm nhuần được một ngoại ngữ không đơn giản, đó là chuyện "học đổi mạng" (chữ của Phan Ngọc).

Nguyễn Ái Quốc sống giữa lòng nước Pháp, tự mình học tập, nhờ bền gan bền chí, đến chỗ làm chủ được ngôn ngữ Pháp, để dùng nó như một công cụ, một phương tiện hoạt động cách mạng.
Phan Đăng Lưu ở trong nước, miệt mài tự học là chính.
Huỳnh Thúc Kháng viết : Ông Lưu là người rất chăm học.
Ngay ở trong tù, thấy mẩu giấy, tờ báo, đều nhặt lên, có chữ thì đọc, không có chữ thì cất làm giấy viết.
Ông học thuộc cả từ điển Pháp.
Căn cứ vào các bài viết còn để lại, có thể nói Hồ Chí Minh và Phan Đăng Lưu là hai nhà cách mạng giỏi tiếng Pháp ở Việt Nam và đó cũng là điểm tương đồng, giao hội giữa Hồ Chí Minh và Phan Đăng Lưu.

6, Phong cách:
Tố Hữu viết: Anh Lưu tập nhu thuật, ăn uống đạm bạc mà vẫn mạnh khoẻ, nằm xuống là ngủ được.
Phan Đăng Tài viết: Phan Đăng Lưu sống lạc quan, giản dị, ăn uống đạm bạc, quần áo sơ sài, không nhằm lợi ích riêng mà hướng về một mục tiêu duy nhất: phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Lê Duẩn viết: Phan Đăng Lưu là một trí thức cách mạng tiêu biểu, là tấm gương về phẩm chất, đạo đức cách mạng.

7, Bức thư cuối cùng:
Khi bác Lưu còn ở nhà, tôi chưa ra đời. Nay vào nhà lưu niệm, xem ảnh, thấy thật giống anh Tề, con trai bác.
Đến khi đọc đến Bức thư cuối cùng thì thật ngỡ ngàng.
Thư viết trong khám tử hình, gần một tháng trước ngày hy sinh, vừa biện hộ cho mình, vừa tố cáo chế độ, vừa an ủi gia đình, nghĩa lớn, tình riêng, được diễn đạt bằng một thứ Pháp văn điêu luyện, xao xuyến lòng người.
Xem thư, tôi như "thấy" được bác Lưu rõ hơn là xem ảnh: một trí thức cách mạng, một chiến sĩ anh hùng chịu hy sinh vì độc lập dân tộc ở tuổi đời 39.

Bức thư chỉ hơn 400 chữ, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng ở Hà Nội, là tư liệu có giá trị như một tác phẩm văn học, là anh linh còn lại của Phan Đăng Lưu.
Hiện đã có bản dịch ra tiếng Việt mà xem ra chưa xứng với nguyên tác.
Như một sự trùng hợp:
Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh viết Ngục trung nhật kí bằng chữ Hán. Trong khám tử hình Sài Gòn, Phan Đăng Lưu viết bức thư cuối cùng bằng Pháp văn. Hai nhân vật, một cách làm, bác học mà không ai cho là phi dân tộc.

8, Kết luận:
Tôi là kẻ hậu sinh, hậu học, đến với đề tài Phan Đăng Lưu, không chừng bị đàm tiếu: Thấy người sang bắt quàng làm họ.
Thật ra, Phan Đăng Lưu họ Mạc, dòng dõi Mạc Đĩnh Chi, chi họ này mới đến Hoa Thành từ thế kỷ 17.
Còn họ chúng tôi, dòng dõi tiến sĩ Phan Tất Thông đã ở Nghệ An hơn 600 năm nay.
Tuy vậy, cũng có liên quan: Cụ Phán, thân sinh ông Lưu, với cha tôi là con o con cậu, nhà ở liền xóm. Cụ Phán là người "giao chỉ" (hai ngón chân cái khuỳnh ra, giao vào nhau), người thông minh khoáng đạt, đến quan huyện quan phủ cụ cũng xem thường. Cụ bà là người cực kỳ hiền lành, cả đời không làm hại ai. Có vậy mới sinh được ông Lưu, ông Tài.

