Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
Biệt thự Morin bỏ hoang
Nhân viên bán vé cho biết: xe đi trong ngày giá 900.000đ; đi hai ngày giá 1,1 triệu đồng; hình thức đưa đón là xe sẽ chở đến một điểm bất kỳ theo yêu cầu của khách và chỉ một điểm mà thôi, thả khách xuống, ai thích đi đâu thì đi, hẹn giờ về, xe lại đón. Giá cả trên áp dụng cho tất cả khách, dù đi một mình hay đi theo đoàn. Chúng tôi thắc mắc: mười người hay một người đi cũng chừng đó tiền là sao? Câu trả lời là: quy định như thế. Vì vậy, chúng tôi đành chờ gần một giờ để tìm thêm khách ghép vào. Ngày hôm sau, khi quay về, có hai khách hôm trước thuê 1,1 triệu, chúng tôi thương lượng với trung tâm dồn sáu người vào xe 16 chỗ, bớt tiền cho khách vì không cần phải hai lần đón, nhưng câu trả lời là: không được!
Tại biệt thự Sao La, giá phòng ngủ là 500.000đ/ngày đêm. Không bàn chải, kem đánh răng, không nước uống, không dép đi trong phòng, không ti vi, internet, không thảm chùi chân, không màn dù muỗi nhiều vô kể. Quanh biệt thự, rác, lá cây tràn ngập. Hệ thống nước sinh hoạt thì rỉ rả. Các biệt thự khác như Cẩm Tú, Phong Lan thì hư hỏng nặng, không sử dụng được. Thảm hại nhất là biệt thự Morin như ngôi nhà hoang với hệ thống cửa, hàng rào gãy nát, lá cây chất chồng, vỏ chai, ghế gãy, chứng tỏ lâu ngày không được sử dụng. Từ biệt thự này, có đường đến km số 0, dẫn lên đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450m.
Nơi đây, phóng tầm mắt về hướng Bắc là thấy thành phố Huế, nhìn về hướng Đông Nam thấy toàn bộ hệ thống đầm phá vùng Cầu Hai, Cảnh Dương. Ngay trên đỉnh, có một căn nhà hình lục giác, được gọi là Hải Vọng đài. Thật không ngờ nơi có bia đá với hàng chữ Non thiêng Bạch Mã, mà nhiều người kỳ vọng chẳng kém non thiêng Yên Tử, lại thảm hại như thế. Cửa kính vỡ nát, chai lọ, rác rưởi đầy trong phòng trệt. Lên lầu, điều làm du khách chạnh lòng, là ba tượng Phật được đặt trên mấy viên đá và bệ cửa sổ, lạnh tanh nhang khói. Hai kính viễn vọng được đặt để du khách nhìn đã hư nát từ bao giờ.
Quay về, chúng tôi gặp một đoàn khách từ thành phố Huế lên. Một phụ nữ lớn tuổi trong đoàn nói: “Cô lên đây lần đầu, cũng là lần cuối, không bao giờ quay lại nữa. Vì sao à? Vì mình đi chơi, nghe giới thiệu loạn lên, nhưng đến các thác, vườn cây, chim chóc, không hề có bảng chỉ dẫn cho du khách, đường mòn thì nhiều nên không dám đi. Nhóm của cô đang ngồi chờ năm người đi thác Đỗ Quyên bị lạc đường. Họ yêu cầu mình không được xả rác, nhưng đố tìm đâu ra được thùng rác mà bỏ”.
Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường của Vườn quốc gia Bạch Mã, khi trả lời chúng tôi, đã thừa nhận những khiếm khuyết trên. Theo ông Linh, lỗi là do nhân viên kiểm lâm, hướng dẫn, dù đã được phân công, nhưng không thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ; các thùng rác ngay trên đường dẫn vào các điểm du lịch không có là lỗi của trung tâm không làm; hệ thống bảng chỉ dẫn bị sụp đổ chưa dựng lại.
