Di tích cố đô Huế chung sống với lũ

08:16 01/11/2009
THANH TÙNGSáng 4/11/99, khi còn kẹt ở Đà Nẵng, nối được liên lạc với với Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Mễ qua Mobi Fone tôi mới biết mức nước ở Huế đã vượt đỉnh lũ lịch sử từ 1 - 1,2 mét.

Nước sông Hương trước kinh thành vượt trên báo động ba hơn 1,5m, đoạn ngã ba Bàng Lãng, nơi hợp lưu của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch, cao hơn 10 mét. Thế là tuy ở Đà Nẵng nhưng đã biết lăng Minh Mạng chìm sâu trong nước 5 - 6 mét là cái chắc - phép tính đơn giản thôi vì tôi biết biết sân chầu của Hiếu Lăng (lăng Minh Mạng) cao 4 mét so mặt nước đoạn ngã ba sông. Về Huế sau lũ tôi được chứng kiến tường tận: nước tràn vào Hiếu Lăng, ngâm hơn ba ngày, lúc cao điểm ngập sau hơn 5 mét. Tất cả các công trình kiến trúc đều bị ngập từ 1,5 mét trở lên - trừ tầng gác của Minh Lâu. Không riêng gì lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị trừ điện Biểu Đức các công trình còn lại đều bị ngập. Lăng Đồng Khánh ngập toàn bộ, riêng điện Ngưng Hy ngập đến mái hiên. Các lăng Gia Long, Tự Đức, Dục Đức hầu hết các công trình kiến trúc đều được thủy thần thăm hỏi.

Hoàng thành Huế, trung tâm của quần thể di tích cố đô, nước ngập 1,5 mét, trừ điện Thái Hòa và Thái Bình Lâu các công trình đều bị ngập nước. Lượng mưa lớn và kéo dài làm toàn bộ hệ thống mái các cung điện, đình tạ, lầu gác đều bị thấm dột. Hệ thông hồ ao, hộ thành hà bị bùn lấp cạn, đường sá trong và ngoài các di tích đều bị phủ dày bùn, cây đổ ngổn ngang. Các tuyến đường đến các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định đều bị sạt lở đã và sẽ hạn chế số lượng khách tham quan. Các công trình đang tháo dỡ để trùng tu đã trôi và hư hỏng không ít vật tư, vật liệu xây dựng. Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Thái Công Nguyên cho biết, mặc dù lũ năm nay đã phá kỷ lục lũ lịch sử nhưng đã xác định chung sống với lũ cho nên Trung tâm đã có các phương án chủ động phòng chống, nhờ vậy lũ lớn hơn nhưng thiệt hại ít hơn so với các năm trước. Theo KTS Phùng Phu, phó giám đốc Trung tâm, thì hiệt hại ở các công trình đang trùng tu khoảng 300 triêụ đồng, tiến độ thi công các công trình sẽ bị chậm lại.


(Khắc phục hậu quả lũ lụt - Ảnh: Đặng Văn Trân)


Xứ Huế trời hành cơn lụt mỗi năm thì di tích cố đô thoát sao khỏi cảnh chung sống với lũ. Nước vào rồi nước lại ra nhưng ngập sâu như trận lũ đầu tháng 11 vừa rồi thì qúa sức tưởng tượng và quá sức chịu đựng của con người,  huống chi đây lại là di sản văn hóa của cha ông để lại đã xuống cấp theo thời gian, chiến tranh, và thiên tai. Kinh đô Huế bắt đầu xây dựng từ năm 1803, khi vua Gia Long lên ngôi, khởi nghiệp vương triều Nguyễn, thấm thoắt đã gần tròn hai thế kỷ. Trừ lăng Khải Định xây dựng vào đầu thế kỷ có chút ít bê tông cốt sắt hầu hết các công trình kiến trúc đều có khung chịu lực bằng gỗ, lại tồn tại trong môi trường khí hậu khắc nghiệt như thế tránh sao khỏi những thiệt hại sau mỗi cơn hồng thủy,mỗi trận cuồng phong. Trở lại lăng Minh Mạng không riêng gì tôi ai cũng xót xa khi tận thấy 20 cây thông cao từ 12 đến 25 mét bị đổ do mưa lũ xói bật gốc. Phục hồi một công trình kiến trúc chỉ mất từ 1 - 2 năm, tùy theo khả năng kinh phí được đầu tư, nhưng để có những "mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên" như ở đây thì phải mất cả trăm năm. Nếu tình từ ngày vua Thiệu Trị cho khởi công Hiếu Lăng thì những cây thông này đã suýt soát 160 năm tuổi.

