Đêm thơ Quê mẹ của ta ơi

17:32 10/12/2011

SHO - Nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của Nhà thơ Tố Hữu, tối ngày 9/12, tại hội trường trung tâm huyện Quảng Điền, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền tổ chức đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi”.

Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí trong TVTU, Thường trực UBND, UBMTTQVN, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh; Người nhà của nhà thơ Tố Hữu tại Quảng Điền, các nhà thơ, nhà văn và đông đảo công chúng yêu thơ.



Đồng chí Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng hoa cho Ban Tổ chức đêm thơ


Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920, trong một gia đình có truyền thống cách mạng, tại làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà chính trị xuất sắc của Đảng; là nhà thơ lớn của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thi ca của ông hòa quyện vào nhau trong từng bước đi của lịch sử và thời đại.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế
phát biểu khai mạc đêm thơ


Với những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam, năm 1996, nhà thơ Tố Hữu vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

Đồng chí Phan Công Tuyên - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
ngâm bài thơ Bài ca quê hương


Đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi” diễn ra tại chính quê hương của nhà thơ, thể hiện tình cảm thiết tha của người con luôn nhớ về quê hương, nguồn cội. Trong đêm, công chúng yêu thơ đã được thưởng thức các bài thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về quê hương Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng như: “Quê mẹ”, “Việt Bắc”, ”Một con người”, ”Theo chân Bác”, “Một tiếng đờn”, “Lạ chưa”, “Mùa thu mới” và các ca khúc viết về Quảng Điền được thể hiện qua giọng ngâm của các nghệ sỹ Bạch Hạc, Kim Tuyến, Phong Thủy, Đăng Khoa và giọng hát của ca sỹ Tịnh Uyên. Đặc biệt, công chúng yêu thơ đã được nghe giọng ngâm của đồng chí Phan Công tuyên, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy qua bài thơ “Bài ca quê hương”.


Đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi” nhằm tưởng nhớ về cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam, một người con ưu tú của Quảng Điền đã đi xa nhưng tiếng thơ thì vẫn còn mãi; là một sự kiện văn hóa đặc biệt, thể hiện lòng tri ân với nhà thơ Tố Hữu - nhà chính trị xuất sắc, nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của xứ Huế, của quê hương Quảng Điền.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành huyện Quảng Điền
và đông đảo công chúng yêu thơ trong đêm Quê mẹ của ta ơi


PV













 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.

  • Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.

  • Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.

  • (SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

  • (SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.

  • Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.

  • Nằm trên địa thế "minh đường", "long mạch", miếu Bà bên gốc cây thị hàng trăm năm tuổi tại làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn giữ được nét cổ kính và những bí ẩn chưa lời giải đáp về sự giao lưu hai nền văn hóa Chăm - Việt. 

  • Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.  

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư  phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.

  • Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.

  • (SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
     

  • Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.

  • Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière.