Đi tìm mật ngữ "Rêu đá"

15:33 26/04/2010
NGUYỄN NHÃ TIÊNNgồi chung một chuyến xe trong một lần cổ ngoạn Mỹ Sơn, nhà thơ Hồng Nhu trao cho tôi tập thơ "RÊU ĐÁ", tập thơ thứ tư của anh do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 1998.

Ảnh: voque.org

Hai mươi sáu bài thơ trong tập "rêu đá", không có bài thơ nào mang tên gọi của tập thơ. Cũng không một lời tựa, một lời dẫn nhập nào. Rêu đá là rêu đá. Dường như ý niệm của thi sĩ là lớp lớp thời gian vây kín phủ che lột một yên lặng ngàn đời. Và cũng chỉ chính thi sĩ là người biết đánh thức sự yên lặng đó dậy theo cách riêng của mình. Đó là thi ca đích thực không hề bận lòng đến mọi xưng tụng để xác lập một hành trình cô đơn theo cái ý hướng: Thế giới là cái nhìn của tôi, chiêm nghiệm trong lặng yên và cũng đối thoại trong sự lặng yên.

            Để lại sau lưng khoảng lặng đáng ngờ
            Một quẻ bói âm dương dật dờ thấp thỏm.
                                            (Đuôi chồn)

Có lẽ, xưa nay bất cứ thi sĩ nào cũng đều chung nhất một quan niệm: Trước khi thi pháp học song hành với văn chương, với thơ, thơ đã có mặt bên trong, nói cho tuyệt đích - thơ đã có mặt trong giọt máu sinh thành thi sĩ. Tất cả mọi ngôn từ, màu sắc, âm thanh..., kể cả thời gian đều là phương tiện cho thi ca hành trình theo từng ý hướng tự nội. Vượt lên trên mọi thường nghiệm, chiều hướng của thơ đích thực, dù trường phái nào chăng nữa, vẫn có đủ đặc trưng ý hướng tính (intentionalité), của đạo hạnh (éthique) và của tu đức (ascèse). Không một thi sĩ nào được khai sinh trong con người rỗng tuếch, hào nhoáng lớp ngôn ngữ bóng bẩy tụng xưng thi pháp. Ý hướng tính tức là nguyên khởi từ cái giọt máu thi sĩ kia và hướng tới. Đích tới của chiều hướng nầy là hướng tới khác, và vì thế thơ không ngừng vận động trong sự huyền nhiệm của thế giới hợp hôn cùng mỗi cái tôi của thi sĩ.

"Rêu đá" của Hồng Nhu có dáng vẻ mỏng mảnh, và hình như không đồ sộ so với cả khối lượng tác phẩm thơ và truyện của anh đã từng xuất bản. Nhưng trong sáng tạo văn học, ít hay nhiều chưa phải là cái quyết định. Khi đối diện với bản thảo khó mà lường được số phận từng tác phẩm sẽ về đâu. Có điều, trong niềm hoan lạc với thi ca, hạnh phúc hơn hết thảy hạnh phúc là cái men say của cảm xúc đã đưa thi sĩ thoát ly con người "một khối thịt xương", thăng hoa vào một thế giới mới đầy cô đơn lạ lẫm. Nói như thi sĩ Hoàng Cầm, khi ông tâm sự về lý do sự ra đời bài thơ "Bên kia sông Đuống". Tôi có cảm giác như ai đó đọc véo von bên tai tôi và thế là tôi ngồi dậy viết (trong khi nhà văn Nguyên Hồng nằm cạnh ông vẫn thẳng giấc ngáy khò khò), viết mà tưởng như không ghi chép kịp theo nguồn cảm xúc trào tuôn lênh láng. Phải chăng đó là cái đẹp hết sức vi diệu mà chỉ có bản thân thơ ca có được trước mọi loại hình nghệ thuật khác. Vượt ra ngoài nó nghĩa là ra ngoài thơ. Mà đã ra ngoài thơ thì nó thuộc một hình thái khác.

"Rêu đá" trước hết là sự kết nối của nhiều khoảnh khắc lạ lẫm, gợi mở sự tìm kiếm khám phá. Từ "Đêm thủy trúc" đến "Đêm Hàng Châu nghe tiếng chim bắt cô trói cột", có vẻ như thiên nhiên lúc nào cũng thường trú một bí ẩn, một huyễn tưởng, sẵn sàng chờ đợi cái nhãn quan thi sĩ đánh thức. Đi bên cạnh anh trên đường vào Mỹ Sơn, tôi hỏi: "Bên Hàng Châu Trung Quốc mà cũng có loài chim Bắt cô trói cột hở anh?". Anh Hồng nhu gật đầu bảo: "Nó cũng kêu y như ở mình vậy". Thiên nhiên quả kỳ diệu, sông suối, cỏ hoa, chim chóc dường như không hề có biên giới. Thực ra mỗi tiềm ẩn trên từng sự vật đầy rêu xanh kia vốn vô tình và vô cảm cả những vô tri. Nó đẹp, nó buồn thậm chí nó trò chuyện cùng người đều từ giọt máu thi sĩ truyền sinh cho nó. Vén từng lớp rêu lãng mạn ấy lên tôi lại gặp "Phong Nha", "Đan Thiềm", "Bạch hạc"...