Cha tôi kể: Khi còn ở nhà, bác Lưu hay sang nhà tôi chơi, ngồi chõng tre, ăn khoai luộc, uống nước chè xanh. Bác đậm người, rất hiền, hay cười, đọc sách cả ngày.
Cha tôi kể: Trên chuyến xe lửa Hà Nội - Sài Gòn năm ấy, bác mặc áo dài tàu, đội mũ tàu, nói tiếng Quảng Đông.
Mật thám tưởng người Hoa, đã bỏ đi, sau vì có chỉ điểm nó mới quay lại và bắt bác.
Đó là ngày 22 - 11 - 1940.
Hôm sau thì nổ ra khởi nghĩa Nam Kỳ.
Khởi nghĩa không thành, bị đàn áp, máu xương tràn vào tận Ngọc Hiển, Cà Mau.
Phan Đăng Lưu bị chính phủ Pê - tanh xử tử hình tại Hóc Môn ngày 25 - 5 -1941 tức là ngày 29 tháng tư năm Kỉ Dậu.
Gia đình lấy ngày 29 tháng tư năm âm lịch hàng năm làm ngày giỗ.

Bằng phẩm chất con người xứ Nghệ và ý chí cách mạng, Phan Đăng Lưu đã tự đi vào con đường Hồ Chí Minh, như cành cây vươn về phía ánh sáng và đã có những cống hiến nhất định, nêu tấm gương toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, chịu sự hy sinh cao nhất, thành một liệt sĩ cách mạng tiền bối, một tia sáng đẹp bên cạnh hào quang Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) hơn Phan Đăng Lưu (1902 - 1941) một giáp.
Trong lịch sử, từng xuất hiện một cặp Nghệ - Tĩnh cũng hơn kém nhau một giáp: Nguyễn Huệ (1753 - 1792) và Nguyễn Du (1765 - 1820), dẫu bất tương đồng mà đều đạt đến những giá trị vĩnh cửu, đỉnh cao dân tộc.

P.T
(
168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM ĐÌNH ÂN(Nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất của Thế Lữ 3-6-1989 – 3-6-2009)Nói đến Thế Lữ, trước tiên là nói đến một nhà thơ tài danh, người góp phần lớn mở đầu phong trào Thơ Mới (1932-1945), cũng là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ Mới buổi đầu. Ông còn là cây bút văn xuôi nghệ thuật tài hoa, là nhà báo, dịch giả và nổi bật là nhà hoạt động sân khấu xuất sắc, cụ thể là đưa nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước nhà trở thành chuyên nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

  • THÁI DOÃN HIỂUPhàm trần chưa rõ vàng thauChân tâm chẳng biết ở đâu mà tìm.                                VẠN HẠNH Thiền sư

  • HỒ THẾ HÀ  Thi ca là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Nó là điển hình của cảm xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức - “hình thức mang tính quan niệm” cũng rất đặc biệt. Sự “quái đản” trong sử dụng ngôn từ; sự chuyển nghĩa, tạo sinh nghĩa trong việc sử dụng các biện pháp tu từ; sự trừu tượng hoá, khái quát hoá các trạng thái tình cảm, hiện thực và khát vọng sống của con người; sự hữu hình hoá hoặc vô hình hoá các cảm xúc, đối tượng; sự âm thanh hoá theo quy luật của khoa phát âm thực nghiệm học (phonétique  expérimentale)...đã làm cho thi ca có sức quyến rũ bội phần (multiple) so với các thể loại nghệ thuật ngôn từ khác.

  • LÊ XUÂN LÍTHỏi: Mã Giám Sinh sau khi mua được Kiều, Mã phải đưa Kiều đi ròng rã một tháng tròn mới đến Lâm Tri, nơi Tú Bà đang chờ đợi. Trên đường, Mã đâm thèm muốn chuyện “nước trước bẻ hoa”. Hắn nghĩ ra đủ mưu mẹo, lí lẽ và hắn đâm liều, Nguyễn Du viết:              Đào tiên đã bén tay phàm              Thì vin cành quít, cho cam sự đờiĐào tiên ở đây là quả cây đào. Sao câu dưới lại vin cành quít? Nguyễn Du có lẩm cẩm không?

