PGS, TS NGUYỄN HỒNG VINH
PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh phát biểu Khai mạc Hội thảo (Ảnh: ĐCSVN)
Trước hết, cần nhận thức sâu sắc một yêu cầu quan trọng nêu trong Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI đối với văn học, nghệ thuật: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước; tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”. Theo chúng tôi, đây cũng thật sự là sứ mệnh, là trọng trách cao cả của văn nghệ sĩ với tư cách là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa như lời dạy của Bác Hồ: “Đây là công việc cực kỳ to lớn, nặng nề phức tạp nhưng cũng rất vẻ vang. Đây là cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi ”.
Vấn đề xây dựng đạo đức, xây dựng nhân cách con người hiện nay đang trở thành nhu cầu cấp bách và cảm hứng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Biến cảm hứng sáng tạo thành tác phẩm cụ thể để góp sức vun đắp đạo đức, nhân cách con người Việt Nam là một quá trình không đơn giản, ở khía cạnh quan trọng này, chúng tôi đồng tình với cách tiếp cận của một số tác giả là, khi nhìn con người Việt Nam nói chung, không chỉ thấy mặt ưu, mặt mạnh, mà còn thấy cả mặt hạn chế, mặt yếu kém; thấy hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, chứ không phải để đánh mất lòng tin. Điều này cũng là nỗi trăn trở của số đông văn nghệ sĩ hiện nay. Có ý kiến đặt câu hỏi: “Không thể hình dung một nhà văn có trách nhiệm với cuộc sống, lại không khát khao với sáng tạo để có được những tác phẩm giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân, hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời?”. Nhiều ý kiến khác cũng mong muốn: Trên cơ sở đề cao trách nhiệm nghệ sĩ - chiến sĩ, mỗi văn nghệ sĩ cố gắng hướng về cơ sở, nghiên cứu sâu thực tiễn đang vận động đa dạng, phức tạp, nhưng đã và đang xuất hiện không ít điển hình cá nhân, tập thể trong quá trình học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Viết về đạo đức, đề cao nhân cách, truyền cái tốt, cái đẹp cho người khác, cho xã hội, mà nhà văn không là tấm gương sáng thì rất khó thuyết phục công chúng. Chúng ta càng thấm thía lời nhà trí thức Ngô Thì Sĩ (thế kỷ 18) rằng “Đem đạo Thánh hiền để quở trách thói đời, không bằng đem đạo lý đời thường để cảm hóa lòng người”. Theo hướng đó, xã hội đòi hỏi văn nghệ sĩ đề cao tinh thần tự rèn luyện, bồi dưỡng, giữ gìn nhân cách của mình, không ngừng tích lũy tri thức văn hóa, bám sát hiện thực cuộc sống, tìm tòi, phát hiện, khám phá những yếu tố mới mang tính bản chất xã hội trong cả quá trình sáng tạo. Thực tế đã cho thấy, nếu văn nghệ sĩ thật sự là tài năng, có Tâm, có Tài, có Tầm, thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thế sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị đích thực, để lại dấu ấn, vẻ đẹp lâu bền trong xã hội.
|
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: ĐCSVN) |
Ở lĩnh vực quan trọng này, chúng ta trân trọng ý kiến của đồng chí Lê Khả Phiêu: “Trong tình hình hiện nay, dân trí đã phát triển cao, tiến bộ khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin hằng ngày phát triển mạnh mẽ đem đến cho con người biết bao nhiêu kiến thức, tầm nhìn xa rộng. Văn học, nghệ thuật muốn tác động vào con người, phải rất coi trọng chất lượng và hiệu quả, khắc phục hiện tượng nghiệp dư hóa; phải có sức chinh phục lòng người mạnh mẽ, sâu sắc và đọng lại đó thành một sức mạnh nội tâm, nâng cao trí thức, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, khát vọng, hướng thiện mạnh mẽ, làm tăng thêm sức đề kháng của mỗi con người chống lại cái xấu, cái ác, đẩy lùi tham lam, ích kỷ, vô cảm, phát huy tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội”.
*
Nhiều ý kiến nêu ra những băn khoăn trước thực trạng giáo dục hiện nay liên quan trực tiếp việc xây dựng nhân cách con người, và cho rằng: nhà trường chưa coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên, chỉ chú trọng dạy chữ, chưa chú trọng dạy người... Ở khía cạnh này, chúng tôi đồng tình với nhận định và kiến nghị của một số tác giả: nền giáo dục chúng ta coi nhẹ vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam cho các giáo viên và học sinh - đó cũng là nguyên nhân cơ bản gây ra những biểu hiện tiêu cực trong mối quan hệ thầy - trò, quan hệ gia đình - nhà trường, quan hệ ứng xử giữa học sinh với học sinh, trong đó rất đáng chú ý là, nạn bạo lực trong các học sinh nữ ở một số trường trung học từ cơ sở trở lên đang gia tăng.