Lại thêm một vấn nạn nữa, bờ sông phía trước Hiếu Lăng bị sạt lở một đoạn dài khoảng 300 mét,ăn sâu 50 mét. Bây giờ bờ sông chỉ cách la thành khoảng 60 mét. Không biết chuyện gì sẽ xẩy ra nếu lũ lớn xuất hiện trở lại? Nước chảy mạnh làm cho nhiều đoạn tường thành của các di tích bị sụp đổ. Hồ Lưu Khiêm ở lăng Tự Đức thơ mộng là vậy cũng bị sụp một đoạn dài 15 mét. Ở chùa Thiên Mụ cũng chung cảnh ngộ này. Quốc lộ 49 bó vỉa đồi Hà Khê bị đứt một quãng do lũ xói lở, làm sạt lở bờ kè ở phía tây chùa gây nguy hại cho toàn bộ cụm kiến trúc trước tam quan gồm tháp Phước Duyên, nhà bia, lầu chuông, trụ biểu và hệ thống bậc cấp từ bến thuyền lên chùa. Điện Hòn Chén nằm trên núi Ngọc Trản, soi mình bên sông Hương xanh thẳm vừa thơ mộng vừa thâm nghiêm nay bỗng nên trơ trọi bởi lũ cuốn trôi miếu thờ ông Hạ Ban, Bà Thủy, nhà Thánh và phía sau Minh Kính Đài bị sụp đổ. Các công trình kiến trúc ở di tích này đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị sụp đổ do xói lở. Xử lý xói lở để bảo vệ các di tích lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ đã nằm ngoài khả năng của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô, của ngành Văn hóa, của tỉnh Thừa Thiên - Huế bởi có nhiều phần việc, nhiều hạng mục công trình tùy thuộc vào chuyên môn kỹ thuật và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường...

Huế, sau lũ thế kỷ - 1999
TH.T
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.

  • ĐỖ XUÂN CẨM 

    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền Trung, không chỉ ở các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách… mà còn khác biệt ở màu xanh thiên nhiên hòa quyện vào các công trình một cách tinh tế.

  • KỶ NIỆM 130 CHÍNH BIẾN THẤT THỦ KINH ĐÔ (23/5 ẤT DẬU 1885 - 23/5 ẤT MÙI 2015)

    LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Huế, trong lịch sử từng là vùng đất đóng vai trò một trung tâm chính trị - văn hóa, từng gánh chịu nhiều vết thương của nạn binh đao. Chính biến Thất thủ Kinh đô 23/5, vết thương lịch sử ấy ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ người dân Cố đô.

  • KIMO 

    Café trên xứ Huế bây giờ không thua gì café quán cốc ở Pháp, những quán café mọc lên đầy hai bên lề đường và khi vươn vai thức dậy nhìn xuống đường là mùi thơm của café cũng đủ làm cho con người tỉnh táo.

  • LTS: Diễn ra từ 10/6 đến 22/6/2015, cuộc triển lãm “Thừa Thiên Huế: 90 năm báo chí yêu nước và cách mạng” do Hội Nhà báo tổ chức tại Huế, trưng bày các tư liệu báo chí hết sức quý giá do nhà báo, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu sưu tập, đã thu hút đông đảo công chúng Huế. Nhiều tờ báo xuất bản cách đây hơn thế kỷ giờ đây công chúng được nhìn thấy để từ đó, hình dung về một thời kỳ Huế đã từng là trung tâm báo chí của cả nước. Nhân sự kiện hết sức đặc biệt này, Sông Hương đã có cuộc phỏng vấn ngắn với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Một lần lên chùa Thiên Mụ gặp đoàn khách có người dẫn, tôi nhập lại để nghe thuyết minh. Nền cũ đình Hương Nguyện trước tháp Phước Duyên được chọn làm diễn đài.

