Dạo chơi trong giới phê bình nghệ thuật

15:40 27/11/2009
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH             Phóng sự điều tra

Nhà văn Nguyễn Đình Chính - Ảnh: tintuc.xalo.vn

I/ Lời nói đầu

Có lẽ chưa bao giờ các tác phẩm nghệ thuật lại lạm phát dữ dội như bây giờ. Hàng ngàn cuốn tiểu thuyết và các tập thơ. Hàng trăm bộ phim truyền hình và các vở sân khấu. Và gấp mười lần, không! gấp vài chục lần con số trăm đó là các tác phẩm hội họa, điêu khắc. Còn các ca khúc thì sao? Nhất là các băng đĩa ca khúc trữ tình xuất xưởng liên tục nhiều không thể đếm xuể. Chưa bàn đến chất lượng hay dở các tác phẩm nghệ thuật đó và tác động của nó đến đời sống xã hội. Nếu coi những tác phẩm đó cũng là các hàng hóa (như cách nói hiện đại bây giờ) thì thị trường hàng hóa nghệ thuật thật là náo nhiệt, tưng bừng. Và phản ứng của nhân dân hay là các thượng đế (lại nói theo cách nói hiện đại bây giờ) với các món hàng này cũng thật là tưng bừng, náo nhiệt.

Nhưng... trong cảnh thế sôi sục khác thường này thì giới phê bình nghệ thuật lại thờ ơ và im lặng một cách khó hiểu.

Đúng lí ra thì đây là thời cơ "ngàn năm có một" để họ (tức giới phê bình nghệ thuật) tung hoành ngang dọc thi thố tài năng, bản lãnh lập trường, quan điểm để chiếm lĩnh thị trường để chỉ ra cái đúng, cái sai, cái hay, cái đẹp, cái giá trị đích thực và cái giả mạo để giúp người nghệ sĩ và đông đảo quần chúng nhân dân (tức là các thượng đế) mỗi ngày lại biết làm ra các món ăn tinh thần hay hơn, đẹp hơn, tuyệt vời hơn và cũng mỗi ngày biết cách lựa chọn, thưởng thức các món ăn tinh thần nghệ thuật bổ ích, tuyệt hảo hơn.

Ôi! phê bình nghệ thuật - cần lắm thay và chưa bao giờ cả nghệ thuật lẫn nhân dân lại cần các nhà phê bình nghệ thuật đến như bây giờ.

Vậy mà, xin hỏi duyên cớ gì mà các nhà phê bình nghệ thuật lại thờ ơ, im hơi lặng tiếng đến như vậy.

Xin gửi tới giới phê bình nghệ thuật câu hỏi trên. Đó là câu hỏi ân tình và cũng là mong mỏi nguyện vọng của biết bao người. Quả bóng này xin thân ái đặt ở chấm phạt đền và xin mời các nhà phê bình tiến lên ghi bàn. Xin mời!

II/ Bốn nguyên do khiến các nhà phê bình nghệ thuật treo bảng "Miễn chiến bài"

Tôi có gặp một nhà phê bình nghệ thuật đa năng khá có tên tuổi. Gọi là đa năng vì lâu nay ông phê bình tất cả các bộ môn nghệ thuật văn xuôi, thi ca, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc v.v... nghĩa là nghệ thuật có bao nhiêu hội thì ông "phê bình" tất tật. Gọi là có tên tuổi vì ông có thâm niên trong giới và có thể liệt ông vào ngôi "ông kễnh" trong "môi trường" nghệ thuật. Tôi có chân tình chuuyển tới ông câu hỏi đó trong một cuộc "phỏng vấn ở quán chả cá" thì ông cũng chân tình và thẳng thắn trả lời tôi như sau:

- Thưa nhà báo, theo thiển ý của cá nhân tôi, thì có 4 nguyên nhân sau:

Sợ hãi, Chán nản, Bối rối và Thích chơi đồ cổ.

