Tóm lược bài nói chuyện trao đổi một số vấn đề về tình hình văn học Xô viết những năm 80, đặc biệt là sau Đại hội 27 của GSTS V. Xmirnốp trong chuyến thăm Huế với Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên của đoàn cán bộ Học viện văn học Gorki (Liên Xô cũ) do nhà thơ Valentin Xôrôkin, phó Giám đốc Học viện và GSTS Vladimia Xmirnốp đã sang Việt Nam giảng dạy tại trường Viết văn Nguyễn Du năm 1987.
Từ phải qua: Phó GS-TS Phạm Vĩnh Cư, GS Vladimia Smirop, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, GS Hiệu trưởng trường Đại học Maxim Gorki Boris Nicolainicolaievich Taraxop, thiếu tướng Nguyễn Chí Trung trong ngày kỷ niệm 30 năm Trường Viết văn Nguyễn Du
V.XMIRNỐP
Văn học nghệ thuật nước nào cũng có nhiệm vụ nói lên sự thật với nhân dân, nhưng sự thật không như chụp ảnh mà là sự thật nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật phải phục vụ con người, mang tính nhân bản. Đất nước chúng tôi 15 - 20 năm trở lại đây nói lên sự thật bằng ngôn ngữ nghệ thuật cũng còn những mặt bất ổn. Ở đây có nhiều nguyên nhân. Đồng chí M.X. Goocbachốp có nói: Đó là hiện tượng bị xói mòn về tư tưởng, tinh thần trong xã hội Xô Viết... Đó chính là sự lãng quên những giá trị hiện thực, đề cao tâng bốc những giá trị giả. Tôi không giỏi các lĩnh vực khác, chỉ nói về văn hóa nghệ thuật. Các đồng chí đều biết trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, quan điểm dung tục về chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh nghệ thuật đưa đến việc lạm dụng và làm méo mó các khái niệm cơ bản nhất về thẩm mỹ ở các diễn đàn của nó. Một số người lợi dụng chức quyền luôn luôn hô hào giá trị, chân lý… y như lúc nào sự thật cũng đã bỏ sẵn trong túi rồi. Họ đầu cơ tư tưởng, lấy những tôn chỉ của chúng ta để làm ra tác phẩm mà sức sống những tác phẩm đó nhiều khi không được một ngày. Tác phẩm của họ rỗng tuếch, họ trích dẫn Mác, Ăngghen, Lê-nin, ông này ông nọ... Nếu ai không thích, không đồng ý lời họ nói kiểu ấy tức là chống lại quan điểm Ăngghen, Mác...
Văn học chúng tôi (phần nào đó) lâm vào tình huống khó khăn, mặc dầu có nhiều nhà văn chính đáng sáng tạo nhiều tác phẩm hay. Nhưng tôi muốn nói đến vấn đề tồn tại trong văn học. Sêkhốp từng nói: Văn học không nên khoan nhượng với những gì là tầm thường... Còn tình trạng tiêu cực này ở chúng tôi: Có những người cầm bút không ra gì nhưng tác phẩm của họ đoạt giải thưởng cao vì họ có quyền, có thế. Tiếng Nga có hai từ phục vụ và công cụ. Hai từ đó nhiều người đánh lẫn hoặc nhầm lẫn. Họ cố tình biến phục vụ thành công cụ. Khi đọc những bài phê bình, tâng bốc của họ, tôi thấy đến như L.Tônxtôi, Puskin cũng không được khen tới mức ấy. Nhiều nhà văn hiện nay được khen mà không hề đỏ mặt. Tất nhiên điều đó đi đến kết quả thảm hại: tình hình văn học bị lệch lạc, méo mó. Họ sản sinh ra hằng hà sa số những người giống nhau, không bản sắc, lu mờ, ngày càng đại trà, đối lập với nền văn học Nga vĩ đại. Chính số đó lăng nhục nền văn học Nga của chúng ta. Văn học bao giờ cũng bênh vực những con người cùng khổ, bảo vệ những người bị lăng nhục. Thời Đôttôiépxki cũng vậy. Bây giờ trong văn học hình thành thứ chủ nghĩa tôi đòi, làm quan văn học, chứ không phải sáng tạo. Kết quả của nó là làm ảnh hưởng không tốt đến thế hệ người viết trẻ. Có người có tài năng thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Tài năng đó bị chụp mũ nào là bôi nhọ chế độ, xa rời Đảng, xa rời nhân dân...