Qua nhiều lần khảo sát thực tế ở những trường trọng điểm đào tạo văn hóa, văn nghệ trong cả nước, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã nêu kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình giảng dạy ở các cấp học theo hướng tăng cường về số lượng và chất lượng những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, có tác dụng giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Kịp thời chấn chỉnh, loại bỏ những nội dung trong một số đề tài nghiên cứu khoa học về văn học, nghệ thuật đang gây tác hại đến nhận thức, thẩm mỹ của học sinh, sinh viên. Các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy cần sớm có biện pháp xử lý dứt điểm những hiện tượng giảng dạy, hướng dẫn luận văn, luận án trái với đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, phủ nhận những giá trị chuẩn mực về văn hóa, về đạo đức, xúc phạm đến nhân cách con người Việt Nam. Thiết nghĩ, để góp sức thiết thực giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên, Bộ cần chỉ đạo quyết liệt các trường khẩn trương đổi mới, cải tiến mạnh mẽ nội dung chương trình, sách giáo khoa về các môn văn học, văn hóa học, mỹ học, giáo dục công dân; đặc biệt, cần phải chú ý việc dạy các môn học này ngay từ tuổi nhi đồng, thiếu niên. Đương nhiên, nhiệm vụ này là của cả hệ thống chính trị, nhưng nhà trường các cấp học đóng vai trò nòng cốt, tiên phong. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, thiết nghĩ cần nhắc lại lời nhà văn vĩ đại Victor Hugo: “Với cá nhân, quyền lực duy nhất phải là lương tâm, với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp luật”.
N.H.V
(SH321/11-15)
..............................................................
(*) Trích tham luận tại Hội thảo Khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, tháng 10/2015.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Người về như lá xưa về cội,
Vẫn áo nâu sòng thuở Huế xưa.
Nẻo Đạo đã về và đã tới!
Hoàn không Từ Hiếu vọng chuông chùa.
(Nguyên Tâm)
VŨ NHƯ QUỲNH
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn học và văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và đặc sắc của dân tộc.
VÕ VÂN ĐÌNH
Trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, ngoài Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày tết gắn với thời điểm đặc biệt, là thời điểm chuyển giao trong chu kỳ vận hành của thời gian của vũ trụ.
VÕ VÂN ĐÌNH
Trong lịch sử văn học, tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng nhắn gửi: “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VI của tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được 179 tác phẩm, công trình của 94 tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham dự giải. Sau khi tiến hành rà soát, có 21/179 tác phẩm, công trình của 08/94 tác giả không đảm bảo các tiêu chí quy định về thời gian công bố, về hồ sơ tác phẩm xét giải thưởng vòng sơ khảo.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu tháng 8/1945, từ Huế, Nguyễn Vịnh và Trần Quý Hai, đại diện cho Xứ ủy Trung Kỳ lên đường ra dự Hội nghị cán bộ Đảng họp ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
ĐỖ XUÂN TUẤT*
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Kể từ khi ra đời, Đảng ta đã coi báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đặc biệt, trong Cao trào Dân chủ 1936 - 1939, đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam.
(Lê Minh Phong phỏng vấn các cộng tác viên của Sông Hương)
... Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI,- chúng ta tiến vào một thời kỳ mới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; thời kỳ toàn Đảng ra sức khắc phục, tháo gỡ và quyết tâm hành động để đổi mới tương lai của đất nước.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Cách đây tròn 70 năm, tối 18/9/1945, hơn 50 văn nghệ sĩ Huế đã thống nhất thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên với Ủy ban Chấp hành Lâm thời do Hoài Thanh làm Chủ tịch, Thanh Tịnh, Hà Thế Hạnh làm Thư ký; “toàn thể hội nghị đã chấp thuận đề án ba bức điện văn cương quyết ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính quyền nhân dân, nhiệt liệt hưởng ứng anh chị em văn hóa Bắc Bộ, và tha thiết kêu gọi anh chị em văn hóa các tỉnh mau tổ chức liên đoàn văn hóa hàng tỉnh để đi đến sự thành lập Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Trung Bộ”.(1)
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XII (NHIỆM KỲ 2015 - 2020)
TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN
(UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy)
Nhân hội thảo quốc gia về Stendhal tổ chức tại Huế, kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp (1789 - 1989) phóng viên Tạp chí Sông Hương có dịp gặp anh Hoàng Ngọc Hiến phỏng vấn "chớp nhoáng" trước thềm Đại hội Nhà văn những điều Sông Hương muốn biết cũng là điều anh Hiến đã bày tỏ với một tạp chí bạn. Nay giới thiệu cùng bạn đọc Sông Hương.
Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang có những bước chuyển mình lớn trong thời đại mới, phản ánh chân thật, toàn diện và sâu sắc vùng đất và con người Cố đô. Bầu không khí sáng tạo được ươm mầm, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trên nền cách tân khá mạnh mẽ. Để hiểu thêm về tình hình chung của hoạt động nghệ thuật, Sông Hương có cuộc trao đổi với một số văn nghệ sĩ đang nắm cương vị Chủ tịch các Hội chuyên ngành trước thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XII Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế là Liên đoàn văn hóa cứu quốc Thừa Thiên, được thành lập ngày 18/9/1945. Quá trình 70 năm (1945 - 2015) hình thành và phát triển, văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng các giai đoạn lịch sử của đất nước. Tiến tới Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2015 - 2020, phóng viên của Tạp chí Sông Hương đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Lê Phùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XII
Tính từ thời điểm mở cửa phục vụ khách tham quan thưởng lãm, đến nay, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật (TBTPNT) Điềm Phùng Thị đã hoạt động được hơn 20 năm. Trong thời gian đầu mở của, Nghệ sĩ, Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đã giới thiệu 125 tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong khuôn viên một ngôi biệt thự kiến trúc Pháp cổ kính mà trước đó là trụ sở của Phòng Giáo dục thành phố Huế.
Đó là hàng nghìn bài thơ, văn chạm khắc trên các cung điện và văn bia ở hoàng thành, các lăng vua ở cố đô Huế.