Tôi đề nghị ông, là người trong nghề (chui trong chăn mới biết chăn có rận) xin ông phân tích, cắt nghĩa 4 nguyên nhân đó cho mọi người cùng nghe. Ông có vẻ hào hứng lắm, nhưng vẫn hơi lo lo. Tôi hỏi vì sao ông lo. Ông bảo: ông sợ ai đó trong giới phê bình nó thù. Cái anh sáng tác thù đã dai rồi. Nhưng cái anh phê bình họ còn thù dai hơn. Vì cái thù đó ngoài cảm tính còn có lý luận. Nhưng rồi sau khi suy tính ông bèn thỏa mãn yêu cầu của tôi. Ông bảo: Tôi cứ nói thẳng ra, trong anh em trong giới phê bình ai có giận, có thù, thì tôi xin chịu. Mong rằng anh em hiểu cho tôi chân thành đang làm bản tự kiểm điểm bản thân tôi mà thôi. (chỉ riêng bản thân ông mà thôi). Tuy nhiên ông đề nghị tôi dấu tên ông. Và nếu buộc có phải nhắc đến thì xin cứ lấy một cái tên tắt, có tính kí hiệu nào đó, thí dụ như F1 F2 chẳng hạn. Ông không muốn động đến tên họ thật của ông vì sợ nhỡ có chuyện gì cãi vã đấu lý nhau gay gắt, dai dẳng mất mặt trên báo chí thì, vợ con ông lại xấu hổ mang tiếng với hàng xóm ở khu tập thể mà gia đình ông đang sống.

Và sau đây xin ghi chép rất gọn về những phân tính, cắt nghĩa của ông F1 F2 về 4 nguyên nhân: Sợ hãi, Chán nản, Bối rối và Thích chơi đồ cổ.

1. Sợ hãi: Phê bình là có khen có chê. Khen thì chẳng nói làm gì, nhưng một khi đã chê thì thường chuốc thù chuốc oán vào người. Đã làm người ai mà chẳng sợ hãi sự thù oán. Cái ông phê bình viết văng mạng, chê bôi chửi bới lung tung thì có bị thù bị oán cũng đáng lắm. Bây giờ cũng có nhà phê bình vẫn thích chơi võ Đốt đền trong nghệ thuật. Thích làm người nổi danh như gã A Rốt Xi Tát. Tuy nhiên với những người phê bình tử tế, công tâm thì họ rất ngại sự oán thù. Người tử tế đều như thế cả. Cái sự oán thù bây giờ nó ghê lắm. Nó dắt dây hàng dọc. Ngày xưa, chê bôi một tác phẩm nghệ thuật thì chỉ chuốc lấy cái sự thù oán của một cái ông nghệ sĩ "sinh đẻ" ra tác phẩm nghệ thuật đó. Còn bây giờ ư? Đâu chỉ có một mình cái ông nghệ sĩ đó. Mà đằng sau ông ta còn có cả một hệ thống cơ quan trả tiền, bảo lãnh và phát hành tác phẩm nghệ thuật. Thí dụ nhỡn tiền, gần đây có vài ba bài báo liên tiếp phê bình phim truyền hình. Lập tức có những cú phôn và lời nhắn miệng phản ứng linh hoạt tức thì của một cái hãng phim truyền hình nào đó gửi tới tòa soạn: kỳ lạ thế. Đáng lí phải viết bài trao đổi, tranh luận thì lại phôn, lại nhắn miệng v.v... Cái sự phản ứng linh hoạt không bình thường này reo rắc một không khí căng thẳng không đáng có, gây lên tâm lý sợ hãi một sự va chạm giữa hai cơ quan: bản báo và hãng phim. Và sự va chạm giữa người viết báo và hãng phim. Kết quả là: ông biên tập gặp riêng ông phóng viên viết bài: "Thôi nhé. Hạ đô. (đô đây là cái gì?) Tôi đặt ông viết cho 1 bài nữa về phim truyền hình nhưng lần này: Khen nhiều nhé. Bớt phê đi. Hai ngàn chữ.OK?" Ông biên tập nói vậy. Ông phóng viên gân cổ lên định cãi, định lý sự thì nhận luôn 1 câu: Cậu vớ vẩn. Tờ báo của chúng tớ bao năm nay luôn đứng đắn, nghiêm túc, chưa bao giờ vướng vào những chuyện rắc rối, xì căng đan. Bây giờ người ta chỉ cần 2 chữ bình an và chúa sợ sự rắc rối. Cậu là nhà báo kiêm phê bình nghệ thuật mà không biết sợ ạ. Hãy học tập dần sự sợ hãi đi. Vì sự sợ hãi nó dẫn đến sự an toàn trước tiên cho chính bản thân cậu và sau đó là môi trường xung quanh cậu.

