Đạo diễn Xuân Phượng: Cuộc đời tôi như cánh chim ngược gió

14:36 25/02/2021

Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đạo diễn Xuân Phượng

PHÓNG VIÊN: Sau những bộ phim tài liệu liên tiếp đoạt được giải thưởng danh giá, giờ đến hồi ký Gánh gánh… gồng gồng…, bà có chia sẻ gì? 

Đạo diễn XUÂN PHƯỢNG: Khi nhận 2 giải thưởng văn chương, tôi thực sự xúc động. Tôi nhớ đến những người bạn văn, thơ của mình, họ phải cực nhọc, vất vả rất nhiều để cho ra đời đứa con tinh thần, trong khi mình có một cuốn sách mà được 2 giải thưởng, lại chưa phải là hội viên, tuổi cũng đã hơn 90. Tôi nghĩ rằng, cuốn sách được giải vì thể hiện sự cảm thông sâu sắc về cuộc đời của một người đàn bà trong chiến tranh. Đó cũng là những rung động mà tôi cảm thấy khi mình khép lại cuốn sách. 

Bà từng kể, trong lần gặp đầu tiên hơn 40 năm sau khi bà xa nhà tham gia kháng chiến, mẹ của bà đã hỏi: “Con ơi, sao con theo họ làm chi để gia đình ly tán, phải rời quê cha đất tổ con ơi!”. Viết hồi ký, phải chăng là bà muốn trả lời mẹ của mình? 

Tôi xa gia đình năm 16 tuổi, do hoàn cảnh chia cắt của đất nước nên mãi đến năm 60 tuổi mới được gặp mẹ. Khi mẹ tôi hỏi như vậy, cả nhà đang ngồi ăn cơm, nghe xong thì tất cả im lặng vì biết rằng không thể trả lời được. Tôi nhận thấy, hóa ra mẹ mình không hiểu gì về cuộc kháng chiến này, mẹ chỉ nhìn một phía. Đó chính là lý do tôi muốn viết lại đời mình để mẹ thấy rằng cuộc ra đi, sự dấn thân của mình vào năm 1945 là cần thiết. Đó là năm chúng ta giành được chính quyền từ Pháp. Nếu không có những người tham gia kháng chiến thì ai sẽ giành được chính quyền, làm được cuộc cách mạng này. 

Ngoài lý do đó ra, tôi cũng muốn để những người trẻ ở trong nước lẫn nước ngoài hiểu được tại sao cha ông phải dấn thân vào cuộc kháng chiến. Tôi muốn họ biết được rằng, đầu thế kỷ 20, có một cuộc đấu tranh như vậy và chúng ta đã đẩy được ách nô lệ, ách thực dân Pháp ra khỏi đất nước mình. 

Được biết, tiền thân của Gánh gánh… gồng gồng… là Áo dài, phiên bản tiếng Pháp ra mắt vào năm 2001. Hai phiên bản có sự khác nhau như thế nào, thưa bà? 

Vào năm 2001, theo đề nghị của NXB Plon (Pháp), tôi đã viết hồi ký Áo dài - từ trường Bồ Câu Trắng đến chiến khu Việt Minh. Một năm sau, sách được một NXB ở New York (Mỹ) xuất bản bằng tiếng Anh. Tháng 3-2020, khi dịch Covid-19 bùng phát khiến phòng tranh đóng cửa, ở nhà buồn quá, theo sự động viên của các cháu đã từng có thời gian sống ở khu tập thể số 1 Lê Phụng Hiểu, tôi bắt tay vào viết hồi ký Gánh gánh… gồng gồng... 

Gánh gánh… gồng gồng… là lời tâm sự, khi mình đã có thời gian dài để chiêm nghiệm, để suy nghĩ thì mình nhìn lại cuộc đời mình. Khi đọc cho cô thư ký viết, giống như tôi đang nhìn lại cuộc đời mình từ xa, thông cảm với mình rất gần và nói lên những dòng tâm sự. Có lẽ vì thế mà nó khiến nhiều người xúc động. 

Khi viết hồi ký, phải chứng kiến lại đoạn đời đã qua của mình, cảm xúc của bà 
như thế nào? 

Có những lúc tôi vừa viết vừa khóc, vì thấy cuộc đời mình sao cơ cực, thăng trầm quá nhiều. Nhưng sau này, khi viết Gánh gánh… gồng gồng… cảm xúc rưng rưng cảm động tăng gấp 10 lần so với hồi viết Áo dài. Bây giờ nó sâu đậm hơn, nên khi xong cuốn sách, tôi ngơ ngẩn cả tuần, giống như mình vừa hạ sinh một đứa con, dứt ra khỏi những kỷ niệm của đời mình. 

Nhìn lại cuộc đời mình sau 92 năm, những lúc đau khổ, khó khăn đến tận cùng cũng có suy nghĩ rằng mình đi có đúng không. Nếu trở lại với gia đình hoặc đồng ý lấy ông bác sĩ làm chồng thì cuộc sống của mình có thể sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, sao phải dấn thân khổ cực như thế này. Không phải là không có những lúc hoang mang, nhưng may mắn tôi là người mà có lẽ ảnh hưởng của gia đình, một khi đã chọn con đường của mình thì không muốn trở thành một kẻ phản trắc. Tôi không bao giờ bỏ cuộc mà giống như cánh chim ngược gió, cứ tiếp tục chống đỡ. Mặc dù rất cam go, nhưng một khi đã chống đỡ được thì nó đem lại cho mình sự an nhiên trong lòng. 

Chỉ một cuốn sách đã nhận ngay 2 giải thưởng lớn, điều này có trở thành động lực để bà tiếp tục viết?

Trong thời gian tới, nếu trời cho sống mạnh khỏe thì tôi sẽ làm cuốn sách thứ 2 là Sắc màu không biên giới, nói về những chuyến đưa các họa sĩ Việt Nam đi triển lãm tranh ở nước ngoài trong 30 năm nay. Một cuốn sách khác mà tôi cũng đang suy nghĩ để làm, kể về quá trình làm phim tài liệu, phim chiến tranh của mình. Bởi vì thời gian đó có rất nhiều câu chuyện xúc động, nhất là sau này, tôi có gặp lại bạn bè của mình, những người quay phim nay đã lớn tuổi. Tôi muốn tập hợp lại để thành cuốn sách Ai bảo quay phim là khổ, kể lại những chuyện đó.

Theo Hồ Sơn - SGGP
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.

  • Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách  “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.

  • Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.

     

  • Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.

  • Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.

  • Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.

  • Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.

  • Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

  • Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...

  • Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí  tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.

  • NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.

  • Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

  • Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.

  • Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.

  • Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.

  • Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai. 

  • Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành. 

  • Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.

  • PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc. 

  • Buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách Lời người Man di hiện đại - Người yêu tiếng Việt trọn đời (Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành) sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 10.10 tại Thư viện Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội).