Đào Phan với ba công trình nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

15:58 08/04/2009
NGUYỄN KHẮC PHÊ     Ba công trình dày dặn nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của cùng một tác giả, cùng được xuất bản trong năm 2005 kể cũng đáng gọi là "hiện tượng" trong ngành xuất bản. Ba công trình đó là "Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa" (NXB Văn hóa Thông tin, 315 trang), "Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn" (NXB Văn hóa thông tin, 510 trang) và "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 375 trang).

Tác giả của 3 công trình đặc sắc này là Đào Phan (1920-1996), một tên tuổi quen biết trong giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Ông là em ruột học giả Đào Duy Anh. Nhiều người, nhất là các chiến sĩ hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám lại biết ông với tên Đào Duy Dếnh, 16 tuổi đã tham gia chống Pháp trong phong trào thanh niên, học sinh ở Huế, từng là Bí thư Thành ủy Huế, Bí thư Hà Nội, bị thực dân Pháp bắt và lưu đày tại nhiều nhà tù ở Thừa Thiên, Phan Rang, Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thoát khỏi ngục tù đế quốc, ông được đồng chí Nguyễn Chí Thanh cử làm Đội trưởng Đội Tuyên truyền xung phong Việt Minh Trung Bộ, tập hợp những thanh niên trí thức đi đến tận những vùng rừng núi, những thôn xóm xa xôi hẻo lánh diễn thuyết, diễn văn nghệ tuyên truyền cho chính phủ cụ Hồ... Từng viết báo "Suối Reo" - tờ báo của các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù Sơn La, năm 1947, ông được Trung ương điều ra phụ trách Nhà xuất bản và báo "Quân du kích" - tiền thân của NXB và báo "Quân đội nhân dân" hôm nay... Xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, có một quá trình hoạt động cách mạng oanh liệt, nhưng do những trớ trêu và ngộ nhận của lịch sử, và cũng có thể vì tính bộc trực của mình, suốt mấy chục năm ông phải làm người "ở ẩn"; mãi đến những năm bảy mươi, khi ông bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu về đề tài Hồ Chí Minh và nhất là từ ngày đất nước "Đổi Mới", ông mới lại được sống những ngày sôi nổi.

Ba công trình viết về Chủ tịch Hồ chí Minh là thành quả suốt mấy chục năm nghiên cứu của Đào Phan. Cũng có thể nói, từ cả "núi" tài liệu trong và ngoài nước, với tầm hiểu biết sâu rộng và nhãn quan của một nhà cách mạng từng trải, ông đã chắt lọc nên 1200 trang sách không chỉ đầy ắp giá trị thông tin, tư liệu mà còn gợi nhiều suy nghĩ bổ ích. Đặc biệt, qua trích đoạn hồi ký của chị Bội Hoàn - người bạn đời của Đào Phan, một cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế, từng tham gia Đội Tuyên truyền xung phong Việt Minh Trung Bộ ngay sau Cách mạng Tháng Tám, chúng ta được biết, chính ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ Chủ tịch, ngày 10/5/1989, đã đưa ô tô mời cả gia đình Đào Phan đến thăm nơi ở của Bác Hồ vì ông đã tin cậy chọn Đào Phan là người viết công trình "Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa" để kịp công bố vào dịp UNESCO tổ chức Hội thảo về "Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh" tại Hà Nội. Cũng vì thế, ông Vũ Kỳ đã trân trọng viết Lời giới thiệu cả 2 cuốn sách "Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa" và "Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn" với bạn đọc:

"...Cuốn "Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa" đã được viết bằng công phu nghiên cứu của tác giả trong hai chục năm qua... Là một người phục vụ Bác Hồ lâu năm, tôi càng sung sướng khi thấy cuốn sách đã nêu được những đường nét sống động và chân thật của Người..."