Ngẫm đi ngẫm lại, lời của ông biên tập rất chí lý. Một khi biết sợ hãi thì các bài viết của anh mới đắc dụng. Mà đã sợ hãi thì làm sao có thể phê bình nghệ thuật được nữa cơ chứ. Tóm lại, bi kịch rơi vào đầu nhà phê bình nghệ thuật trước tiên. Một cái chép miệng - thế là không viết lách gì nữa. Đi câu, đi hát ca ra ô kê còn bổ ích, thích thú hơn viết phê bình nghệ thuật. Nói cho oai cho sĩ diện chứ thật ra, sự sợ hãi đã làm nhà phê bình chùm... bút. Vì mình mà gây ra sự căng thẳng, oán thù giữa hai cơ quan thì... cũng phải biết sợ chứ. Thế là... "Miễn chiến bài".

2. Chán nản. Cái chản nản thứ nhất là nhuận bút trả cho các bài phê bình nghệ thuật quá rẻ mạt, ít ỏi. Và hình như trong thang nhuận bút thì phê bình nghệ thuật đứng sau sáng tác. Ở nước ta hiện nay đã có văn nghệ sĩ sáng tác: viết kịch bản phim,vẽ tranh v..v... sống bằng ngòi bút (bút sắt, bút lông) của mình. Nhưng chưa có nhà phê bình nào sống bằng ngòi bút phê bình của mình. Trừ những bậc đại tài sống quên đi tiền bạc, còn phần đông chúng sinh, nhất là văn nghệ sĩ, vẽ tranh, viết văn, làm nhạc, viết phê bình mà không ra tiền hoặc chỉ ra ri rỉ cò con thì sau cơn cảm hứng lập tức dẫn đến sự chán nản khủng khiếp. Chán đến mức muốn bỏ qúach cái lao động nghệ thuật đó mà đi mở quán cà phê, mở cửa hiệu rửa xe, bán máy vi tính v.v...

Nói ra chẳng sợ xấu hổ,, vì cái sự hoàn trả tiền bạc của xã hội đối với nghề phê bình là quá rẻ rúng nên nhiều nhà phê bình nghệ thuật chán nản chẳng thiết phê bình nghệ thuật nữa. Cái chán nản thứ hai còn trầm trọng hơn. Ây là những áp lực từ đâu đó treo lơ lửng trên đầu nhà phê bình, lặng lẽ bắt họ phải "phê bình" theo một sự gợi ý tế nhị nào đó, chứ không còn được phê bình theo ý kiến, suy nghĩ của riêng nhà phê bình. Nhất là đối với những tác phẩm có vấn đề. Một tờ báo nào đó chủ trương triệu tập các nhà phê bình để chủ ý "tâng lên mây" hoặc "dìm xuống bùn" một tác phẩm nghệ thuật nào đó. Thế là muốn cho ý kiến của mình được in trên mặt báo thì nhà phê bình chỉ còn cách lý luận phát biểu theo sự chỉ đạo ngầm hoặc công khai của tờ báo đó. Một cách phê bình như thế người ta gọi là "đánh đòn hội chợ" hoặc là "báo công mừng công đại hội". Phê bình như vâỵ là thiếu dân chủ, là áp đặt. Và kết quả đau đớn nhất là thủ tiêu phê bình. Đây là cách tổ chức công ăn việc làm cho các nhà phê bình đã cũ xưa như trái đất, đã quá lạc hậu. Tuy vậy hiện nay vẫn còn và có triêụ chứng hồi sinh lại. Cần phải chấn chỉnh cái cách phê bình này. Nếu không, trước tiên nó sẽ không nhận đưọc sự hưởng ứng của các nhà phê bình nghệ thuật.Tất nhiên không loại trừ những nhà phê bình cơ hội, xu thời. Còn nói chung, đại đa số cây viết phê bình nghệ thuật tài năng, sắc sảo luôn có chính kiến riêng sẽ quay lưng lại và... miễn chiến bài.

