Để có thể ăn xà bông!

09:39 17/11/2011
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Đó cũng là lời nhắn gửi cho cho tất cả những nghệ sĩ chân chính: sự chối từ những vòng hoa cạm bẫy của thói hư danh. Ở lời bạt, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm rọi ánh sáng giải mã cho tập thơ: ăn xà bông là cách mượn cái giả để nói lên một phần sự thật của cuộc sống.

Là một người đọc, tôi chỉ muốn bày tỏ… sự nhầm lẫn của bản thân khi mới chỉ nhìn cái bìa tập thơ: Trường ca hoạt họa là một loại thể như thế nào đây? Rồi, khi đọc được gần một phần tư tác phẩm, mới chợt nhận ra cái cảm giác sai lạc ban đầu: vẫn là thơ, thơ thực đấy, không hoạt họa hoạt hình gì cả. Hay nói khác, trường ca hoạt họa chỉ là cách nói “mượn bóng vẽ hình” đấy thôi.

Ở đây, là sự hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại, nhưng không phải là hiện đại theo một cách nghĩ chưa chính xác lắm, ví dụ: Thơ là sự thể hiện kỹ thuật và thủ pháp ngôn ngữ. Hiện đại, chính xác hơn, là sự mới mẻ ở cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ. Dường như, đấy cũng chính là một thực tế và là mục tiêu trong mọi lao động nghệ thuật: cái cũ và cái mới luôn luôn phải tồn tại song song trong tác phẩm, ở cả hình thức lẫn nội dung.

Điều đó thể hiện, trước hết, ở cấu trúc của tập thơ: Ăn xà bông gồm ba phần, rất rõ, tưởng thật đơn giản như… mở, thân và kết của một bài văn.

Nhưng phần I (mở lời), ngay lập tức, là một khái quát: “mang hồn ốc bò quanh sử tử”. Lịch sử CHẾT rồi, nhưng sao vẫn còn đòi trồi lên? Bởi vì, con người không thể thoát khỏi thời gian. Và, không thể quên. Chính vì thế, mà thi rất đau, con người rất đau: ?cơ cực thấu trời chữ viết trong mây” (trang 11). Ai cũng đau cả, kể cả những đối tượng ngỡ cần phải che đậy, những sự thật cần  phải giấu đi hoặc chí ít phải lảng tránh: “sợ gì cánh báo chí ghi hình/ các anh chị ấy cũng đang khóc”. Chính vì vậy, mà phải cố yêu, hạ giọng: “con lạy nốt phiêu bồng tứ ngả/ đừng đến đây nhóm chợ nhục/ vinh”. Nhưng làm sao có thể không nhóm cái chợ ấy, vì “cái quay búng sẵn lên trời” rồi, cho nên tất cả đều trở thành những kẻ lần mò: “đào đường lấp hố/ kiếng đen khẩu trang/ bụi đè lên bụi” (tr.13). Phần mở, vừa mới mở ra, đã có vẻ như phải đóng lại liền: tự do công dân là thứ sản phẩm xa xỉ của một xứ sở chỉ còn khả năng chờ: “bạn đến đây mời xơi xà bông/ đứng bên lề nghe ngóng/ đứng bên lề/ nghe/ ngóng” (tr.16). Đến đây, giọng thơ chuyển nhanh từ lời hát của trẻ con qua cách nói hiện đại, nói ngắn, ngắt nhịp liên tục tạo “những vết xước” sâu dần. Nhưng đáng chú ý là, vẫn còn tìm thấy niềm hy vọng, cái chỗ dựa quí giá cuối cùng để con người không bị chết chìm trong một không gian ngột ngạt: “vạn câu không sánh được/ bát cơm em xới/ mắt ngời đinh hương (tr.16).