Ông Nguyễn Dy Niên, trong thư gửi tác giả nhân tác phẩm "Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa" xuất bản lần đầu năm 1991, đã viết: "...Lâu nay ở Việt Nam chúng ta, khi nói về Hồ Chí Minh thì nặng về phần Anh hùng giải phóng dân tộc và quá nhẹ về phần Danh nhân văn hóa, hoặc có nói về danh nhân văn hóa thì khô khan, đơn điệu, gò ép và chỉ đóng khung trong "Nhật ký trong tù" và một vài bài viết của Bác... Là một trong những tác giả của bản Nghị quyết UNESCO, tôi trăn trở về điều đó. Nhưng thưa Cụ khi lướt qua 5 chương của cuốn sách, tôi bàng hoàng và sung sướng  vì những điều trăn trở và ước ao đã được thực hiện..."

Cuốn "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" được hoàn thành từ năm 1985, nhưng đến năm 1996 mới ra mắt bạn đọc lần đầu . Sự chậm trễ này cũng là điều dễ hiểu vì trước thời "Đổi Mới", chỉ riêng tên sách như thế đã khó xuất hiện. PGS. Trung tướng Văn Cương, một trong những bạn đọc đầu tiên của công trình "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" đã viết trong "Lời giới thiệu" cuốn sách như sau:

"...Không phải ngẫu nhiên mà trong di sản văn tự của Hồ Chủ tịch từ năm 1921, khi người giới thiệu học thuyết Khổng Mạnh trên Tạp chí Cộng sản của Đệ Tam quốc tế, cho đến năm 1969, khi người viết lần cuối bản Di chúc, khi đọc, chúng ta thường xuyên nhận ra dấu ấn của quan niệm Khổng giáo... Những quan niệm đạo đức, chính trị của Khổng giáo, trong cái phần tinh hoa nguyên chất, vẫn đủ tiềm năng sức mạnh gia nhập vào tiến trình lịch sử của các nước phương Đông...Do những ràng buộc lịch sử, có những lúc chúng ta đã xem Khổng giáo như một tàn dư tệ hại của chế độ phong kiến và nhầm lẫn Khổng giáo với ý thức hệ phong kiến khoác áo Nho gia..."

Về vấn đề này, từ năm 1994, Đào Phan cũng đã công bố công trình "Không lẫn lộn học thuyết Khổng Mạnh với Nho giáo phong kiến". Với cách "lập thuyết" này, và "trên nền tảng một tri thức uyên bác" (chữ dùng của tướng Văn Cương), tác phẩm "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" đã có sức thuyết phục cao.

"Duy có điều, trong cuốn sách này... thoảng đó đây, suốt ba trăm trang sách hình như có tiếng thở dài, bộc lộ nỗi băn khoăn: Liệu rồi lớp con cháu chúng ta còn đủ khả năng lĩnh hội các khái niệm: cần, kiệm, liêm chính? Liệu rồi các lớp cán bộ của chúng ta trong tương lai có khả năng tự nguyện sống, làm việc như những công bộc "minh đức, thân dân", giống như mong ước của Bác Hồ?"  PGS Văn Cương đã viết như thế khi kết thúc "Lời giới thiệu" của mình về tác phẩm của Đào Phan.

Những trang sách làm cho con người băn khoăn, trăn trở. Có lẽ đó chính là thành công của tác giả, là một lý do khiến chúng ta tìm đến ba công trình viết về Hồ Chí Minh của Đào Phan.

N.K.P

(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1- "Thơ trẻ- Những giá trị mới" là một "mưu mô" của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn và nhóm "Văn nghệ mới" (bao gồm Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương... và một số người khác) dự tính tập hợp, tuyển chọn 1 tuyển thơ của 10 (hay nhiều hơn) tác giả trẻ từ 30 tuổi trở xuống, xuất hiện trong vòng 3 năm cuối cùng của thế kỉ để trình làng giới thiệu chân dung thế hệ mình.

  • NGUYỄN HOÀN Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc và văn hoá Việt Nam được ái mộ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Vì thế mà từ khi ông qua đời đến nay đã có trên chục đầu sách viết về ông, một số lượng hiếm thấy đối với các nhạc sĩ khác. Gần đây có cuốn “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, Hà Nội, 2008. Với niềm ngưỡng mộ tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã hăm hở tìm đọc cuốn sách mới này nhưng tiếc thay, chưa kịp trọn nỗi mừng đã phải thất vọng về những trang viết đánh giá đầy sai lệch và thiếu sót, phiến diện về Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam.

  • HOÀNG QUỐC HẢIThơ Lý - Trần có mạch nguồn từ Đinh - Lê, nếu không muốn nói trước nữa. Rất tiếc, nguồn tư liệu còn lại cho chúng ta khảo cứu quá nghèo nàn.Nghèo nàn, nhưng cũng đủ tạm cho ta soi chiếu lại tư tưởng của tổ tiên ta từ cả ngàn năm trước.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN          (Nhóm nghiên cứu - lý luận phê bình trẻ)Thời gian gần đây, tại Việt , các tác phẩm của nhà văn Nhật Bản H.Murakami thường xuyên được dịch và xuất bản. Là một giọng nói hấp dẫn trên văn đàn thế giới, sáng tác của ông thu hút đông đảo công chúng và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Một trong những tiểu thuyết làm nên danh tiếng của ông là Rừng Nauy.

  • PHAN TÂMQuê hương Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, cách Kim Liên, Nam Đàn, quê hương Hồ Chí Minh khoảng 60 km.Hai nhân cách lớn của đất Nghệ An. Không hẹn mà gặp, xuất phát từ lương tri dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đến chủ nghĩa Mac - Lê nin, thành hai chiến sĩ cộng sản Việt Nam nổi tiếng.

  • THÁI DOÃN HIỂUNhà thơ Võ Văn Trực thuộc loại tài thì vừa phải nhưng tình thì rất lớn. Chính cái chân tình đó đã giúp anh bù đắp được vào năng lực còn hạn chế và mong manh của mình, vươn lên đạt được những thành tựu mới đóng góp cho kho tàng thi ca hiện đại của dân tộc 4 bài thơ xuất sắc: “Chị, Vĩnh viễn từ nay, Thu về một nửa và Nghĩa địa làng, người ta sẽ còn đọc mãi.

  • HÀ  ÁNH MINHBài thứ nhất, Một cuộc đời "Ngậm ngải tìm trầm" của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số Xuân Canh Thìn năm 2000, và bài thứ hai "Sư phụ Thanh Tịnh làm báo tết" của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Văn Nghệ, số Tết cũng năm Canh Thìn 2000. Bài đầu tiên viết dài, giọng văn trau chuốt điệu nghệ. Bài sau ngắn, mộc mạc.

  • LÊ THỊ HƯỜNGDẫu mượn hình thức của thể kí, dẫu tìm đến vần điệu của thơ, điểm nhất quán trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái tôi say đắm thiên nhiên. Đằng sau những tài hoa câu chữ là một cái tôi đa cảm - quá chừng là đa cảm - luôn dành cho cỏ dại những tình cảm lớn lao.  

  • BỬU NAM1. Nếu văn xuôi hư cấu (đặc biệt là tiểu thuyết) chiếm vị trí hàng đầu trong bức tranh thể loại của văn học Mỹ - La tinh nửa sau thế kỷ XX, thì thơ ca của lục địa này ở cùng thời gian cũng phát triển phong phú và rực rỡ không kém, nó tiếp tục đà cách tân và những tìm tòi đổi mới của những nhà thơ lớn ở những năm 30 - 40.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Khi chạm vào cơn lốc và những điệu rock thơ mang tên Vi Thuỳ Linh, bất chợt tôi nhớ đến câu thơ dịu dàng và sâu thẳm của Paul Eluard: Trái đất màu xanh như một quả cam. Với P. Eluard, tình yêu là một thế giới tinh khiết, rạng rỡ và ngọt ngào: Đến mức tưởng em khỏa thân trước mặt. Còn Vi Thuỳ Linh, nếu ai hỏi thế giới màu gì, tôi đồ rằng nàng Vi sẽ trả lời tắp lự: Màu yêu.

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Xô Viết là một bản anh hùng ca bất tử của dân tộc Nga trong thế kỷ XX (1941-1945). Nó mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang và oanh liệt, không chỉ của đất nước Xô Viết mà còn cả với nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khẳng định bản chất tốt đẹp và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con ngưòi Xô Viết.