  • CHU ĐÌNH KIÊN1. Có những tác phẩm người đọc phải thực sự “vật lộn” trên từng trang giấy, mới có thể hiểu được nhà văn muốn nói điều gì. Đó là hiện tượng “Những kẻ thiện tâm” (Les Bienveillantes) của Jonathan Littell. Một “cas” được xem là quá khó đọc. Tác phẩm đã đạt hai giải thưởng danh giá của nước Pháp là: giải Goncourt và giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp.

  • PHONG LÊSinh năm 1893, Ngô Tất Tố rõ ràng là bậc tiền bối của số rất lớn, nếu không nói là tất cả những người làm nên diện mạo hiện đại của văn học Việt Nam thời 1932-1945. Tất cả - gồm những gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, Tự Lực văn đoàn và trào lưu hiện thực đều ra đời sau ông từ 10 đến 20 năm, thậm chí ngót 30 năm.

  • HẢI TRUNGHiện tượng ngôn ngữ lai tạp hay gọi nôm na là tiếng bồi, tiếng lơ lớ (Pidgins và Creoles) được ngành ngôn ngữ học đề cập đến với những đặc trưng gắn liền với xã hội. Nguồn gốc ra đời của loại hình ngôn ngữ này có nhiều nét khác biệt so với ngôn ngữ nói chung. Đây không chỉ là một hiện tượng cá thể của một cộng đồng ngôn ngữ nào, mà nó có thể phát sinh gắn liền với những diễn biến, những thay đổi, sự phát triển của lịch sử, xã hội của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác nhau.

  • BÙI NGỌC TẤN... Đã bao nhiêu cuộc hội thảo, bao nhiêu cuộc tổng kết, bao nhiêu cuộc thi cùng với bao nhiêu giải thưởng, văn chương của chúng ta, đặc biệt là tiểu thuyết vẫn chẳng tiến lên. Rất nhiều tiền của bỏ ra, rất nhiều trí tuệ công sức đã được đầu tư để rồi không đạt được điều mong muốn. Không có được những sáng tác hay, những tác phẩm chịu được thử thách của thời gian. Sự thất thu này đều đã được tiêu liệu.

  • NGUYỄN HUỆ CHICao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã nhiều sử liệu viết về cuộc xử án vua Duy Tân và các lãnh tụ khởi xướng cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 5-1916, mà trong đó hai chí sĩ Thái Phiên - Trần Cao Vân là hai vị đứng đầu. Tất cả các sử liệu đều cho rằng, việc hành hình đối với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu diễn ra vào sáng ngày 17-5-1916. Ngay cả trong họ tộc hai nhà chí sĩ, việc ghi nhớ để cúng kỵ, hoặc tổ chức kỷ niệm cũng được tính theo ngày như thế.

  • PHONG LÊBây giờ, sau 60 năm - với bao là biến động, phát triển theo gia tốc lớn của lịch sử trong thế kỷ XX - từ một nước còn bị nô lệ, rên xiết dưới hai tầng xiềng xích Pháp-Nhật đã vùng dậy làm một cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, rồi tiến hành hai cuộc kháng chiến trong suốt 30 năm, đi tới thống nhất và phát triển đất nước theo định hướng mới của chủ nghĩa xã hội, và đang triển khai một cuộc hội nhập lớn với nhân loại; - bây giờ, sau bao biến thiên ấy mà nhìn lại Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943(1), quả không khó khăn, thậm chí là dễ thấy những mặt bất cập của Đề cương... trong nhìn nhận và đánh giá lịch sử dân tộc và văn hoá dân tộc, từ quá khứ đến hiện tại (ở thời điểm 1943); và nhìn rộng ra thế giới, trong cục diện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại; và gắn với nó, văn hoá, văn chương - học thuật cũng đang chuyển sang giai đoạn Hiện đại và Hậu hiện đại...

  • TƯƠNG LAITrung thực là phẩm chất hàng đầu của một người dám tự nhận mình là nhà khoa học. Mà thật ra, đâu chỉ nhà khoa học mới cần đến phẩm chất ấy, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà văn hoá... và bất cứ là "nhà" gì đi chăng nữa, trước hết phải là một con người biết tự trọng để không làm những việc khuất tất, không nói dối để cho mình phải hổ thẹn với chính mình. Đấy là trường hợp được vận dụng cho những người chưa bị đứt "dây thần kinh xấu hổ", chứ khi đã đứt mất cái đó rồi, thì sự cắn rứt lương tâm cũng không còn, lấy đâu ra sự tự phản tỉnh để mà còn biết xấu hổ. Mà trò đời, "đã trót thì phải trét", đã nói dối thì rồi cứ phải nói dối quanh, vì "dại rồi còn biết khôn làm sao đây".

