Món xôi ống tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng trong nó tất cả tinh hoa miền núi.
Nếu có dịp đến Huế, ta không chỉ thưởng thức ẩm thực cung đình xa hoa thịnh soạn, hay ẩm thực dân gian tinh tế, mà chỉ cần đi lên phía Tây Thừa Thiên là còn được trải nghiệm món ăn độc đáo của đồng bào miền núi, mang trong mình tất cả những tinh hoa của núi rừng cao nguyên: xôi ống.
Từ món ăn của người bạn láng giềng
Vùng đất phía Tây Thừa Thiên Huế cũng là giáp ranh giữa nước Việt Nam và Lào, như một lẽ tự nhiên, đời sống người dân nơi đây đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Lào, trong đó không thể không kể đến văn hóa ẩm thực với món xôi ống đặc sắc. Xôi ống thường được nấu từ những hạt nếp nhỏ nhắn, dẹt và dài hơn gạo nếp bình thường, có vị dẻo thơm, bùi bùi mà tuyệt nhiên không bở hay nát.
Tinh hoa của núi rừng
Cũng như cơm lam, món xôi ống đơn giản chỉ là xôi được nấu trong ống nứa thay vì nồi, cũng không xới ra bát mà được ăn trực tiếp ngay trên nứa. Song món ăn đơn sơ ấy lại chứa trong mình cái hồn thiêng ngàn năm của núi rừng cao nguyên.
Nói như vậy bởi một ống xôi là sự tập hợp của đầy đủ của những yếu tố tượng trưng cho thiên nhiên: Gạo nếp được bỏ vào một ống nứa đã chọn lựa kĩ càng, nước dùng để nấu xôi phải là nước suối trong vắt nơi đầu nguồn rồi dùng lá dong bịt đầu ống lại và đem nướng. Xôi chín có màu hồng nhạt, mang trong mình vị ngọt ngọt bùi bùi của nếp, hương thơm mát của lá dong, mùi hương thoang thoảng của ống nứa còn non và cuối cùng là chút ngọt mát của nước suối trong lành.
Mỗi ống xôi là sự tập hợp đầy đủ những tinh hoa thuần khiết đặc trưng cho miền núi rừng cao nguyên.
Muốn thưởng thức được toàn bộ hương vị của món xôi này, ta phải đợi một ngày sau khi xôi được nướng. Lúc bấy giờ, vị thơm của nứa cháy, vị ngọt của nước cây nứa và của nếp than hòa quyện vào với nhau làm cho xôi mang hương vị khó quên. Người ta ưa ăn kèm xôi ống với các thực phẩm hấp dẫn khác như thị kho, cá lùi, và đặc biệt là đồ xôi với đỗ đen. Vị béo béo bùi bùi của đỗ đen hòa vào ống xôi thơm phức lại càng làm tăng thêm sự phong phú và tinh tế cho món ăn.
Món ăn của lòng hiếu khách
Tuy giản dị và đơn sơ, song xôi ống lại không nằm trong thực đơn hàng ngày của người dân Tây Thừa Thiên, trái lại, món này chỉ xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ tết, hội hè, và đặc biệt dùng để thiết đãi khách phương xa ghé thăm vùng cao nguyên hẻo lánh. "Trong văn hóa của người Pa Cô chúng tôi, quan trọng là sự hiếu khách và thể hiện tấm lòng của mình. Nếp bỏ trong ống nứa và nướng cũng như cái bụng mình lúc nào cũng nồng ấm với mọi người. Ống nứa giống như cái bụng vậy.” (Tra Nau Hạnh - Nhà nghiên cứu văn hóa Pa Cô).
Bởi vậy, đến với miền Tây Thừa Thiên, chúng ta không chỉ được thiên nhiên trọng đãi bằng những cảnh sơn cước hùng tráng, bằng khí hậu trong lành tươi xanh, mà còn được chính người dân nơi đây trao gửi tình cảm ấm nồng qua những ống xôi nóng hổi trên bếp lửa. Món xôi này cũng phần nào tượng trưng cho tính cách của đồng bào dân tộc, luôn ngay thẳng như chiếc ống nứa nấu xôi.
Ẩm thực vốn là lĩnh vực đa dạng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Sự đa dạng này không chỉ thấy rõ ở các nền ẩm thực khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau, mà bản thân một địa phương cũng sở hữu nhiều nét đặc sắc ẩm thực riêng biệt khác nhau. Đến với Huế, người ta không chỉ dừng lại ở ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian, mà còn được tiếp cận với văn hóa ẩm thực nơi rừng núi vô cùng đặc sắc, khi món ăn cũng là đại diện cho thiên nhiên đất trời, cho con người giản dị và chân thành nơi xóm núi.
Theo Tsubaki (MASK) (Depplus.vn)
Sáng 4/7, tại Quảng trường Ngọ Môn, TP Huế, Bộ Công an tổ chức khai mạc Chung kết Hội thi Điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND - Khu vực phía Nam năm 2022 nhằm chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND (20/7/1962 - 20/72022).
Tối 01/7, tại Trung tâm Cinestar, số 25 Hai Bà Trưng, thành phố Huế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Tuần lễ phim Đan Mạch 2022. Dự lễ khai mạc có ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều ngày 2/7, UBND Thừa Thiên - Huế cùng gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967 - 6/7/2022).
Sáng 2/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Thừa Thiên Huế (1937-1949)".
Chiều ngày 29/05, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương vừa tổ chức Đại hội lần thứ X – Nhiệm kỳ 2022 – 2025.
Tối 27/6, tại Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”. Đêm nhạc diễn ra nhân kỷ niệm 21 năm nhớ Trịnh Công Sơn và hưởng ứng Festival Huế 2022.
Chiều ngày 27/6, tại phòng triển lãm Trường đại học Nghệ thuật, Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Sắc diện mới”.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) - 15 Lê Lợi, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp vớiTrung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức trưng bày triển lãm “Chế độ Y quan triều Nguyễn”.
Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Festival Huế 2022, chiều 26/6 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thành phố Huế, phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam phối hợp với Ban tổ chức Festival Huế tổ chức buổi triển lãm “Cùng chia sẻ Di sản - Giới thiệu họa sĩ DANY”.
Chiều 24/6, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm ảnh “ Quê hương qua ống kính Nhiếp ảnh”. Đây là một trong những hoạt động nghệ thuật hưởng ứng Festival Huế 2022.
Chào mừng tuần lễ Festival Huế 2022 và Tuần lễ áo dài Huế 2022, chiều ngày 23/06 Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Nét đẹp di sản Cố đô Huế qua thơ ca, hội hoạ”.
Chiều 21/6, Tạp chí Sông Hương phối hợp với các họa sĩ Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật với chủ đề “ Êm rứa”. Đây là hoạt động chào mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, hưởng ứng tuần lễ Festival Huế 2022.
Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa ban đêm Đại Nội.
Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng ngày 18/06, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chiều ngày 17/6, Viện Pháp tại Huế phối hợp với Công ty CP sách Thái Hà tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kho báu Kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” của François Thierry.
Chiều ngày 17/6, tại Bia quốc Học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phát động Ngày hội áo dài dành cho cộng đồng 2022.
Ngày16/6, UBND tỉnh vừa công bố Kế hoạch tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”
Tuần Phim Đan Mạch 2022 sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 1/7/2022 đến ngày 6/7/2022 tại rạp CineStar với 6 bộ phim hấp dẫn và truyền cảm hứng từ các nhà làm phim nổi tiếng Đan Mạch.