  • LƯƠNG THỰC THULTS: Lương Thực Thu, sinh năm 1903 tại Bắc Kinh, thời nhỏ học ở trường Thanh Hoa. Năm 1923 du học tại Mỹ. Năm 1926 về nước, lần lượt dạy học ở trường Đại học Đông Nam, Đại học Thanh Đảo, Đại học Bắc Kinh, và Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1949 sang ở Đài Loan, chủ yếu giảng dạy ở Đại học Sư phạm Đài Loan. Năm 1966 nghỉ hưu, năm 1987 ốm chết tại Đài Bắc.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG   (Đọc “Lý luận và văn học”, NXB Trẻ 2005 của GS.TS Lê Ngọc Trà)Ra mắt bạn đọc năm 1990, năm 1991, cuốn sách “Lý luận và văn học” của Giáo sư - Tiến sĩ Lê Ngọc Trà được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. 15 năm qua, những tưởng một số vấn đề về lý luận văn học mà cuốn sách đề cập đã không còn mới, đã “lạc hậu” so với tiến trình phát triển của văn học. Nhưng không, khi đọc lại cuốn sách được nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ nhất năm 2005, những vấn đề mà GS.TS Lê Ngọc Trà đề cập vẫn còn nóng hổi và giữ nguyên tính thời sự của nó.

  • TRẦN ĐÌNH SỬLí luận văn học Việt Nam thế kỉ XX đã trải qua ba lần thay đổi hệ hình tư duy. Lần thứ nhất diễn ra vào những năm 1932 đến 1945 với việc hình thành quan niệm văn học biểu hiện con người, xã hội, lấy thẩm mĩ làm nguyên tắc, chống lại quan niệm văn học thời trung đại lấy tải đạo, giáo huấn, học thuật làm chính tông, mở ra một thời đại mới trong văn học dân tộc.

  • HỒ THẾ HÀĐà Linh - Cây bút truyện ngắn quen thuộc của bạn đọc cả nước, đặc biệt, của Đà Nẵng với các tác phẩm Giấc mơ của dòng sông (1998), Nàng Kim Chi sáu ngón (1992),Truyện của Người (1992) và gần đây nhất là Vĩnh biệt cây Vông Đồng (1997). Bên cạnh ấy, Đà Linh còn viết biên khảo văn hoá, địa chí và biên dịch.

  • NGÔ MINHBữa nay, người làm thơ đông không nhớ hết. Cả nước ta mỗi năm có tới gần ngàn tập thơ được xuất bản. Mỗi ngày trên hàng trăm tờ báo Trung ương, địa phương đều có in thơ. Nhưng, tôi đọc thấy đa phần thơ ta cứ na ná giống nhau, vần vè dễ dãi, rậm lời mà thiếu ý.

  • PHAN CÔNG TUYÊNLTS: Cuộc thi tìm hiểu “60 năm Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương, website Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát động trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế, cuộc thi được phát động từ ngày 7/5/2005 đến ngày 10/7/2005; Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 160.840 bài dự thi của rất nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thành phần trong xã hội tham gia. Điều này chứng tỏ cuộc thi mang nhiều sức hấp dẫn. Sông Hương xin trích đăng báo cáo tổng kết cuộc thi của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi tại Thừa Thiên Huế.

  • TRẦN THỊ THANHTừ Hán Việt là một lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Với con số 60% - 70% từ Hán Việt có trong tiếng Việt, nó đã và đang đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết làm thế nào để cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt trong đó có từ Hán Việt.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN LTS: Bài dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đọc trong Hội nghị Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương, tháng 12-2008. Tác giả có những nhận định khá mới mẻ, những đề xuất khá hợp lý và khá mạnh dạn, tất nhiên bài viết sẽ không tránh phần chủ quan trong góc nhìn và quan điểm riêng của tác giả. Chúng tôi đăng tải gần như nguyên văn và rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, trao đổi, thạm chí tranh luận của bạn đọc để rộng đường dư luận.S.H

  • MAI HOÀNGCẩm cù không nổi tiếng bằng một số truyện ngắn khác của Y Ban như Thư gửi mẹ Âu cơ, I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà… Không có những vấn đề hot như sex, nạo phá thai, ngoại tình… tóm lại là những sự vụ liên quan đến “chị em nhà Eva”.