3. Bối rối: Đây là nguyên nhân rất lớn khiến các nhà phê bình nghệ thuật bị liệt bút. Họ bối rối vì không biết phê bình nghệ thuật như thế nào nữa trong bối cảnh sáng tác nghệ thuật khá tự do, phóng khoáng hiện nay. Sân bãi nghệ thuật nước ta hiện nay thực chất khá rộng rãi và ồn ã. Trừ 3 trường phái sáng tác dâm ô, chống chủ nghĩa xã hội, cổ xúy chiến tranh chống lại hòa bình, còn các trường phái khác thì tha hồ vùng vẫy. Chỉ nói riêng trong hội họa thôi cũng thấy ngoài trường phái tả thực, hiện nay cứ vào một triển lảm tranh toàn quốc là thấy góp mặt đủ các loại trường phái hội họa đã tồn tại trên thế giới. Thôi thì đủ cả ấn tượng,dã thú, braque, lập thể, vị lai, biểu hiện, trừu trượng, đa đa, siêu thực, hồn nhiên v.v... và v.v... Các nhà phê bình nghệ thuật của ta được đào tạo tại Liên Xô củ, một số nước Đông Âu cũ, và ở nước ta - chủ yếu họ được trang bị một thứ chìa khóa chỉ mở được cửa của ngôi đền nghệ thuật hiện thực. Khi học, chỉ được dậy dỗ nhiều về cái đúng cái sai cái tính tư tưởng và bố cục hài hòa, mầu sắc nhuần nhuyễn của một họa phẩm hiện thực, tả thực. Vì vậy khi phải đối đầu với những họa phẩm nghệ thuật siêu thực, mô đéc v.v... họ vẽ cứ loạn cả lên rối tinh rối mù, màu sắc be bét hỗn độn thì thú thực là nhà phê bình mỹ thuật cũng hơi bối rối. Nói nôm na là hơi cuống. Mà đã cuống rồi thì còn phê bình, lý luận gì gì nữa.

Lại quay sang âm nhạc nói một chút, gần đây có nhà phê bình âm nhạc bối rối lắm, mấy lần định viết bài phê bình các bài ca trữ tình đang lạm phát trên truyền hình là loại nhạc sến, còn ướt và rẻ hơn nhạc vàng. Nhưng rồi không thể viết được vì cứ nghĩ có lẽ cái thể loại ca khúc trữ tình sướt mướt rẻ tiền này còn có 1 giá trị gì cao cả, cao siêu còn dấu trong bí mật nhưng rất bổ ích cho thanh niên nên mới được các cơ quan truyền hình liên tục phát trên sóng. Nhà phê bình âm nhạc bối rối đâm ra nghi ngờ ngay chính cái sự hiểu biết,cảm thụ của mình. Có lẽ ta già rồi chăng. Ta lạc hậu quá rồi chăng. Ông ta tự hỏi như vậy với tâm trạng bối rối liên tục. Và thế là khi được mời đi làm giám khảo cho 1 liên hoan ca khúc trữ tình mùa thu gì đó, ông bèn cáo ốm xin rút. Bối rối đến mất cả lòng tin vào chính mình thì còn giám khảo gì nữa, nói gì định viết phê bình âm nhạc.

Tóm gọn lại, không chỉ ở hai ngành hội họa và âm nhạc, mà ngành văn thơ, múa, điện ảnh, kịch nghệ cũng có tình trạng các nhà phê bình bị bối rối khi định hành nghề phê bình nghệ thuật. Sự bối rối này khiến các nhà phê bình thực sự bị liệt bút. Và cũng vì thế mà họ đã treo biển "miễn chiến bài" khi nghệ thuật và công chúng đang khao khát mong họ xỏ găng đi giầy xông ra sân bãi. Tất nhiên không tính đến hiện nay có một số nhà phê bình nghệ thuật càng cuống thì lại càng nói vung lên, viết vung lên cứ y như một cao thủ võ lâm bị tẩu hỏa nhập ma đang khua chân múa tay lảm nhảm những gì gì đó mà có khi chính họ cũng chẳng hiểu họ đang nói gì, viết gì.