Ngay tại Đại hội 27, trong báo cáo chính trị đã nói tới việc nền phê bình đã từ bỏ chức năng của nó, từ bỏ cái roi trên mình ngựa để làm việc phục vụ các nhà văn cấp tướng. Những tác phẩm nói thẳng sự thật cay đắng, hiện thực tiêu cực bị cấm đoán, cho là bôi nhọ chế độ. Nếu có nhà văn nói trong xã hội cũ có cái đẹp truyền thống, thì bị chụp mũ: xa rời thực tế, xa rời lập trường giai cấp công nhân. Các giai đoạn lịch sử của đất nước chúng tôi đầy kịch tính. Nhà văn nào khắc họa chân thực những mâu thuẫn của các giai đoạn đầy kịch tính đó thì người ta lại cho rằng: anh thóa mạ lịch sử, xúc phạm thành quả xã hội. Đặc biệt những khía cạnh có tính bi kịch của con người, những cái gì riêng của con người bị cấm kỵ: Người ta bảo: cái bi mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Họ đi ngược lại chân lý, trái với câu châm ngôn: mọi người phải phục tùng chân lý, chứ chân lý không phục tùng ai cả!
Trong văn học, văn hóa nghệ thuật chúng tôi, có những nhà văn bất đồng với những biểu hiện tiêu cực trên đây của chế độ mới hoặc không chống đối cách mạng nhưng bị xử lý oan. Họ viết những vấn đề rất gây cấn, họ tìm tòi sâu sắc, táo bạo. Người ta cố tình bỏ quên tác phẩm của họ, không để cho nhân dân biết tới họ. Mà sự thật nhiều tác giả trong số đó là những nhà văn hóa của Liên Xô và nhân loại. Bây giờ đã đến lúc phải đặt vấn đề trả lại những giá trị đích thực cho những tác phẩm của họ. Tên tuổi của họ dần dần được in lại. Tác phẩm của họ in hàng loạt làm chấn động dư luận, được nhân dân ngưỡng mộ nhưng không hề hoài nghi. Trước đây người cứ sợ làm lung lạc nhân dân. Nay khi tác phẩm của họ ra mắt công bố vì không thấy thiệt hại gì ngược lại thì nhân dân ủng hộ và càng tin Đảng, tin chế độ hơn. Một số nhà văn, nhà thơ, tác phẩm của họ in tới hàng triệu bản. Ba năm trước đây những tên tuổi ấy không được nhắc đến hoặc bị thóa mạ. Ví dụ như nhà văn thiên tài Platônốp chết năm 1950, tác phẩm bây giờ mới được in. Một nhà văn, gốc Nga, rất lớn, có phong cách nghệ thuật mới, tư tưởng lớn - Giamentin thì phải sống lưu vong. Mikhaiin Bunđakốp cũng trong trường hợp các nhà văn khác. Năm ngoái tạp chí Mátxcơxa in tác phẩm của Vlađimia Nabôcốp (lưu vong ở Mỹ). Đây là một nghệ sĩ lớn thiên tài, phong cách độc đáo không ai có thể bắt chước được. Lần đầu tiên người ta in lại thơ của một nhà thơ lớn bị cách mạng xử lý oan năm 1951, (từ lúc ấy không còn ai nhắc đến tên ông). Đó là Nicôlai Bunicốp, chồng của Acmatôva và là thầy của Exêin. Một trường hợp khác như nhà thơ đồng quê Nga cũng bị xử lý oan 1930, vì bị xem là đại diện cho tư tưởng Kulắc tên là Gluítx. Ông là người biến những môtip của thơ ca dân gian Nga thành vũ trụ thi ca. Vlađimia Letnhicốp, một nhà thơ phức tạp, có những sáng tạo về ngôn từ rất tuyệt vời, một người tử vì đạo, có thể nói ông đã tạo ra ngôn ngữ thi ca mới cho loài người. Những năm gần đây người ta cũng đã cho xuất bản cả những tác phẩm tượng trưng chủ nghĩa...
