Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
Nhà thờ Phủ cam trước năm 1930 (Ảnh: Internet).
“Sinh ra” trên mảnh đất được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo, cổ kính, thâm trầm, dường như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (thường gọi tắt là nhà thờ Phủ Cam/Phú Cam) đã mang trong mình chút lạc lõng và nổi bật với vị trí ngay giữa lòng thành phố Huế. Cũng chính sự khác biệt đó là nguồn cơn cho những trắc trở trong hành trình gìn giữ và kiếm tìm diện mạo của nhà thờ này.
Gian nan hành trình kiến tạo
Được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII, nhà thờ Phủ Cam được xem là giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô. Lần đầu tiên, vào năm 1682, Linh mục Langlois (1640 - 1770) cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, ở sát bờ sông An Cựu. Nhưng, sau đó chỉ 2 năm, vì có được hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi, cho nên chính vị Linh mục này đã cho triệt giải nhà nguyện đơn sơ ấy và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ bằng đá kiên cố và to lớn hơn. Bấy giờ, nhà thờ quay mặt về hướng tây (tức là phía ga Huế ngày nay). Dù đó là một công trình kiến trúc được mô tả là rất chắc chắn và "chưa từng có ở xứ này, được nhà vua (tức là chúa Nguyễn Phúc Tần) và quan lại thán phục", nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy đã bị triệt giải hoàn toàn.
Nhà thờ Phủ Cam đầu thế kỷ XX (Ảnh: Internet).
Số phận của ngôi thánh đường chưa dừng lại ở đó. Khi đạo Thiên Chúa bắt đầu được nhìn nhận lại vào đúng 2 thế kỷ sau, năm 1898, Giám mục Allys (1852 - 1936) cho xây dựng mới nhà thờ Phủ Cam bằng gạch lợp ngói khá đồ sộ tại vị trí cũ. Nhưng lần này thì nhà thờ quay mặt về hướng bắc (phía Kỳ đài của Kinh thành) và do chính Giám mục Allys vẽ thiết kế rồi giám sát thi công. Công việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1902. Nhà thờ mang nét kiến trúc "Gothique". Hai bên mặt tiền có hai tháp chuông thân hình trụ vuông, đỉnh tròn, cao vừa phải. Ở tầng 2 của hai tháp, có một hành lang nối liền chúng lại với nhau. "Nét chủ đạo kiến trúc lần này là những vòm duyên dáng đổ xuống trên những trụ có những nét hoa văn cây lá, những hình thiên thần. Đặc biệt nhà thờ có một vườn hoa được chắn đất đào xuống sâu và phẳng với hai la thành chạy lượn lên cao dần, mềm mại duyên dáng với 16 bậc cấp bằng gạch ở phía trước tiền đường" (Trích "Lược sử các giáo xứ" do Tổng Giáo phận Huế biên soạn, Huế, 2001, tập 1, tr.50).
Nhà thờ Phủ Cam năm 1930 (Ảnh: Internet).
Và sự đổi mới cả về diện tích lẫn quy mô một lần nữa được thiết kế cho nhà thờ này để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của số lượng giáo dân ngày càng tăng cao. Lần thứ 10 được xây dựng lại là vào đầu năm 1963, dưới thời Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục (1897 - 1984) cho triệt giải nhà thờ cũ để làm mới một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn. Nhà thờ lần này do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.
Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Trong khi việc xây dựng đang tiến hành thì xảy ra (1/11/1963), tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục lúc đó đang đi họp Cộng đồng Vatican II ở Roma, vì hoàn cảnh chính trị không trở về Việt Nam nên việc xây dựng cũng bị chững lại.
Tiến độ công việc xây dựng thánh đường, do sự tác động của lịch sử, đã kéo dài tới năm 1967 mới xây lên đến phần cung thánh. Trong sự kiện Tết Mậu Thân (1968), bom đạn chiến tranh vô tình phá hỏng thêm phần lớn công trình, cho đến năm 1975 vẫn chưa được hoàn tất. Sau thống nhất đất nước và mãi đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản mới được hoàn thành.