  • MÃ GIANG LÂNVăn học tồn tại được nhiều khi phụ thuộc vào độc giả. Độc giả tiếp nhận tác phẩm như thế nào? Tiếp nhận và truyền đạt cho người khác. Có khi tiếp nhận rồi nhưng lại rất khó truyền đạt. Trường hợp này thường diễn ra với tác phẩm thơ. Thực ra tiếp nhận là một quá trình. Mỗi lần đọc là một lần tiếp nhận, phát hiện.

  • HÀ VĂN LƯỠNGTrong dòng chảy của văn học Nga thế kỷ XX, bộ phận văn học Nga ở hải ngoại chiếm một vị trí nhất định, tạo nên sự thống nhất, đa dạng của thế kỷ văn học này (bao gồm các mảng: văn học đầu thế kỷ, văn học thời kỳ Xô Viết, văn học Nga ở hải ngoại và văn học Nga hậu Xô Viết). Nhưng việc nhận chân những giá trị của mảng văn học này với tư cách là một bộ phận của văn học Nga thế kỷ XX thì dường như diễn ra quá chậm (mãi đến những thập niên 70, 80 trở đi của thế kỷ XX) và phức tạp, thậm chí có ý kiến đối lập nhau.

  • TRẦN THANH MẠILTS: Nhà văn Trần Thanh Mại (1908-1965) là người con xứ Huế. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở đây và một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thanh Mại toàn tập (ba tập) cũng đã được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2004.Vừa rồi, nhà văn Hồng Diệu, trong dịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Trần Thanh Mại, đã tìm thấy trang di cảo lưu tại gia đình. Bài nghiên cứu dưới đây, do chính nhà văn Trần Thanh Mại viết tay, có nhiều chỗ cắt dán, thêm bớt, hoặc mờ. Nhà văn Hồng Diệu đã khôi phục lại bài viết, và gửi cho Sông Hương. Chúng tôi xin cám ơn nhà văn Hồng Diệu và trân trọng giới thiệu bài này cùng bạn đọc.S.H

  • TRẦN HUYỀN SÂMLý luận văn học và phê bình văn học là những khái niệm đã được xác định. Đó là hai thuật ngữ chỉ hai phân môn trong Khoa nghiên cứu văn học. Mỗi khi khái niệm đã được xác định, tức là chúng đã có đặc trưng riêng, phạm trù riêng. Và vì thế, mục đích và ý nghĩa của nó cũng rất riêng.

  • TRẦN THÁI HỌCCó lẽ chưa bao giờ các vấn đề cơ bản của lý luận văn nghệ lại được đưa lên diễn đàn một cách công khai và dân chủ như khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Vấn đề tuyên truyền trong nghệ thuật tuy chưa nêu thành một mục riêng để thảo luận, nhưng ở nhiều bài viết và hội nghị, chúng ta thấy vẫn thường được nhắc tới.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO...Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”...

  • BẢO CHI                 (lược thuật)Từ chiều 13 đến chiều 15-8-2003, Hội nghị Lý luận – Phê bình văn học (LL-PBVH) toàn quốc do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại khu nghỉ mát Tam Đảo có độ cao 1.000 mét và nhiệt độ lý tưởng 23oc. Đây là hội nghị nhìn lại công tác LL-PBVH 28 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất và sau 54 năm Hội nghị tranh luận Văn nghệ tại Việt Bắc (1949). Gần 200 nhà LL-PB, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và khách mời họp mặt ở đây đã làm nóng lên chút đỉnh không khí ôn hoà của xứ lạnh triền miên...

  • ĐỖ LAI THÚY                Văn là người                                  (Buffon)Cuốn sách thứ hai của phê bình văn học Việt Nam, sau Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, thuộc về Trần Thanh Mại (1911 - 1965): Trông dòng sông Vị (1936). Và, mặc dù đứng thứ hai, nhưng cuốn sách lại mở đầu cho một phương pháp phê bình văn học mới: phê bình tiểu sử học.