GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung
Duyên dáng, mẫn tiệp, hào phóng, người phụ nữ đã lục tuần này vẫn có sức thu hút, quyến rũ một cách lạ lùng. Tôi lần đầu tiên biết đến chị vì mê Hamvas Bela qua tác phẩm “Câu chuyện vô hình và đảo” mà chị là dịch giả.
Tuy nhiên, phải đến lần chị về Việt Nam năm 2014, trong sự kiện tọa đàm về “Trinh nữ ma-nơ- canh” của tác giả Lê Anh Hoài. Chị ngồi hàng ghế dưới, áo khoác sẫm mầu và chiếc khăn quàng dài màu sáng duyên dáng, cặp mắt sáng rực với một thần thái đặc biệt. Tôi phát hiện ra đó chính là dịch giả của “Những câu chuyện vô hình và đảo” và những tác phẩm khác nữa của văn học Hungary.
Chúng tôi nhanh chóng quen nhau. Khi đó tôi còn là người phụ trách của Trung tâm văn hóa Heriage Space, đã nhanh chóng đề nghị với chị một cuộc nói chuyện về Hamvas Bela tại Trung tâm. Ơn trời là sau vài trục trặc, talk show được thực hiện và thành công.
Khán giả của chị hôm đó, cũng như trước và những cuộc về sau mà tôi có tham dự, chủ yếu là những người trẻ, những trí thức trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi cũng nhìn thấy vẻ mặt hạnh phúc của họ khi được trò chuyện với chị. Họ liên tục đặt ra cho chị những câu hỏi về Hamvas Bela, những vấn đề triết học hấp dẫn họ nhưng không hề dễ hiểu, về công việc và cuộc sống của chị.
Điều làm cho họ (cũng như cho tôi) kinh ngạc chính là sức làm việc phi thường của chị. Ngoài công việc kiếm sống và chăm sóc con cái, mỗi một năm chị dịch hàng ngàn trang với những tác giả khó nhằn nhất của văn chương và triết học xứ này. Đó là chưa kể đến việc hầu như không ngày nào chị không viết, không ghi chép, làm thơ và dịch thơ. Có những ghi chép như một tản văn, hoặc như một tiểu luận văn chương.
Chị thường ngủ sớm vào khoảng 10 giờ, và hôm sau dậy rất sớm. Mở đầu cho một ngày, chị dịch thơ, hoặc làm thơ, hoặc viết một điều gì đấy. Sau đó, chị ăn sáng nhẹ nhàng rồi tập thiền dưới ánh nắng mặt trời trên ban công của ngôi nhà, mà chị bảo, ánh nắng ở đó rất nhẹ, chứ không tràn ngập một cách quá độ như Việt Nam.
Rồi, nếu không phải lên lớp, (chị là giáo viên dạy tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp Budapes, và kiếm sống bằng công việc này) chị bắt đầu công việc dịch thuật. Với chị tất nhiên, đó là một công việc nặng nhọc nhưng vô cùng thú vị. Chỉ khi nào cảm thấy quá tải, chị mới tự cho phép mình trốn khỏi thành phố để một mình lang thang, để lấy lại sức lực và sự cân bằng.
Điều gì khiến chị có thể say mê đến mức, bỏ qua rất nhiều thứ hấp dẫn khác để làm công việc này thế?
Chị bảo, rất buồn cười là từ khi còn là một cô bé con, chị đã mê sách, mê những câu chuyện của Grim, của Andecxen đến nỗi, vào năm lớp bốn, chị tuyên bố với bố mẹ, sau này con sẽ trở thành nhà văn (!). Tất nhiên mọi người đều chỉ coi đó như một câu chuyện của trẻ con, trong khi chị thấy nó hết sức nghiêm túc.
Rồi chị là học sinh chuyên văn của Hà Nội từ lớp bốn đến hết phổ thông. Khi sang Hungary, tất cả lớp sinh viên Việt Nam của chị lúc đó đều được phân công học ngành xây dựng để khi hết chiến tranh, trở về xây dựng đất nước. May sao, sứ quán “xem xét lại” chị và một số bạn học trong đó có nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Trương Đăng Dung, bạn đồng môn, được chuyển sang học ngành Ngôn ngữ và Văn học Hungary.
Tuy nhiên cuộc đời với những thăng trầm, biến cố, những khó khăn của đất nước, của cá nhân đã kéo một Nguyễn Hồng Nhung nồng nhiệt, tự tin rời xa những mơ ước của mình, lặn ngụp trong cái bể dâu đau thương của đời người như biết bao những số phận Việt Nam xa xứ khác, mặc cho trong lòng không ngừng day dứt.
Rồi một biến cố đến với chị vào năm 2010, đó là khi người chồng của chị mất vì bạo bệnh. Chị rơi vào tình trạng tuyệt vọng, cô đơn cùng cực, cảm giác trơ trọi, bị bỏ rơi, bị từ chối, bị ghét bỏ…
![]() |
Nhà văn Hamvas Bela |
Chị thuê một phòng trong một căn hộ ở Hà Nội, may sao được sử dụng một phần nhà kho trên tầng gần cao nhất của ngôi nhà, không tiện nghi, chăn màn sơ sài, giữa mùa đông lạnh cóng, chị dịch nốt tác phẩm đầu tiên sẽ xuất bản ở Việt Nam của Hamvas Bela: Câu chuyện vô hình và đảo.
