Bạn có về kinh đô Huế với tôi, cùng mở trang sách 13 đời vua, 9 đời chúa, cùng đi thăm Đại Nội, và nhớ ra sân sau cố cung, mua một chiếc vé, rồi hóa trang khoác áo, mũ, đi hài, làm hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm. Rồi vẫn phải quay lại sân sau để xem đoàn tùy tùng đi “tuần”, trống không dong nhưng cờ mở.
Khi những con thuyền rồng lướt rất chậm trên dòng sông Hương, nơi vẫn dìu dặt giọng hò sớm mai và chiều muộn. Giọng hò chưa tan vào suy nghĩ thì ánh nắng vẫn như hắt lên bóng người đãi hến, hắt lên những thân cò áo vải lặn lội sớm khuya bán bánh ướt, bánh bèo kiếm kế sinh nhai nơi bến thuyền.
Huế vẫn còn nhiều người cùng khổ, họ hội nhập vào ngành “công nghiệp không khói” bằng chiếc xe xích lô, hoặc xe ôm. Họ mở cửa hàng bán các loại chè Huế, các loại bún bò giò heo, bún canh, và bún đậu. Món ăn bình dân rất ngon cũng không xa vời lắm với các bữa cơm vua, ăn ở khách sạn Xanh, khách sạn bốn sao của Huế trong những buổi chiều. Vẳng ra từ khách sạn là điệu nhạc cung đình, nhạc cải biên, vui tươi và quyến rũ. Tôi bắt gặp các lữ khách châu Âu, họ vận áo long bào, choàng áo hoàng hậu, xếp hàng đi trong ô lọng áo mũ, những nụ cười thích thú và những ánh chớp của máy ảnh liên hồi. Họ sẽ có kỷ niệm đẹp của một chuyến đi về kinh đô cũ của Việt Nam, xứ nhiệt đới, xứ sở của làn điệu dân ca miền Trung, xứ sở của nhà vườn yên tĩnh dưới rêu phong, nơi còn có bao phận người quyền uy bị quên lãng. Về Huế để đối thoại một mình.
![]() |
Dưới rêu phong nhà vườn |
Du lịch điền dã ở nhà vườn rất thú vị, bạn hãy chọn đi xích lô dọc sông Hương để tận hưởng không gian êm đềm của vệt sông thưa thác hoa muồng vàng. Dưới chân ta, và dưới cả rêu phong là vẻ đẹp lặng lẽ với những vườn cây và những bức bình phong cũ mốc, đứng độc thoại với mùa thu Huế. Nhà vườn, chỉ có hoa và rêu phong. Các chái nhà bỏ hoang lâu ngày. Huế cũng rêu phong với thời gian nếu bạn đi các khu lăng tẩm vua Tự Đức, hay lăng tẩm vua Minh Mạng, ở đâu cũng gặp rêu phong ngay dưới chân mình. Những quyền uy có thể nào rêu phủ, nhưng sử sách vẫn lặng lẽ ghi trong những kệ sách thư viện quý giá ở Huế.
![]() |
Vệt chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, Từ Hiếu vẫn đông khách đến từ nhiều phía, người từ Quảng Trị, từ Gio Linh ghé thuyền rồng trăm ngả rẽ về. Sân sau chùa Thiên Mụ hoa súng vẫn nở, hoa đại vàng mặn nhạt lặng rơi, với vài chú tiểu lẻ bóng an nhiên quét lá. Lữ khách đến chùa để không còn vướng bận bụi trần. Phía chùa Thiên Mụ tịnh yên lắm, phía ngoài chùa còn giữ nếp nang từ cỏ hoa cây lá đều có bàn tay chăm sóc kỹ lưỡng. Đến Huế để bước chậm lại giữa những thảo am bé nhỏ cô liêu ở rừng núi vắng, nó giống như một sợi dây diều nối nhịp tim người lữ khách quay trở về với quá vãng xa xôi, và hồi tưởng những phận người xưa có mặt trên cõi này sao mà cô độc. Sợi dây tình người này sẽ nối nhịp với hiện tại, để bạn ngồi thưởng lãm trà sen ở thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, hay bạn ghé chùa Đông Thuyền dùng bữa cơm chay, ghé chùa Bà La Mật dùng xôi vò chè đường. Huế có gu ăn uống của Huế, không dễ trộn lẫn, nếu nếm vị bánh làm bằng lúa nước cũng đã khác xa vị của Hà Nội. Vị của Huế bao giờ cũng cay hơn và ngọt hơn món ăn của đất kinh kỳ Thăng Long.
Các loại bánh ướt, bánh bột lọc, bánh có vị của chút ruốc tôm khô cũng rất Huế. Ngay cả các loại nước chấm, nước lèo của Huế cũng vị Huế không thể pha trộn khác được. Đến Huế để cảm nhận, để liên tưởng những món ăn của miền Trung nó thật khác với món ăn sông nước miền Tây Nam bộ. Kể cả các vị của món cơm chay nơi chùa chiền thảo am của Huế.
Rồi chiều xuống, lữ khách đi thuyền rồng nghe dân ca Huế, xem múa cung đình và thả thuyền đèn trên sông Hương.
Cái thú của Huế mùa khô có nhiều địa chỉ để đi, nếu đi hết chùa Huế cũng mất vài ngày, chưa kể đi cố đô, thăm thú các lăng tẩm và ngước nhìn các thảo am trong núi rừng khuất hẻo của Huế. Và, cũng huyền bí và hấp dẫn cho những ai khao khát mở lại trang sử của kinh đô Huế, nhà vườn Huế, đọc lại sử Huế với các vương triều trong một tiết thu không ở trên trang sách mà đọc bằng mắt trên dấu giày ta đi.
Theo Hoàng Việt Hằng (SGTT)
(SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.
Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…
Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế.
Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
(S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.
Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).
(S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.
Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt
Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang
Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.
Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
(SHO) - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
(SHO) - Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.
Chiều ngày 22/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.
Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.
Trong tháng 7 này sẽ quảng bá Poster của Festival Huế 2014 rộng rãi trong thành phố Huế, tại ngã ba cầu Phú Xuân và đường Trần Hưng Đạo.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban quản lý Phát triển Khu đô thị mới (BQL) vừa được tổ chức vào sáng ngày 16/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nhưng đảm bảo quy hoạch và phát triển đô thị bền vững
Sự thay đổi của xã hội luôn sản sinh những khoảng cách và chính từ những khoảng cách đó tạo ra sự tương phản trong đời sống. Chúng ta nhận thấy điều đó rất rõ trong cách thể hiện của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam gần đây. Nhưng đối với một nghệ sĩ Hàn Quốc thì họ nhìn nhận thế nào về điều này. Liệu xã hội Hàn Quốc, một xã hội phồn thịnh như chúng ta từng thấy qua phim ảnh có sinh ra những khoảng cách, những nghịch lý, tương phản khi họ đi lên từ nền tảng xã hội khác biệt với chúng ta.