Điềm Phùng Thị - Nghệ sĩ tài hoa thế kỷ XX: Những con số kỳ diệu của điêu khắc

08:49 19/09/2013

Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.  

Điềm Phùng Thị dùng 7 “ký hiệu” để cấu thành thế giới tạo hình riêng

Để được công nhận là Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật châu Âu và tên được ghi vào Từ điển Larousse về tranh và tượng của thế kỷ XX, thành tựu ấy đòi hỏi một quá trình lao động rất cao ở một phụ nữ Việt Nam “bé nhỏ”...

Lao động miệt mài

Sau khi thành công rực rỡ ở châu Âu, cuối đời, ước mơ quy cố hương của bà trở thành hiện thực. Về Huế, bà được mời ở một ngôi nhà đẹp xây dựng từ năm 1930 với phong cách Pháp (số 1 đường Phan Bội Châu, TP Huế). Tại đây, bà dành nhiều thời gian để sáng tác và giảng dạy cho trẻ mồ côi và trẻ câm điếc.

Theo tâm nguyện: "Tôi tặng toàn bộ tác phẩm cho nhân dân TP Huế", bà đem về toàn bộ số tác phẩm còn giữ lại ở Pháp với số lượng gần 300 tác phẩm lớn nhỏ, đa số là tượng. Riêng những tác phẩm bà mới sáng tác ở Huế và TP HCM cũng lên đến hàng trăm. Trong ngôi nhà số 1, đang có khoảng 30 tác phẩm điêu khắc, tranh thêu và những đồ trang sức tinh xảo bằng kim loại hoặc gỗ được trưng bày.

Trước khi qua đời vài tháng, bà còn quyết định chuyển một số tác phẩm còn lại ở TP HCM (trên 130 tác phẩm) và Pháp (trên 50 tác phẩm) về Huế. Theo tập catalogue “Nghệ thuật Điềm Phùng Thị” dày 267 trang được xuất bản năm 1997, hiện nay tại Pháp có rất nhiều tác phẩm của bà được dựng lên ở nhiều trường học, công viên, bảo tàng, bệnh viện...

Nhìn chung, các tác phẩm của bà vừa thể hiện một phong cách nghệ thuật đa dạng, có thể thích nghi với không gian kiến trúc rộng lớn, vừa có thể làm món đồ trang trí nghệ thuật nội thất. Khối tài sản văn hóa quý giá ấy đã được giới thiệu với công chúng Thủ đô năm 1978 tại Trung tâm Mỹ thuật Hà Nội, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có cuộc triển lãm nghệ thuật tự do, đương đại và trừu tượng.

Sau 1992 về Việt Nam, bà đã triển lãm nhiều nơi và thiết lập cơ sở tại số 1 đường Phan Bội Châu, TP Huế, trưng bày 150 tác phẩm và cư trú luôn tại đó. Năm 1996, bà mở lớp dạy mỹ thuật miễn phí cho trẻ em. Hầu hết tác phẩm của bà được làm bằng đủ loại chất liệu: Nhựa tổng hợp, đồng, nhôm, đá, đá ngọc, đất sét, thạch cao, sơn mài cẩn vỏ trứng, giấy, màu dầu... Và với mảnh xác máy bay B52, Điềm Phùng Thị có một mảng tác phẩm riêng về đề tài chiến tranh - hoà bình.

Sáng tạo

Đậm chất nữ tính trong mảng sáng tác về con người
Đậm chất nữ tính trong mảng sáng tác về con người

Tác phẩm của Điềm Phùng Thị vừa sang trọng vừa giản dị. Ngôn ngữ mới mà giản tiện, giống như trẻ con chơi trò  xếp hình, bà chỉ có 7 “chữ cái” để cấu thành thế giới tạo hình riêng của bà- gọi là “những ký hiệu” (signs). Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là 7 mẫu tự, giáo sư Trần Văn Khê gọi là 7 nốt nhạc và các nhà nghiên cứu nghệ thuật châu Âu thì gọi là những mô-đun (modules). Các tác phẩm của bà là sự sắp xếp, lựa chọn bố cục, biến tấu và lắp ghép những mẫu tự ấy. 