4. Thích chơi đồ cổ: Đây là một cái mốt hành nghề phê bình khá phổ biến của một số nhà phê bình có tên tuổi và ở lứa tuổi từ 50 đến 70. (không có trong giới phê bình nghệ thuật trẻ tuổi) Các nhà phê bình này họ không chơi chum vại, bình gốm, tượng đồng đen, bát chiết yêu v.v...mà họ chơi các sự kiện văn học nghệ thuật đã lỗi thời và chơi tên tuổi tác phẩm các văn nghệ sĩ nổi danh đã từ lâu hóa người thiên cổ. Họ gọi tất cả các sự kiện văn nghệ và các cố văn nghệ sĩ này là đồ cổ. Và họ tuyên bố xanh dờn "Họ đang chơi đồ cổ". Khi được hỏi nguyên nhân vì sao họ lại chỉ thích chơi đồ cổ thì họ thản nhiên trả lời: Vì cái tình hình văn nghệ bây giờ quá chợ trời, vì các tác phẩm văn nghệ bây giờ quá thấp kém, xoàng xĩnh không đáng cho họ động bút. Vì thế thà chơi đồ cổ mà lại thích hơn, khoái hơn. Đánh giá văn nghệ và tác phẩm thế nào là quyền tự do của mỗi một người. Muốn chơi đồ cổ thì cũng là quyền của mỗi nhà phê bình. Nhưng nếu để mắt tới thái độ chơi, cách chơi của họ thì thấy có cái gì đó không ổn lắm. Đánh giá, nhận xét về một nghệ sĩ lớn,về một tác phẩm siêu việt thường rất phức tạp bởi vì bản thân người nghệ sĩ lớn đó và tác phẩm siêu việt đó cũng rất phức tạp và đa chiều rồi. Thường thường những phê bình nghệ thuật về họ (con người và tác phẩm lớn đó) chỉ có tính tương đối đúng. Và phần lớn nghiêng về xu thế cảm quan của thời đại xã hội đương thời hơn là nghiêng về chân lý của nghệ thuật chân, thiện, mỹ v.v... Việc các nhà phê bình... ông kễnh chơi đồ cổ là rất cần thiết cho phê bình văn học nghệ thuật nước nhà hiện nay. Chúng ta không thể chối bỏ, giả vờ phớt lờ đi có một giai đoạn đã đánh giá nhận xét các giá trị nghệ thuật, các tác phẩm nghệ thuật của quá khứ lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta còn phiến diện, khiếm sót và thậm chí lệch lạc, bất công. Tuy nhiên nếu chỉ dựng lại các thứ đồ cổ đó mà phủ nhận cả một nền văn học nghệ thuật đang ào ạt quẫy mạnh hiện nay thì cũng phải xem cái ý đồ người đang chơi đồ cổ này có ý đồ gì. Họ thành tâm, họ giận dỗi, họ khinh miệt, họ uyên bác, họ tỉnh táo hay họ đang định lén chơi trò chính trị trong nghệ thuật. Hay thực chất họ chỉ đang chơi trò bông phèng. Hãy cứ lấy một cái chết của văn hào Nguyễn Tuân mà xem. Có tới hàng trăm bài viết về ông, nhưng xem ra chỉ có dăm, bảy bài là viết về giá trị văn học của ông, còn phần lớn đều vẽ một chân dung Nguyễn Tuân là tay bợm nhậu, sành ăn ăn khôn nhất xứ này. Xin nói thực, chơi đồ cổ mà chơi như vậy thì có mà giết người ta một lần nữa. Chơi như thế phí thời giờ, tổn âm đức, lại làm rối cho con cháu lớp sau đọc Nguyễn Thân. Tốt hơn hết là nên đừng chơi đồ cổ nữa mà nên quay lại, xắn tay áo xông vào sát cánh vui chơi cùng với anh em văn nghệ sĩ đang sống cùng thời với mình. Vấn đề ở đây là: Chơi đồ cổ trong văn nghệ ư. OK! Nhưng nên nhớ chơi gì cũng phải có nghề đâý. Nhất là đồ cổ. Ở đời đã có ối kẻ vì chơi đồ cổ mà phá sản, mà đi tù. Ai dám cam đoan không có những nhà phê bình nghệ thuật chơi đồ cổ nghệ thuật mà lại không bị thân bại danh liệt.