Năm 1999, để chuẩn bị cho hai ngày 28 và 29/06/2000, là ngày Tổng Giáo phận Huế cung hiến nhà thờ chính tòa Phủ Cam nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế (kể từ khi tách rời khỏi Giáo phận Đàng Trong), Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể hạ quyết tâm và cho xây cất lại thánh đường một cách hoàn chỉnh, đến ngày 29/06/2000 thì hoàn tất.
Qua mỗi lần “thay da đổi thịt”, nhà thờ Phủ Cam vẫn luôn giữ được vẻ đẹp hiện đại đáng ngưỡng vọng.
Như thế, trải qua 3 đời Giám mục - từ Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể - sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay.
Đặc sắc kiến trúc
Hiện nay, nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả (06 đường Nguyễn Trường Tộ, phường Phức Vĩnh, Tp. Huế) với tổng diện tích khuôn viên là 10.804m2.
Nhà thờ Phủ Cam hiện tại.
Nói về kiến trúc của nhà thờ Phủ Cam, không thể không nhắc đến KTS Ngô Viết Thụ, người đã tạo nên “cốt cách” đường bệ và tinh tế cho ngôi thánh đường này. Là một người con đất Huế, được biết đến với khả năng tinh thông Hán học, phong thủy, lại hết sức am tường về ngôn ngữ và kiến trúc phương Tây, ông từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955 và là người châu Á đầu tiên được vinh danh là Viện sĩ danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông còn sáng tác thơ văn, vẽ tranh và có tầm hiểu biết rộng đối với các nhạc cụ dân tộc, chính điều này đã tạo nên sự đặc sắc, đa ngôn trong những công trình kiến trúc của ông và cần rất nhiều thời gian mới có thể bóc tách, thấm nhuần được. Có thể nói, Ngô Viết Thụ là một sự tổng hòa các nét văn hóa và được thể nghiệm vào trong kiến trúc những công trình sáng tạo của ông.
Những năm 60 được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tạo, thiết kế nên những công trình đồ sộ trong cuộc đời của KTS tài hoa Ngô Viết Thụ, mà theo như KTS Ngô Viết Nam Sơn, “Ba tôi vẽ nhiều bằng tất cả những năm khác cộng lại” (Trò chuyện với KTS.Ngô Viết Nam Sơn về người cha, Báo Giác Ngộ, 21/08/2013). Cùng với các công trình như trường ĐHSP Huế, khách sạn Hương Giang I, Dinh Độc lập Sài Gòn, Viện Hạt nhân ở Đà lạt… thì Nhà thờ Phủ Cam là một công trình được sáng tạo vào giai đoạn thăng hoa đó.
Nhà thờ Phủ Cam là một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, mặt bằng xây dựng mang dạng một Thánh giá: đầu Thánh giá hướng về phía nam, chân Thánh giá hướng về phía bắc, và ở gần đầu hơn, hai bên vươn ra hai cánh Thánh giá. Và nhìn tổng thể các đường nét, nhà thờ như hình tượng một con rồng vươn thẳng lên trời, vừa mạnh mẽ nhưng vừa thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo.
Vừa mang dáng dấp một cuốn kinh thánh mở rộng, vừa giống miệng rồng ngước lên trời xanh như sự bao la của Chúa...
Hình ảnh Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng đơn giản nhưng nổi bật nhìn từ bên ngoài Thánh đường.
... nhìn từ góc độ nào, nhà thờ Phủ Cam cũng đều mang vẻ đẹp của sự tôn nghiêm và cao quý.
Nhà thờ được kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại, nhưng trang trí thì phần lớn vẫn theo nghệ thuật cổ điển Tây phương. Các trụ đỡ mái được đúc sát vào hai chân tường trong của nhà thờ, uốn dần ra phía trước khi vươn cao lên, rồi nối lại với nhau từng cặp bằng một đường cong trên đỉnh, mềm mại như những bàn tay đang chắp lại để cầu nguyện. Đặc biệt là ở phần Cung thánh, từ mỗi một trong 4 góc, đều có 3 trụ đỡ vươn dần ra, như những bàn tay muốn nắm lấy nhau, tạo thành một không gian đủ rộng để ôm kín bàn thờ. Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ. Bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối lấy từ Non Nước - Đà Nẵng, đặt trên một viên đàn (hình tròn) có ba cấp tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân, một yếu tố trong kiến trúc Phương Đông, là nơi đặt bục giảng của các linh mục… và các ghế ngồi cho những người hành lễ.
Những bức tượng bằng đá trắng là điểm nhấn trong khu vườn của nhà thờ.
Vườn hoa trong khuôn viên nhà thờ Phủ Cam luôn được chăm sóc cẩn thận.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Những loài hoa khoe sắc nơi Thánh đường.
Hàng ngày, đây là điểm đến yên bình cho những bạn trẻ muốn học bài, suy tư…
Đặt trên bệ cao, ngay chính giữa là Cây Thánh Giá (một cây thông lấy từ đồi Thiên An - Huế), có tượng Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh, bên trên là bức hoạ Đức Chúa Giê-su dang tay ra trong bữa tiệc ly với dòng chữ: “Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời”. Mỗi năm, đến lễ Giáng sinh, hàng ngàn con chiên đến dự lễ cũng như khách tham quan đông nghẹt trước và trong nhà thờ.
Nét đường bệ trong lòng nhà thờ Phủ Cam.
Lòng nhà thờ rộng thênh thang với những dãy ghế dài có thể chứa được khoảng 2.500 người đến dự lễ. Hai bên lòng nhà thờ trang trí hai dãy tranh vẽ đóng trong từng khung gỗ thể hiện về đời Chúa Giê-su, và bên trên là hai dãy cửa kính trong và màu xanh lá chuối non để cung cấp đủ ánh sáng cho nội thất, kể cả vào mùa mưa. Nhà Tạm được xây sát vào phần lõm phía sau của lòng nhà thờ và nằm trên một bệ cao đặt ở chính giữa, vừa trang nghiêm, vừa dễ thấy.
Không chỉ khuôn viên nhà thờ mang hình cây Thánh giá, nội thất Thánh đường cũng có hình dáng tương tự với hai cánh hai bên. Không gian bên cánh trái (từ trong nhìn ra) là nơi thiết lập bàn thờ để thờ thánh tử đạo Tống Viết Bường (bị giết năm 1833), người gốc Phủ Cam. Và không gian bên cánh phải (đối diện) là phần mộ của cố Giám mục Nguyễn Kim Điền (1921 - 1988), người có nhiều công nhất trong việc xây dựng nhà thờ này.
|
|
Nhà thờ Phủ Cam có hai ngọn tháp chuông cao 43.5m (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80m x 24m, phía trước sân nhà thờ có hai pho tượng thánh Phê-rô và thánh Phao-lô bằng xi-măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP. Hồ Chí Minh) đúc.Tượng được đúc làm ba đoạn, sau đó, được đổ xi-măng vào ráp lại. Tất cả đã tạo nên sự hoàn mỹ cho một công trình tôn nghiêm, ấn tượng nhưng cũng hết sức mềm mại, gần gũi như cánh tay của Chúa luôn đủ rộng cho tất thảy mọi con chiên ngoan đạo hướng về.
Tháp chuông nhà nhờ và tượng hai thánh.
![]() |
![]() |
Thánh Phao-lô và Thánh Phê-rô là những bổn mạng của nhà thờ chính tòa Phủ Cam.
Vẻ đẹp lung linh của Nhà thờ chính tòa Phủ Cam lúc đêm về.
Ngày nay, nhà thờ Phủ Cam là điểm đến quen thuộc không chỉ cho những người theo đạo Thiên Chúa mà cho cả những du khách khi đến tham quan xứ Huế. Một vẻ đẹp riêng, vừa uy nghiêm, vừa thanh thoát đã góp phần tô điểm cho thành phố Huế thêm cổ kính, thêm hiện đại và thêm độc đáo.
Theo Ngọc Bích/Khám phá Huế
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.