Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Công trình rạp Hưng Đạo (TPHCM) sau nhiều lần sửa chữa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế . Ảnh: Dũng Phương
Song tiếc thay, nhiều công trình được đầu tư tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng sau nhiều năm vẫn chưa phát huy được công năng, chưa mang tới cho cộng đồng những giá trị tinh thần tốt nhất.
Những công trình ngàn tỷ
Được khánh thành từ gần 6 năm nay, nhưng Bảo tàng Hà Nội chưa thực sự trở thành nơi thu hút sự quan tâm của người Hà Nội cũng như du khách thập phương khi đến với thủ đô. Công trình này đã từng được đánh giá chỉ là “văn hóa vỏ” tức là bề ngoài thì to đẹp, lộng lẫy nhưng nội dung trưng bày bên trong nghèo nàn, thiếu hấp dẫn. Nhiều cá nhân, đơn vị liên quan tới bảo tàng này cũng đã bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các hạng mục để công trình phát huy giá trị. Nhưng điều dễ nhận thấy là gần một năm sau những quyết định được coi là khá quyết liệt ấy, tình trạng bảo tàng vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể. Ngoài một số triển lãm nghệ thuật đơn lẻ, bảo tàng vẫn tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu.
Cùng chung hoàn cảnh ấy là tổ hợp quảng trường, tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở Ninh Bình. Với vốn đầu tư 1.543 tỷ đồng, dự án này được xây dựng nhằm phục vụ đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đồng thời là khu trung tâm văn hóa sinh hoạt cộng đồng của TP Ninh Bình. Nhưng qua thời điểm kỷ niệm đã 6 năm, cụm công trình này vẫn dang dở, chưa được nghiệm thu với nhiều nguyên nhân khác nhau: chất lượng, nguồn vốn… Song điểm khiến người dân đi qua đây không khỏi ngậm ngùi là chuyện công trình sau nhiều năm phơi nắng, phơi sương đã trở nên hoang phế, ngổn ngang, xuống cấp.
Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Hà Nội) cũng như vậy. Sau cả chục năm đầu tư với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng các công trình nơi đây nếu không phải là hoang sơ cỏ dại mọc đầy thì cũng đang trong tình trạng xây dựng dang dở. Bên cạnh chương trình được tổ chức “xuân thu nhị kỳ” thì ban quản lý làng cũng đã tổ chức thêm nhiều hoạt động nhằm thu hút du khách tới đây vào những ngày lễ, tết, ngày cuối tuần… nhưng cách làm này vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Cũng nằm ngay tại Hà Nội, trong khi các nhà làm phim mòn mỏi trông chờ một trường quay hiện đại, tiện ích thì phim trường Cổ Loa - Đông Anh, Hà Nội cũng lâm vào tình trạng bỏ hoang. Năm 2011, trường quay nội ở đây còn được đầu tư hệ thống ánh sáng và thiết bị trường quay điều khiển bằng máy tính hiện đại với sự trợ giúp của các chuyên gia Đức, lên tới 1,5 triệu USD. Tuy nhiên, việc đầu tư không mang tính tổng thể, chưa đưa đến được tiện ích phù hợp với nhu cầu của việc sản xuất phim trong nước.
Không “an cư”, sao “lạc nghiệp”?
Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, nhìn lại, TPHCM đến nay vẫn chưa có được một sân khấu nghệ thuật nào đúng chuẩn, có tầm vóc, đại diện bộ mặt văn hóa của TP. Vì vậy, việc TP quan tâm xây dựng rạp Hưng Đạo đã được giới nghệ sĩ đặt nhiều kỳ vọng là một sân khấu hoành tráng, quy mô, hiện đại. Nhưng với kinh phí đội từ vài chục tỷ đồng lên đến hơn 123 tỷ đồng, đến ngày khánh thành, người làm nghề bật ngửa, dở khóc dở cười với cách thiết kế cẩu thả, kém chất, nhiều hạng mục công trình xây dựng bất hợp lý, vừa kém thẩm mỹ vừa không thể ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn. Kết cuộc, rạp hoàn thành nhưng không thể đưa vào hoạt động.
![]() |
Trừ những liên hoan lớn thì Nhà hát Ba Nón Lá (Bạc Liêu) chưa thường xuyên sáng đèn. Ảnh: Ngọc Chánh |
Và sau kết luận của Thanh tra TPHCM về những sai phạm trong xây dựng công trình rạp Hưng Đạo, việc sửa chữa, điều chỉnh một số hạng mục cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tiễn của đơn vị tiếp quản là Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã được tiến hành. Tuy nhiên, việc sửa chữa những lỗi thiết kế đã xây dựng thực tế vẫn không thể giúp hoàn thiện hơn công trình nhà hát. Sân khấu chính gần 600 ghế chỉ có thể sử dụng tạm khoảng 220 ghế ở dưới nhà (đã dỡ bỏ vài chục ghế để có chỗ cho dàn nhạc cổ ngồi, có nơi để máy móc xử lý kỹ thuật âm thanh, ánh sáng). Toàn bộ số ghế trên lầu - sau khi thay ban công sắt bằng những tấm kính dày, khán giả vẫn không thể xem trọn vẹn những gì diễn ra trên sân khấu vì vướng thiết kế mặt tiền sân khấu, màn kính dày làm nhòe hình ảnh nghệ sĩ đang biểu diễn.