N.Đ.C
(125/07-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG VŨ THUẬTChúng ta đã có nhiều công trình, trang viết đánh giá nhận định thơ miền Trung ngót thế kỷ qua, một vùng thơ gắn với sinh mệnh một vùng đất mà dấu ấn lịch sử luôn bùng nổ những sự kiện bất ngờ. Một vùng đất đẫm máu và nước mắt, hằn lên vầng trán con người nếp nhăn của nỗi lo toan chạy dọc thế kỷ. Thơ nảy sinh từ đó.

  • BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng dáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ , Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v.v... Đồng thời, Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây rất nhiều ý kiến khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và độc giả theo từng thời kỳ lịch sử xã hội, cho đến bây giờ việc đánh giá vẫn còn đặt ra sôi nổi. Với phạm vi bài viết này, chúng tôi điểm lại những khái niệm về Thơ mới và sự đổi mới nghệ thuật thơ của các bậc thầy đi trước và tìm câu trả lời cho là hợp lý trong bao nhiêu ý kiến trái ngược nhau.

  • MẠNH LÊ Thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX đã thu được những thành tựu to lớn đóng góp vào sự phát triển của lịch sử thơ ca dân tộc. Đặc biệt từ ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thay thế chế độ phong kiến thực dân hơn trăm năm đô hộ nước ta cùng với khí thế cách mạng kháng chiến cứu nước theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 12 năm 1946 đã thổi vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới để từ đó thơ ca hiện đại Việt Nam mang một âm hưởng mới, một màu sắc mới.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNếu gọi Huế Thơ với tư cách đối tượng thẩm mĩ thì chủ thể thẩm mĩ của nó trước hết và sau cùng vẫn là sự hoá sinh Thơ Huế. Đương nhiên, không hẳn chỉ có Thơ Huế mới là chủ thể thẩm mĩ của Huế Thơ và cũng đương nhiên không hẳn chỉ có Huế Thơ mới là đối tượng thẩm mĩ của Thơ Huế. Huế Thơ và Thơ Huế vẫn là hai phạm trù độc lập trong chừng mực nào đó và có khi cả hai đều trở thành đối tượng thẩm mĩ của một đối tượng khác.

  • ĐỖ LAI THÚYThanh sơn tự tiếu đầu tương hạc                                  Nguyễn KhuyếnNói đến Dương Khuê là nói đến hát nói. Và nói đến hát nói, thì Hồng Hồng, Tuyết Tuyết làm tôi thích hơn cả. Đấy không chỉ là một mẫu mực của thể loại, mà còn làm một không gian thẩm mỹ nhiều chiều đủ cho những phiêu lưu của cái đọc.

  • NGUYỄN NGỌC THIỆNHải Triều tên thật là Nguyễn Khoa Văn, sinh năm 1908 trong một gia đình Nho học, khoa bảng. Năm 20 tuổi, trở thành đảng viên trẻ của Tân Việt cách mạng Đảng, Nguyễn Khoa Văn bắt đầu cầm bút viết báo với bút danh Nam Xích Tử (Chàng trai đỏ). Điều này đã khiến trong lần gặp gỡ đầu tiên, người trai có "thân hình bé nhỏ và cử chỉ nhanh nhẹn theo kiểu chim chích" (1) ấy đã gây được cảm tình nồng hậu của Trần Huy Liệu- chủ nhiệm Nam Cường thư xã, người bạn cùng trang lứa tuy vừa mới quen biết, nhưng đã chung chí hướng tìm đường giải phóng cho dân tộc, tự do cho đất nước.