            Không tìm ra ai để lạ
            rêu xanh um nơi bậu rễ anh ngồi
            cây quá biết chân dung người của đá
            dưới gốc nầy một phiến gọi mồ côi
.
                                        (Trứng cá)

Giải mã những thanh âm của cây lá, sự yên lặng kỳ bí của sự vật, nhà thơ nầy có thể diễn giải ra một niềm vui, thi sĩ kia lại có thể phát hiện ra một nỗi buồn. Dù tiếng nói nào chăng nữa thì sự hiện hữu kia chính là tôi hiện hữu cùng thế giới của tôi. Nó có thể mê hoặc một hạnh phúc hay thảng thốt không ngờ một nỗi đau đều tạo nên một thăng hoa đượm màu siêu (méta) và hình (physique), hai thuộc tính mà ta hay bắt gặp trong thơ Hồng Nhu:

            Vầng trăng ấy mãi không thôi quẫy cựa
            mắc liềm vào nhòa nhạt tháng ngày xưa
            bờ dương liễu vẫn ngây thơ đứng tựa
            cát trảng bay thoáng dợn bóng ai vừa...

                                        (Cát trắng)

Cùng lội bộ 3 km đường núi đồi vào đến Mỹ Sơn trong một buổi sớm mưa mỏng lay phay và nắng lộn lẫn vào nhau. Nhìn dáng anh Hồng Nhu phất phơ mái tóc bạc, vừa như cắm cúi háo hức vừa như nhẹ tênh thảnh thơi cổ ngoạn. Tôi nghĩ thầm: "Giá như anh có mặt nơi nầy sớm hơn, chắc chắn rêu Mỹ Sơn sẽ nói với anh được điều gì đó như anh từng gặp" Mưa trên sông Tiền Đường" hoặc là "Đọc thơ Đường ở Văn Thái Các". Nhưng điều đó chắc rồi sẽ xảy ra, tôi tin là thế bởi trong con mắt mơ màng kia, đã từng ngồi cuối thế kỷ 20 lại vẫn nghe ra tiếng nức nở "Tỳ bà hành" đâu tận bến Tầm Dương xa lắc, thì nói gì Mỹ Sơn nầy đầy ắp những vị thần nhan sắc rực lửa apsara...

Ngôn ngữ của thơ Hồng Nhu không bao giờ có sự nắn nót cầu kỳ, cũng không dễ từ ruột gan tuôn ra lênh láng. Những khoảnh khắc xuất thần, đầy mê say cứ lặng lẽ phát tiết một cách phiêu bồng hồn nhiên có lúc chểnh mảnng thiên nhiên trong veo thanh khiết. Những điều ấy tôi đã gặp cách đây khá lâu khi anh đối thoại cùng Hội An như mơ như thực "Hội An em hay của Hội An nào". Đó cũng là thứ "rêu đá" trên một cuộc rong chơi không hẹn ước với bất cứ hẹn ước nào. Hội ngộ bất ngờ, chia tay không dự báo, thế giới ấy yên lặng phẳng lờ chợt đột ngột bùng vỡ vô vàn những thanh âm. Muốn nghe được những thanh âm ấy không thể nghe bằng tai, muốn nhìn được cõi lặng yên đó không thể nhìn được bằng mắt. Vâng, chỉ có sự yên lặng nầy mới ngắm mới nghe được sự yên lặng kia, thế giới của đá, của hoa, của rêu xanh vô thanh mà đầy những mật ngữ: "Thôi em đừng nói nữa. Hình như bạch hạc đang nhú mầm. Cuống hoa vút mềm như lời người ươm nhựa. Hạt mưa nào rơi mấp mé thanh âm". (Bạch hạc).

N.N.T
(137-07-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.

  • Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".

  • Qua đi, với những hoa tàn tạ
    Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
                                         Victor Hugo*

  • Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

  • Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

  • Y PHƯƠNG

    Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.

  • HOÀNG THỤY ANH

    Mùa hè treo rũ
    Trong cái hộp hai mươi mét vuông
    Ngổn ngang màu
    Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
    Ngày lên dây hết cỡ
                                Chật
    Dâng đầy lên ngực
    Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

     

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.

  • NGHIÊM LƯƠNG THÀNH

    Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

  • CHÂU THU HÀ

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.

  • DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.