Khi lạnh quá chị đun nước nóng cho vào túi cao su rồi để chân lên đó ngồi dịch tiếp, ăn đã có một nồi cơm điện cho gạo, bí đỏ vào nấu lẫn, hoặc bánh mỳ với… lạc.
Hình như Hamvas Bela đã cứu chị. Dịch xong cuốn sách, chị bắt đầu hy vọng. Chị hủy ý định trở về Việt Nam sống để quay lại Budapest.
Từ lúc đấy trở đi, Nguyễn Hồng Nhung quyết định trở lại với văn học, bất chấp mọi khó khăn về kinh tế vẫn còn đè nặng trên vai.
Nước Hung là quê hương thứ hai, cũng là số phận của chị. Từ khi mười tám tuổi, đánh vật với từng từ một, để đến khi nói được, hiểu được, viết được, biểu đạt được mọi trạng thái bằng thứ ngôn ngữ này, nhưng chỉ đến khi trải qua mọi thăng trầm của cuộc đời, chị mới nhận ra những điều rất đặc biệt của xứ sở này.
Nơi mà từ dãy Himalaya đã phóng chiếu xuống những luồng sáng đặc biệt, để mặt đất nơi đây luôn tươi tốt, đầy sinh khí. Điều này giống như một ân sủng kỳ diệu mảnh đất này có được. Không chỉ cây trái tốt tươi mà dưới lòng đất nơi đây có rất nhiều những mạch ngầm ấm nóng, chính là nước khoáng nóng thiên nhiên, khiến cho nó có một sức quyến rũ với bất cứ ai từng đặt chân đến.
Cũng từ nơi đây đã sinh ra những nhà thơ, những nhà triết học lừng danh, những nhà huyền môn, có thể thấu thị được thế giới, những người, mà theo chị, nếu đọc họ, ta có thể thay đổi chính mình.
Và chính là Hamvas Bela đã biến đổi chị. Biến một Nguyễn Hồng Nhung đau khổ, thất bại, đối nghịch với cuộc đời thành một người thấu hiểu, nhẫn nại, bao dung và đầy niềm vui sống, và luôn mọi nơi, mọi lúc, truyền niềm vui sống đó cho những người quanh mình.
Bởi vậy, dịch thuật với Nguyễn Hồng Nhung, cho đến thời điểm này, gần như một xác tín, giống như công việc của một thiên sứ, nhằm truyền đến mọi người những gì mà chị nhận được từ những con người vĩ đại mà chị yêu kính, như từ một Đấng Tối Cao.
Điều tôi thấy chị thường nhắc đi nhắc, bằng hình thức này hay hình thức khác, đó là trong mỗi chữ mình viết ra phải có cái tình trong đó. Tình NGƯỜI.
Một người viết ra những ý tưởng thông minh, sắc sảo, nhưng vô cảm đều không có giá trị. Một kẻ uyên bác, thông kim bác cổ nhưng không có cái tình, cũng sẽ không có cái để lại. Không dễ gì đánh lừa người đọc vì họ sẽ nhận ngay ra cái mà kẻ viết không có. Cũng nhờ vậy mà người ta có thể phân biệt được một người thông minh và một văn tài.
Tôi có thể trích bất kỳ một trang dịch nào đó của chị, cũng như một vài đoạn ghi chép của chị để bạn có thể cảm nhận được chị đã đặt tâm hồn của chị ở đó như thế nào. Đó là những trạng thái chú tâm tuyệt đối, giống như khi tập thiền, người ta phải chú tâm vào hơi thở vậy.
Bạn sẽ ngạc nhiên vì một thứ ngôn ngữ tươi rói cảm xúc, tươi rói các trạng thái mà tác giả trải qua. Cái đó có thể là một tài năng bẩm sinh, nhưng không ngừng được nuôi dưỡng và chăm sóc.
Tuy nhiên, tôi sẽ không trích, và sẽ để bạn tự tìm đến với các bản dịch cũng như các trang viết của chị.
Hiện nay, tại nhà xuất bản Tri Thức (53 - Nguyễn Du - Hà nội) vẫn tiếp tục bán những tác phẩm của Hamvas Bela mà chị đã dịch:
1/ CÂU CHUYỆN VÔ HÌNH VÀ ĐẢO (2013, 2014, 2016).
2/ MỘT GIỌT TỪ SỰ ĐỌA ĐÀY (2014, 2016).
3/ MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG (Trọn bộ 3 tập, 2016).
Và hy vọng tháng 12/2016 tới đây Trung tâm Văn hóa Đông - Tây sẽ tái bản thành công năm cuốn sách văn học cũng do chị dịch - Dịch giả NGUYỄN HỒNG NHUNG
Hà Nội 2016. September. 12
G.V
(SHSDB23/12-2016)
NGÔ MINH
Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.
NGỌC THẢO NGUYÊN
Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)
ĐỖ LAI THÚY
Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
Heidegger
Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
Heidegger
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
PHAN ĐÌNH DŨNG
Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, và Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.
NGUYỄN XUÂN HÒA
Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.
LÊ KIM PHƯỢNG
Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.
LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…
Ban Biên tập
HỒ THẾ HÀ
Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.
PHAN VĂN NAM
Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).
VĂN THÀNH LÊ
1.
Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.
ĐỖ LAI THÚY
Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.
SƠN CA
Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.
NGUYỄN THANH TÂM
…đi về đâu cũng là thế…
GIÁNG VÂN
LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.
HỒ THẾ HÀ
Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.
NGUYỄN THÀNH NHÂN
Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.”
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)
Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).