Tiếng nói các mẫu tự làm nên thế giới riêng của Điềm Phùng Thị cũng có sự góp phần đáng kể của chất liệu. Bà thể nghiệm nhiều chất liệu một cách khéo léo, để đem lại những điểm nhấn trung tâm trong một mô hình tác phẩm. Ở các tác phẩm chỉ sử dụng một chất liệu như chì gò, gỗ, đất nung và đồng, ta thấy sự uyển chuyển trong bố cục, đặc biệt các tượng đài đều có chung một đặc điểm về cấu trúc không gian mang dáng dấp kỷ hà, giàu tính biểu tượng rất phù hợp với phong cách kiến trúc châu Âu hiện đại.

Điềm Phùng Thị lựa chọn cho mình góc nhìn riêng, đậm chất nữ tính. Nếu hiểu theo nghĩa tương đối, góc nhìn này ít nhiều đã tạo nên những dấu ấn độc đáo, khẳng định tài năng điêu khắc của bà trong mảng sáng tác về con người. Ở mảng này, quan điểm thẩm mỹ của bà tập trung cao độ cho sự hài hòa, gợi cảm từ thân thể con người, tạo thành cảm thức tươi mát và tinh tế, được thể hiện bằng các hình thể đơn giản hóa đến mức cao độ và mang tinh thần trừu tượng. Khi cần, những khối hình rắn vẫn có đường nét uyển chuyển mềm mại, để mô phỏng các hình tượng thường thấy trong đời sống của giới cần lao, qua những khối đá im lìm.

Điều khiến cho các tác phẩm của Điềm Phùng Thị không xa lạ với tư duy cảm tính phương Đông, đặc biệt "Việt Nam", là sự thể hiện những dạng thức hướng nội. Điều này càng dễ nhận thấy trong số những tác phẩm mang tư tưởng triết lý và chiêm nghiệm tâm linh, đòi hỏi người xem "cảm nhận" nhiều hơn là hiểu. Vì vậy, một số bức tượng sắp xếp theo ngôn ngữ của bảy mô-đun, ban đầu thấy rất khó hiểu, đòi hỏi phải có tư duy nghệ thuật mới đánh giá được. 

Đỉnh cao trong thành tựu tác phẩm của Điềm Phùng Thị là đã thâu tóm vào tác phẩm của mình tinh thần văn hóa Á, Âu một cách nhuần nhuyễn, đơn giản, gạn lọc và khoa học. Giới phê bình mỹ thuật châu Âu đánh giá cao nghệ thuật Điềm Phùng Thị ở sự thể hiện tâm hồn Á Đông gần gũi là do vậy. 

Làm nghệ thuật là sáng tạo những điều mọi người chưa từng nghĩ đến. Trong lĩnh vực điêu khắc cũng vậy. Khi xem Triển lãm Điềm Phùng Thị tại Hà Nội (năm 1995), nhà thơ Tố Hữu nhận xét: Với 7 ký hiệu (signs), Điềm Phùng Thị là một tạo hoá trong điêu khắc...!

Theo giaoducthoidai.vn

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo thông tin kêu gọi các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho Lễ tế Xã Tắc năm 2011 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, theo đó Lễ tế Xã Tắc năm nay sẽ được tổ chức vào lúc 18h 30 đến 21h30 ngày Giáp Tuất 16/2 âm lịch (nhằm ngày 20/3).

  • Nhân chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam, chiều ngày 25/2, đoàn nhà văn Nga đã đến thăm Tạp chí Sông Hương và gặp mặt thân mật với các nhà văn Thừa Thiên Huế.

  • Chiều ngày 18/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo để công bố quy định, thể lệ Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II do đồng chi Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

  • Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.

  • Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 16/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức chương trình thơ với chủ đề “ Đêm thơ Hương Thủy”.

  • Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX, sáng ngày 16/02, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi viếng mộ các văn nghệ sĩ đã khuất.

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 15/2, tại Hội trường UBND huyện Hương Trà đã diễn ra đêm thơ “Sông Bồ một miền thơ”.

  • Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế  - Nguyên Tiêu Tân Mão 2011, chiều ngày 14/2, tại 15 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức buổi tọa đàm và trao đổi với diễn giả - nhà văn hóa Cao Huy Thuần về chủ đề “ Hạnh phúc trong thơ”

  • Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.

  • Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.

  • Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.

  • Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.

  • Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

  • Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

  • Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.

  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.

  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.

  • Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.

  • Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.

  • Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.