Phần II (nói lời)
là một sự… bày hàng. Có đủ cả: từ sự thống trị của những… hình hoạt họa: “xin thề lũ ngáo ộp chúng tôi độc quyền nói dối” (tr.23) mà vẫn không quên trơ tráo: “khi nào cần thì chúng ta cà lăm” (tr.29). Từ những cái bóng không - hình chỉ biết ngậm tăm: ?kiếp trước ta là con hến/ chỉ nín” (tr.29). Đó là những hình - mang - dáng - người rơi vào âm mưu tranh đoạt ám hại: “con xe kia của bố/ cả trăm “chai” xin số/ sập hố/ đồng nghiệp giăng bẫy trong nhà thổ” (tr.34). Cái thế giới của những hình hoạt kia, trong nét miêu tả biếm họa, sao lại hết sức rõ - ràng - hiện - thực: “thượng tầng lẫn lộn quỉ ma/ bụng to mặt đỏ ệch à ễnh ương/ ban ngày là chúa là vương/ ban đêm là đám ăn lường tráo dân” (tr.36). Trong không gian của chốn ao đầm bùn ngập tận đầu, chúng “bò vào giấc ngủ mọi vật/ trườn qua giấc mơ lũ chủ/ leo tận nỗi sợ hãi mơ hồ” (tr.36). Nơi ấy, nơi của “toàn cầu thế giới a dua”, nơi chỉ còn lềnh bềnh những xác chết “rác rến rong rêu bao bịch bọc”, tất cả chỉ còn là “đám mộng du đi hàng hàng lớp lớp”. Thực ra, chúng không đi đâu hết (nếu đi, là để đến): chúng chỉ tồn tại như thập loại cô hồn. Mà chúng là ai? Là những hình nộm đang hí hửng nhảy múa kia ư? Vừa đúng, vừa không đúng: những bóng ma kia, ở một góc nhìn xa hơn, ở một tầng nghĩa khác, phải chăng, là… ảnh chiếu của phận người?

phần III (giải lời), người đọc có thể đón nhận được ngay lập tức sự giải mã của tác giả, về nguyên nhân của sự mê lầm của con người: những khẩu hiệu phỉnh phờ, những định kiến xé rách yêu thương… với sức mạnh ghê gớm của… bọt xà bông, một trong những căn ủy của khái niệm vô minh trong tư tưởng Phật giáo. Để thử “giải thoát” khỏi sự tăm tối của tâm thức, phương cách duy nhất là phải… ăn xà beng, sản phẩm “hoạt họa thế kỷ hai mốt/ chơi” (tr.74).

Nói là “chơi”, mà không phải: đó là trách nhiệm công dân. Xa hơn, là thái độ và hành vi của thi sĩ. Đó cũng là một chọn lựa đau đớn, (có chọn lựa nào mà không đớn đau, trừ những kẻ không… thèm chọn lựa?) khi phải nuốt vào những thất vọng để “hy vọng trở mình trên máng xối”, theo cái cách “rơi ngược/ bằng nhìn bầu trời qua ly nước/ bằng li li/ bằng lô lô” (tr.75). Để làm gì? Đơn giản thôi: để có thể có được “bản tường trình” về cuộc sống và “giấc mơ đi vắng”. Giấc mơ đi vắng ư? Lại cũng thêm một phủ định tiếp nữa: không phải là đi vắng, không phải sự lẩn tránh, mà, đi theo Dòng Sống của lịch sử, để nhìn thấy thật tường tận chân dung thực của cuộc sống…

N.Đ.N
(273/11-11)


.....................................
(*) Ăn xà bông - Thơ Phan Trung thành, NXB Hội nhà văn, 7.2011







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THỊ MAI(Nhân đọc tập thơ “Ra ngoài ngàn năm” của nhà thơ Trương Hương - NXB Văn học – 2008)

  • LÊ HUỲNH LÂMDạo này, thỉnh thoảng tôi nhận được tin nhắn “nhìn đời hiu quạnh”, mà theo lời thầy Chạy đó là câu của anh Định Giang ở Vỹ Dạ mỗi khi ngồi nhâm nhi. Khi mắc việc thì thôi, còn rảnh rang thì tôi đến ngồi lai rai vài ly bia với thầy Chạy và nhìn cổ thành hắt hiu, hoặc nhìn cội bồ đề đơn độc, nhìn một góc phố chiều nguội nắng hay nhìn người qua kẻ lại,… tất cả là để ngắm nhìn cõi lòng đang tan tác.

  • THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

  • HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

  • BÙI VIỆT THẮNGTôi có theo dõi “vụ việc Nguyễn Ngọc Tư” đăng tải trên báo Tuổi trẻ (các số 79, 80, và 81 tháng 4 năm 2006) thấy các ý kiến khen chê thật ngược chiều, rôm rả và quyết liệt. Kể ra không có gì lạ trong thời đại thông tin mọi người đều có quyền cập nhật thời sự, nhất là trong lĩnh vực văn chương vốn rất nhạy cảm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ“Người kinh đô cũ” (NKĐC - NXB Hội Nhà văn, 2004) là tác phẩm thứ 14 của nhà văn Hà Khánh Linh, cũng là tác phẩm văn học dày dặn nhất trong số tác phẩm văn học của các nhà văn ở Thừa Thiên - Huế sáng tác trong khoảng 20 năm gần đây.

  • HỒ THẾ HÀ   Trong cuộc đời mỗi con người, điều sung sướng nhất là được hiểu biết, khám phá và sáng tạo để ý nghĩa tồn sinh không ngừng được khẳng định và nâng lên những tầm cao mới. Theo đó, những thang bậc của nhận thức, nhân văn, của thành quả lao động lại biến thành những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lấp lánh lời giải đáp.

  • TÔ VĨNH HÀNếu có thể có một miền thơ để mà nhớ mong, khắc khoải; tôi tin mình đã tìm được rồi, khi đọc Mưa Kim Cương của nhà thơ Đông Hà (Nxb Thuận Hoá, Huế, tháng 11.2005). Sợi dây mảnh mục như các khớp xương đan chằng, xéo buốt, chơi vơi; được giăng giữa hai bờ lở xói của cuộc đời. Trên cao là “hạt” kim cương thô ráp và gan lỳ hơn cả là đá nữa, nhưng lại giống với thân hình thần Vệ Nữ đang rơi, đang rơi, nhọn sắc, dữ dằn... Minh hoạ ở trang bìa xanh và sâu thẳm như những trang thơ.

  • TRẦN THANH HÀLGT: Có thể nói rằng, “Tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera được xem như là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại”. Mỗi cuốn tiểu thuyết cô đọng của nhà văn, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và mối quan hệ liên cá nhân, “các chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu”.

  • HOÀNG VĂN Đọc Hoang thai ta có thể hình dung ra xã hội Ba Lan đương đại và những vấn đề nẩy sinh trong xã hội này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGặp nhà văn - dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người “chơi” sách có hạng ở đất Hà Thành - tại nhà sách lớn của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây mới khai trương trên khu Cầu Giấy, trước ngày hội thảo về tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, tôi hỏi: “Có đúng là ông đã nói trên một tờ báo rằng “Một tác phẩm kiệt xuất như “Nghệ nhân và Margarita” (NNVM) mà chưa có một nhà phê bình Việt Nam nào sờ đến cả! “Đúng vậy không?” Đoàn Tử Huyến cười nhăn cả mũi: “Thì đúng vậy chứ sao!”

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Hoạ mi năm ngoái - Thơ Trần Kim Hoa, NXB Văn học, 2006)

  • LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)

  • VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)

  • NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

  • BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.

  • PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)

  • HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrong Ngày Thơ Việt vừa qua, một tuyển tập thơ “nặng hàng trăm năm” đã được đặt trang trọng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Rất nhiều những bài thơ xứng đáng với danh xưng hay nhất thế kỷ XX đã “biện lý do” vắng mặt, và ngược lại. Đấy là một trong nhiều sự thật được đa phần dư luận kiểm chứng. Cũng là một góc nhìn khá rõ nét, Sông Hương xin giới thiệu ba bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Qúy và Phước Giang về tuyển tập thơ “nặng ký” trên.