Sự đổi mới là tất nhiên, tất yếu. Sự đổi mới trong nhìn nhận, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật cũng vậy. Chúng tôi, và tất nhiên tất cả chúng ta, ai cũng mong mình mang một khuôn mặt thôi. Khuôn mặt từ nhà, ra đường, đến cơ quan chỉ một.
Huế 2-3-87
HOÀNG VŨ THUẬT ghi
(SH25/6-87)
YẾN THANH
Mất gần sáu năm, từ khi còn đang là một nhà phê bình trẻ đầy xông xáo trên văn đàn, cho đến khi trở thành một người có thẩm quyền và uy tín trong lĩnh vực của mình, bạn đọc yêu mến nhà phê bình Đoàn Ánh Dương mới lại được hội ngộ anh qua một chuyên luận nghiên cứu văn học.
NGUYỄN QUANG HUY
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHƯỚC CHÂU
Phan Du không chỉ là cây bút truyện ngắn thời danh ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, mà còn là nhà biên khảo lịch sử thông qua cảm quan của một nhà văn, được bạn đọc một thời yêu thích.
ĐINH THỊ TRANG
Trâu là một trong những vật nuôi gần gũi với con người. Chúng được thuần hóa rất sớm (cách nay khoảng 6.000 năm). Trâu hiện diện trong đời sống lao động vật chất cho đến đời sống tinh thần của người dân. Tùy theo các nền văn hóa mà chúng có sự ưu ái và địa vị khác nhau.
PHAN VĂN VĨNH
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan (ghi trong gia phả là Phan Ngọc Hoan Châu), sinh năm 1920. Quê làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; ngày xưa làng An Xuân thuộc tổng An Lạc, huyện Võ Xương, phủ Triệu Phong.
HỒ THẾ HÀ
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908 - 1954) được xem là nhà báo, nhà lý luận phê bình văn học tiên phong và xuất sắc.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Tương thông trực tiếp với thế giới phương Tây, văn học ở Nam Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với những biến chuyển của văn hóa và văn học Âu Mỹ.
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
VŨ HIỆP
Quá trình di cư và định cư, sự thích ứng với thổ nhưỡng và môi trường sinh thái, những biến cố và lựa chọn lịch sử, di truyền sinh học và văn hóa... đã tạo nên những đặc tính nghệ thuật khác nhau được lưu truyền ở các dân tộc. Hiện tượng đó có thể gọi là Mã gien nghệ thuật.
HỒ THẾ HÀ
Yến Lan là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Ông sinh ra, lớn lên, học tập và làm thơ trên vùng đất cũ thành Đồ Bàn, thuộc làng An Ngãi, phủ An Nhơn. Ông là một trong những thành viên nòng cốt của nhóm thơ Bình Định.
PHẠM PHÚ PHONG
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh là vị thầy khả kính của nhiều thế hệ học trò, trong đó có tôi. Ông là nhà giáo, nhà lý luận, phê bình nổi tiếng, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu được bạn đọc cả nước chú ý.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trong một lần gặp mặt toàn thể hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, nhà giáo - nhà văn - dịch giả Bửu Ý có nêu một gợi ý: Từ điển Tiếng Huế thì bác sĩ Bùi Minh Đức đã thực hiện.
PHONG LÊ
Lý luận văn học mác xít xác định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống trong mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, xem văn học là tấm gương phản ánh đời sống; có đời sống mới có văn học.
NGUYỄN DƯ
Trong kho tàng thi ca Việt Nam chỉ thấy độc nhất một bài tả Hội Tây thời Pháp thuộc. Đó là bài Hội Tây của Nguyễn Khuyến.
THÁI PHAN VÀNG ANH
Trong tiểu thuyết Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà từng giễu kiểu người sính chức danh với cacvidit dài dằng dặc những nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà nghệ thuật học…, rằng: “nhiều nhà như thế đáng nhẽ phải gọi là phố”.
PHAN NGỌC
Tôi kể dưới đây những điều mắt thấy tai nghe. Nó là bình thường đối với thế hệ những người 65 tuổi trở lên nhưng có thể có ích đối với các bạn trẻ mà giai đoạn này đã diễn ra trước khi các bạn ra đời. Cho phép tôi nói một vài sự kiện có tính chất tiểu sử mặc dầu tôi không xem việc kể chuyện gia đình là quan trọng.