Bạn có về kinh đô Huế với tôi, cùng mở trang sách 13 đời vua, 9 đời chúa, cùng đi thăm Đại Nội, và nhớ ra sân sau cố cung, mua một chiếc vé, rồi hóa trang khoác áo, mũ, đi hài, làm hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm. Rồi vẫn phải quay lại sân sau để xem đoàn tùy tùng đi “tuần”, trống không dong nhưng cờ mở.
Khi những con thuyền rồng lướt rất chậm trên dòng sông Hương, nơi vẫn dìu dặt giọng hò sớm mai và chiều muộn. Giọng hò chưa tan vào suy nghĩ thì ánh nắng vẫn như hắt lên bóng người đãi hến, hắt lên những thân cò áo vải lặn lội sớm khuya bán bánh ướt, bánh bèo kiếm kế sinh nhai nơi bến thuyền.
Huế vẫn còn nhiều người cùng khổ, họ hội nhập vào ngành “công nghiệp không khói” bằng chiếc xe xích lô, hoặc xe ôm. Họ mở cửa hàng bán các loại chè Huế, các loại bún bò giò heo, bún canh, và bún đậu. Món ăn bình dân rất ngon cũng không xa vời lắm với các bữa cơm vua, ăn ở khách sạn Xanh, khách sạn bốn sao của Huế trong những buổi chiều. Vẳng ra từ khách sạn là điệu nhạc cung đình, nhạc cải biên, vui tươi và quyến rũ. Tôi bắt gặp các lữ khách châu Âu, họ vận áo long bào, choàng áo hoàng hậu, xếp hàng đi trong ô lọng áo mũ, những nụ cười thích thú và những ánh chớp của máy ảnh liên hồi. Họ sẽ có kỷ niệm đẹp của một chuyến đi về kinh đô cũ của Việt Nam, xứ nhiệt đới, xứ sở của làn điệu dân ca miền Trung, xứ sở của nhà vườn yên tĩnh dưới rêu phong, nơi còn có bao phận người quyền uy bị quên lãng. Về Huế để đối thoại một mình.
![]() |
Dưới rêu phong nhà vườn |
Du lịch điền dã ở nhà vườn rất thú vị, bạn hãy chọn đi xích lô dọc sông Hương để tận hưởng không gian êm đềm của vệt sông thưa thác hoa muồng vàng. Dưới chân ta, và dưới cả rêu phong là vẻ đẹp lặng lẽ với những vườn cây và những bức bình phong cũ mốc, đứng độc thoại với mùa thu Huế. Nhà vườn, chỉ có hoa và rêu phong. Các chái nhà bỏ hoang lâu ngày. Huế cũng rêu phong với thời gian nếu bạn đi các khu lăng tẩm vua Tự Đức, hay lăng tẩm vua Minh Mạng, ở đâu cũng gặp rêu phong ngay dưới chân mình. Những quyền uy có thể nào rêu phủ, nhưng sử sách vẫn lặng lẽ ghi trong những kệ sách thư viện quý giá ở Huế.
![]() |
Vệt chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, Từ Hiếu vẫn đông khách đến từ nhiều phía, người từ Quảng Trị, từ Gio Linh ghé thuyền rồng trăm ngả rẽ về. Sân sau chùa Thiên Mụ hoa súng vẫn nở, hoa đại vàng mặn nhạt lặng rơi, với vài chú tiểu lẻ bóng an nhiên quét lá. Lữ khách đến chùa để không còn vướng bận bụi trần. Phía chùa Thiên Mụ tịnh yên lắm, phía ngoài chùa còn giữ nếp nang từ cỏ hoa cây lá đều có bàn tay chăm sóc kỹ lưỡng. Đến Huế để bước chậm lại giữa những thảo am bé nhỏ cô liêu ở rừng núi vắng, nó giống như một sợi dây diều nối nhịp tim người lữ khách quay trở về với quá vãng xa xôi, và hồi tưởng những phận người xưa có mặt trên cõi này sao mà cô độc. Sợi dây tình người này sẽ nối nhịp với hiện tại, để bạn ngồi thưởng lãm trà sen ở thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, hay bạn ghé chùa Đông Thuyền dùng bữa cơm chay, ghé chùa Bà La Mật dùng xôi vò chè đường. Huế có gu ăn uống của Huế, không dễ trộn lẫn, nếu nếm vị bánh làm bằng lúa nước cũng đã khác xa vị của Hà Nội. Vị của Huế bao giờ cũng cay hơn và ngọt hơn món ăn của đất kinh kỳ Thăng Long.
Các loại bánh ướt, bánh bột lọc, bánh có vị của chút ruốc tôm khô cũng rất Huế. Ngay cả các loại nước chấm, nước lèo của Huế cũng vị Huế không thể pha trộn khác được. Đến Huế để cảm nhận, để liên tưởng những món ăn của miền Trung nó thật khác với món ăn sông nước miền Tây Nam bộ. Kể cả các vị của món cơm chay nơi chùa chiền thảo am của Huế.
Rồi chiều xuống, lữ khách đi thuyền rồng nghe dân ca Huế, xem múa cung đình và thả thuyền đèn trên sông Hương.
Cái thú của Huế mùa khô có nhiều địa chỉ để đi, nếu đi hết chùa Huế cũng mất vài ngày, chưa kể đi cố đô, thăm thú các lăng tẩm và ngước nhìn các thảo am trong núi rừng khuất hẻo của Huế. Và, cũng huyền bí và hấp dẫn cho những ai khao khát mở lại trang sử của kinh đô Huế, nhà vườn Huế, đọc lại sử Huế với các vương triều trong một tiết thu không ở trên trang sách mà đọc bằng mắt trên dấu giày ta đi.
Theo Hoàng Việt Hằng (SGTT)
Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...
Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.
Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.
Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt
Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.
SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế.
46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.
Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.
Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.
Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.
Tuồng Huế, đã có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sĩ lừng danh, tất cả đều đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đã một thời được xem là quốc kịch dưới triều nhà Nguyễn.