Với sân khấu chính quá nhỏ, nhà hát chỉ có thể dựng những vở cải lương có quy mô nhỏ gọn, với số lượng nghệ sĩ tham gia chừng 6 đến 8 người là vừa chật sàn diễn. Cảnh trí các vở diễn cũng phải được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, sao cho phù hợp với diện tích eo hẹp của sân khấu. Tuy nhiên, các vở cải lương sau khi trình diễn ở sân khấu nhỏ như vậy, đến khi đem đi lưu diễn ở nơi khác, có sân khấu lớn hơn, thì nhà hát sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền không nhỏ để thiết kế lại cảnh trí cho phù hợp.
Đạo diễn - NSND Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, mệt mỏi cho biết: “Tôi cảm thấy rất tiếc vì với cơ ngơi như vầy mà xây một rạp hát chẳng ra làm sao, chi phí đội nóc. Giờ bắt tay vào làm chương trình, xây dựng các vở diễn, nhà hát cũng rất lo, vì với số ghế quá ít ỏi, nguồn thu sẽ eo hẹp, nhưng có muốn nâng giá vé cũng không được vì chương trình mình làm không phải là những vở đầu tư hoành tráng hay quá lộng lẫy”.
Công trình rạp Hưng Đạo là sự đầu tư xây dựng mới duy nhất về cơ sở vật chất cho lĩnh vực sân khấu của TPHCM. Còn lại, hầu hết ở các sân khấu, điểm diễn khác, nếu có sửa chữa, nâng cấp cũng chỉ mang tính chắp vá, tạm thời. Các Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TPHCM, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam… đều chưa có được một “ngôi nhà” tiện nghi, đủ chuẩn, đáp ứng được hàng loạt nhu cầu thiết thực để các nhà hát thuận lợi trong hoạt động tổ chức biểu diễn và phát triển.
Nhà hát mà không phải nhà hát
Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật (thường gọi Nhà hát Ba Nón Lá, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) là công trình văn hóa có quy mô đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành cho đến nay, sáng đèn chưa nhiều, chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Hiện khối nhà A (rạp hát) đã đi vào hoạt động, còn lại hai khối nhà B và C vẫn chưa hoàn thiện các công năng bên trong.
Nhà hát Ba Nón Lá là một trong những công trình xây dựng cơ bản về văn hóa chào mừng sự kiện Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ I (năm 2014). Nhà hát Ba Nón Lá được đánh giá là công trình nghệ thuật có kiến trúc khá đặc sắc với thiết kế 3 chiếc nón lá chụm vào nhau. Dù kiến trúc công trình khá ấn tượng nhưng khi xây dựng có đã nhiều ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả vì công trình giá trị đầu tư lớn, trong khi đó tỉnh Bạc Liêu còn nhiều khó khăn.
Nhiều người dân địa phương cho biết kể từ sau sự kiện Festival đờn ca tài tử quốc gia thì các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra tại đây chưa nhiều và chưa phong phú. Chỉ sáng đèn khi có các sự kiện tiêu biểu của tỉnh như: Cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015, Liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu - Cà Mau - Sóc Trăng năm 2016, chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm năm 2016, giọng ca cải lương Cao Văn Lầu…
Bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bạc Liêu, cho biết Nhà hát Cao Văn Lầu là tên gọi của dự án chứ trên danh nghĩa thì nhà hát vẫn chưa… thành lập. Hiện Ban quản lý dự án vẫn còn quản lý chưa bàn giao cho sở. Hiện tỉnh có chủ trương chuyển công năng và Sở Kế hoạch và Đầu tư đang trình UBND tỉnh phê duyệt chuyển 2 khối nhà B và C thành bảo tàng. Sở cũng đang làm đề án thành lập Nhà hát Cao Văn Lầu trên cơ sở hợp nhất Đoàn cải lương Cao Văn Lầu và Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer.
Bà Vân cũng chia sẻ: “Nhà hát muốn hoạt động tốt phải có đầy đủ 3 yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy và chương trình hoạt động cụ thể. Hiện nay, tình hình thưởng thức nghệ thuật của người dân rất đa dạng nên cần phải làm nhiều cách lắm mới thu hút được, không phải nhà hát lúc nào cũng sáng đèn. Công trình nhà hát tới đây cũng được định hướng là sản phẩm du lịch của tỉnh, nơi phục vụ cho du khách chụp ảnh lưu niệm khi đến thăm Bạc Liêu”.
Nguồn: V.Xuân - T.Bình - N.Chánh - SGGP
Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.
Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.