  • TÔ VĨNH HÀ Huế đang trở lạnh với "mưa vẫn mưa bay" giăng mờ như hư ảo những gương mặt người xuôi ngược trên con đường tôi đi. Tôi giật mình vì một tà áo trắng vừa trôi qua. Dáng đi êm nhẹ với cánh dù mỏng manh như hơi nghiêng xuống cùng nỗi cô đơn. Những nhọc nhằn của tuổi mơ chưa đến nỗi làm bờ vai trĩu mệt nhưng cũng đủ tạo nên một "giọt chiều trên lá(1), cam chịu và chờ đợi nỗi niềm nào đó hiu hắt như những hạt mưa...

  • NGUYỄN HỒNG DŨNG1. Một cuộc đời lặng lẽ và những truyện ngắn nổi danhO' Henry, tên thật là William Sydney Porter, được đánh giá là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại Greenboro, tiểu bang North Carolina vào năm 1862. Năm 15 tuổi (1877), ông thôi học và vào làm việc trong một hiệu thuốc tây. Vào tuổi hai mươi, ông bị đau nặng và sức khoẻ sa sút nên đã đến dưỡng sức ở một nông trại tại tiểu bang Texas. Ông đã sống ở đấy hai năm, đã làm quen với nhiều người và hiểu rất rõ tính cách miền Tây. Sau này, ông đã kể về họ rất sinh động trong tập truyện ngắn có tựa đề đầy xúc cảm Trái tim miền Tây.

  • MAI KHẮC ỨNGCó thể sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng (968- 979) thống nhất lãnh thổ và lên ngôi hoàng đế, đã đặt được cơ sở ban đầu và xác định chủ quyền Đại Cồ Việt lên tận miền biên cương Tây Bắc vốn là địa bàn chịu ảnh hưởng Kiểu Công Hãn. Trên cơ sở 10 đạo thời Đinh nhà vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) mới đổi thành 24 phủ, lộ. Nguyễn Trãi viết Dư địa chí (thế kỷ XV) vẫn giữ nguyên tên gọi đạo Lâm Tây. Tức vùng Tây- Bắc ngày nay.

  • TRẦN ANH VINHÂm vang của những sự kiện xẩy ra năm Ất Dậu (1885) không những vẫn còn đọng trong tâm trí người dân núi Ngự mà còn được ghi lại trong một số tác phẩm. Bài vè “Thất thủ Kinh đô” do cụ Mới đi kể rong hàng mấy chục năm ròng là một tác phẩm văn học dân gian, được nhiều người biết và ngưỡng mộ. Riêng Phan Bội Châu có viết hai bài:+ Kỷ niệm ngày 23 tháng Năm ở Huế (Thơ)+ Văn tế cô hồn ngày 23 tháng Năm ở Kinh thành Huế.

  • HOÀNG CÔNG KHANHCó một thực tế: số các nhà văn cổ kim đông tây viết tiểu thuyết lịch sử không nhiều. Ở Việt Nam càng ít. Theo ý riêng tôi nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản là nhà văn viết loại này phải đồng thời là nhà sử học, chí ít là có kiến thức sâu rộng về lịch sử. Cũng nhiều trường hợp người viết có đủ vốn liếng cả hai mặt ấy, nhưng hoặc ngại mất nhiều công sức để đọc hàng chục bộ chính sử, phải sưu tầm, dã ngoại, nghiên cứu, đối chiếu, chọn lọc hoặc đơn giản là chưa, thậm chí không quan tâm đến lịch sử.

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNG                 Tặng Đỗ Lai ThuýChủ nghĩa hiện đại là kết quả của những nỗ lực hiện đại hoá đời sống và tư duy xẩy ra từ những năm cuối của thế kỷ XIX, ở Châu Âu. Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên, của triết học, xã hội học và tâm lí học đã tác động đến cách nghĩ của con người hiện đại trước các vấn đề về tồn tại, đạo đức, tâm lí. Tư tưởng của Nietzsche, Husserl, hay Freud không chỉ ảnh hưởng đến tư duy hiện đại mà tiếp tục được nhắc đến nhiều ở thời hậu hiện đại.