  • LÊ QUANG THÁI

    Việt Nam giữ một vị thế trọng yếu ở ngã tư giao lưu với các nước của bán đảo Ấn Hoa và miền Viễn Đông châu Á.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                            Tùy bút

    Mối cảm giao với Túy Vân khởi sự từ sự tạo sinh của đất trời trong lớp lớp mây trắng chảy tràn, tuyết tô cho ngọn núi mệnh danh thắng cảnh thiền kinh Cố đô.

  • PHẠM THÁI ANH THƯ

    Trong giai đoạn 2004 - 2013, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đồng hành với mức tăng trưởng đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Một số nhà nghiên cứu đã chú tâm tìm kiếm nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du ở Huế, sau khi ông qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (16/9/1820).

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN 

    Sông Hương vừa là cột mốc làm chứng vừa là biểu tượng cho dáng đẹp sương khói, “áo lụa thinh không” của lịch sử thăng trầm về hình bóng Huế.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    1. Đôi điều tản mạn về Liễu
    Người Á Đông thường coi trọng luật phong thủy, ngũ hành âm dương, họ luôn chú trọng đến thiên nhiên, cảnh vật và xem đó là một phần của cuộc sống tinh thần.

  • TRƯỜNG PHƯỚC  

    Đất nước hòa bình, thống nhất, thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đã 40 năm. Những thành tựu là có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, muốn phát triển, công cuộc đổi mới cần được thúc đẩy một cách mạnh mẽ có hiệu quả hơn nữa.

  • LƯU THỦY
     
    KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ (26/3/1975 - 2015)

  • LÊ VĂN LÂN

    Một mùa xuân mới lại về trên quê hương “Huế luôn luôn mới” để lại trong tâm hồn người dân Huế luôn trăn trở với bao khát vọng vươn lên, trả lời câu hỏi phải tiếp tục làm gì để Huế là một thành phố sáng tạo, một đô thị đáng sống. Gạt ra ngoài những danh hiệu, kể cả việc Huế chưa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề đặt ra đâu là cái lõi cái bất biến của Huế và chúng ta phải làm gì để cái lõi đó tỏa sáng.

  • THANH TÙNG

    Ở Việt Nam, Huế là thành phố có tỉ lệ tượng lớn nhất trên diện tích tự nhiên và dân số. Không chỉ nhiều về số lượng mà còn đạt đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật, phong phú về đề tài, loại hình, phong cách thể hiện.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Chùa Hoàng giác là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong, được đích thân chúa Nguyễn Phúc Chu cho tái thiết, ban sắc tứ vào năm 1721. Tuy nhiên, vì trải qua binh lửa chiến tranh chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Dựa trên nguồn sử liệu và kết quả điều tra thực tế, chúng tôi cố gắng để phác thảo phần nào nguồn gốc ra đời cũng như tầm quan trọng của ngôi chùa này trong đời sống văn hóa cư dân Huế xưa với một nếp sống mang đậm dấu ấn Phật giáo.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cách đây đúng 500 năm (1514 - 2014), tại ngôi làng ven sông Kiến Giang “nơi cây vườn và dòng nước cùng với các thôn xóm xung quanh hợp thành một vùng biếc thẳm giữa màu xanh mênh mông của cánh đồng hai huyện”(1) thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cậu bé Dương Văn An, sau này đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Thượng thư được sinh ra đời.

  • DƯƠNG ĐÌNH CHÂU – TRẦN HOÀNG CẨM LAI

    Danh lam thắng cảnh, nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng, khái niệm này càng rõ hơn ở Huế.