Việc dịch vụ yếu kém, biệt thự bỏ hoang, nguyên nhân chính là điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, một năm chỉ được mấy tháng hè đón khách, còn lại mưa ẩm. Bạch Mã là nơi có lượng mưa lớn nhất nước, gần như mưa quanh năm, nên hệ thống điện, nước bị hư hỏng liên tục, các nhà đầu tư, dù đã kêu gọi nhiều, kể cả nước ngoài, nhưng họ từ chối. Các khu Morin, Cẩm Tú, họ đầu tư làm được khoảng hai năm, thua lỗ nghiêm trọng, nên đành bỏ hoang.
Ông Linh cho biết, giá xe đưa đón khách như trên trong khi chiều dài chỉ 16km là quá cao, nhưng Trung tâm bất lực. Trước đây Trung tâm đã làm nhưng lỗ, đành thuê xe ngoài, yêu cầu họ hạ giá mà không được, vì họ cho là dốc cao, đường bê tông làm xe mau hư, phí duy tu bảo dưỡng lớn. Sự bị động phương tiện đưa đón, cộng với thời tiết quá khắc nghiệt khiến dịch vụ du lịch yếu kém nhưng đành chịu.
Tất nhiên, thiệt thòi cuối cùng vẫn thuộc về du khách. Trả lời câu hỏi: “Tương lai của du lịch sinh thái-dịch vụ tại đây sẽ ra sao?”, ông Linh buông mấy chữ: “Khó nói lắm”!
Nguồn phunuonline.com
(SHO) - Chiều ngày 9/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách “Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ... quên quên” của tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định, tại trụ sở số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Phát triển không gian văn hóa” của Sông Hương năm 2013.
Nhân ngày lễ Chung thất của cố nhạc sĩ Văn Giảng, vào tối ngày 26/6, Ban Điều hành Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán tổ chức Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng với chủ đề “Từ đàm quê hương tôi” tại hội trường Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 22/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về với Sông Hương”của 15 họa sĩ và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.
Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, sáng 19/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tạp chí văn nghệ địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam” tại hội trường nhà hàng nổi Sông Hương.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thành lập tạp chí Sông Hương, “Lễ hội tri ân dòng sông” được tổ chức tối ngày 18/6 trên dòng sông Hương huyền thoại là một dấu ấn khó quên trong dòng chảy thi ca bất tận.
Hòa cùng không khí Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chương trình Sắp đặt nghệ thuật Áo Thơ được khai mạc vào chiều ngày 18/6, tại công viên Tứ Tượng, tp Huế.
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
(SHO) - Sáng ngày 14/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu bộ sách nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương (1983-2013) tại trụ sở 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:
Nằm trong chuỗi hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013, chiều 4/6 tại TP. Huế, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm tranh, ảnh về môi trường và Lễ trao giải Cuộc thi quốc gia “Vẽ tranh cổ động về môi trường năm 2012”.
Từ ngày 29 - 31/5, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên khóa 13 Khoa Mỹ thuật ứng dụng với chủ đề “Ý tưởng cho cuộc sống thật”, tại số 10 Tô Ngọc Vân, TP Huế.
Sáng ngày 30/5, tại trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học.” Đến dự có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, các giảng viên đại học trên toàn quốc, các học viên, nghiên cứu sinh và đông đảo sinh viên Đại học Huế
SHO - Tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013) diễn ra từ 17/5 đến 24/5 tại Huế đã kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng chư Tăng ni, Phật tử và người dân Cố đô.
Chiều tối ngày 23/5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Mộc Dục tại lễ đài chùa Diệu Đế, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế và lễ Rước Phật từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm.
(SH) - Tối ngày18/5, tại số 01 Lê Lợi, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”.
(SH) - Vào chiều ngày 17/5, tại 15 Lê Lợi, TP.Huế đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên Mẹ vợ của tôi. Đã có khoảng 200 bức ảnh được sắp sếp để nói lên một chủ đề rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng cũng rất độc đáo để nói lên một điều mà không phải tất cả chúng ta đều dễ nói.
Sáng 17/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế tổ chức triển lãm chuyên đề "Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động kỷ niệm 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2013).
(SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.
SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.