  • ĐẶNG TIẾNTân Hình Thức là một trường phái thi ca hiện đại được phổ biến từ năm bảy năm nay, phát khởi do Tạp Chí Thơ, ấn hành tại Mỹ, chủ yếu từ số 18, xuân 2000 “chuyển đổi thế kỷ”, và được nhiều nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước hưởng ứng. Tên Tân Hình Thức dịch từ tiếng Anh New Formalism, một trường phái thơ Mỹ, thịnh hành những năm1980 - 1990.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP Một ngày kia, cát bụi vùng Hoan Diễn đã sinh tạo một “kẻ ham chơi”. Y cứ lãng đãng trong đời như một khách giang hồ mang trái tim nhạy cảm, một trái tim đầy nhạc với những đốm lửa buồn. Để rồi sau những cuộc say tràn cung mây, khi dòng cảm hứng chợt bùng lên từ những vùng u ẩn nằm sâu trong cõi nhớ, những giai âm ùa về như những luồng điện làm vỡ òa bí mật: có thương có nhớ có khóc có cười- có cái chớp mắt đã ngàn năm trôi. Đây là những câu thơ khép lại một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Trọng Tạo: Đồng dao cho người lớn(1).

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTừ lâu, ở Huế, nhiều người đã biết tiếng ba công chúa, ba nữ sĩ (Tam Khanh) con vua Minh Mạng, em gái nhà thơ nổi tiếng Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, trong đó MAI AM là người được nhắc đến nhiều nhất. Mai Am nổi tiếng trước hết vì tài thơ và cùng vì cuộc đời riêng không được may mắn của bà, tuy bà là người sống thọ nhất trong “Tam Khanh”.

  • LÊ DỤC TÚCùng với nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực, nghệ thuật miêu tả và khắc họa chân dung nhân vật, nghệ thuật châm biếm và sử dụng ngôn ngữ cũng là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc ta thường gặp trong các phóng sự Việt Nam 1932 - 1945.

  • NGUYỄN VĂN DÂNTrong thế kỷ XX vừa qua, thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây, đã sản sinh ra biết bao phương pháp phục vụ cho nghiên cứu văn học, trong đó phương pháp cấu trúc là một trong những phương pháp được quan tâm nhiều nhất.

  • AN KHÁNHHai mươi tám năm kể từ ngày chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đủ để một thế hệ trưởng thành, một dòng thơ định vị. Tháng 3 vừa qua, Hội Văn nghệ Hà Nội và nhóm nhà thơ - nhà văn - cựu binh Mỹ có cuộc giao lưu thú vị, nhằm tìm ra tiếng nói "tương đồng", sự thân ái giữa các thế hệ Mỹ - Việt thông qua những thông điệp của văn chương.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ Bạn đọc Việt Nam vốn không xa lạ với phê bình phân tâm học hơn nửa thế kỷ nay, bởi nó đã bắt đầu được giới thiệu vào nước ta từ những năm ba mươi, bốn mươi thế kỷ trước. Nhưng đáng tiếc nó đã bị kỳ thị rất nặng nề từ nhiều phía. Giống như nhân loại có thời phản ứng với Darwin vì không chấp nhận lý thuyết xem con người là một loài cao quý lại có thể tiến hóa từ một loài tầm thường như loài khỉ, người ta cũng không thể chấp nhận lý thuyết phân tâm học xem con người - một sinh vật có lý trí cao quý lại có thể bị sai khiến bởi bản năng tầm thường như các loài vật hạ đẳng!

  • PHẠM ĐÌNH ÂN(Nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất của Thế Lữ 3-6-1989 – 3-6-2009)Nói đến Thế Lữ, trước tiên là nói đến một nhà thơ tài danh, người góp phần lớn mở đầu phong trào Thơ Mới (1932-1945), cũng là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ Mới buổi đầu. Ông còn là cây bút văn xuôi nghệ thuật tài hoa, là nhà báo, dịch giả và nổi bật là nhà hoạt động sân khấu xuất sắc, cụ thể là đưa nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước nhà trở thành chuyên nghiệp theo hướng hiện đại hóa.