Ẩn mình giữa rừng cây cối um tùm của thôn Kim Ngọc (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một túp lều đơn sơ bằng tranh tre nứa lá. Nương mình trong đó là một mái đầu đã bạc trắng vì sương gió, một gương mặt hằn đầy vết thời gian.
Lão Lô vẫn đều đặn ngày hai lượt hương khói cho vong linh chúa Nguyễn
Suốt bao năm qua, mặc cho vật đổi sao dời, chủ nhân của túp lều ấy vẫn quần quật làm việc trên mảnh đất heo hút nhất của núi rừng bởi lòng thành canh giấc ngủ ngàn thu cho chúa Nguyễn Phúc Thái.
Lão nông U80 và “túp lều lý tưởng”
Chúng tôi tìm đến nhà ông vào một buổi chiều muộn. Chủ nhân của túp lều đặc biệt này là ông Nguyễn Lô (SN 1931), đang múc dở gàu nước, nghe hỏi thăm về “ngôi nhà” của mình ông không một chút ngần ngại dắt chúng tôi đến chơi. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Lô vẫn có thể đạp xe bon bon lên dốc, băng băng qua rừng cây cối um tùm để đưa chúng tôi đến túp lều mà ông vẫn khoe là “lý tưởng” của mình. Một căn nhà hoàn toàn bằng tranh tre nứa lá.
Ông Lô hào hứng kể: “Đi bộ đội xong là tui về dựng cái lều ni rồi, ngày mô cũng rứa, cứ giờ ni là tui về nhà tắm rửa, thay đồ xong lại vô đây ngủ. Ở đây có bếp có giường, ưng ăn giờ mô thì ăn, ưng ngủ giờ mô thì ngủ, ăn ngủ dậy thì làm. Từ hồi đó đến bây chừ tui ở đây làm cái công trình ni đây”. Vừa nói ông Lô vừa chỉ cho chúng tôi xem khu vườn xung quanh túp lều nơi ông ở.
Khung cảnh hiện ra trước mắt chúng tôi hệt như một trang trại thu nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện: vườn cây, ao cá, giếng nước, những con đê dài làm thành lối đi và có cả cống thoát nước. Ông Lô trầm ngâm rít một hơi thuốc dài, kể về cuộc đời mình: “Về đây tui đào ao thả cá, đào giếng lấy nước, mưa to nước ngập thì tui đào cống, mua mấy ống bi về bỏ xuống cho nước thoát đi. Khó nhất vẫn là việc đắp đê. Ngày xưa đi vô đây là nước lên tới bụng, một mình tui, một xe rùa, một cuốc tui đắp mấy con đê ni đây, đắp từ đó cho đến tận bây chừ”.
Sau gần 40 năm “tiền khai căn, hậu khai khẩn” trên mảnh đất heo hút này, những con đê ông Lô đắp giờ đã thành những lối mòn vững chắc, những hàng tre đã xanh lá, cây đã sai quả, cá dưới ao cũng đã bán được mấy lứa. Tiền bán cá chẳng đáng là bao so với công sức và tiền bạc ông bỏ ra, nhưng Ông Lô vẫn tiếp tục trồng mới, nuôi mới và đắp thêm đê với hi vọng hoàn thiện công trình mà ông đã gắn bó cả cuộc đời.
Người canh giấc ngủ ngàn thu cho chúa Nguyễn
Công trình ấy chính là khuôn viên của lăng chúa Nguyễn Phúc Thái. Ông Lô tâm sự: “Ngày trước ở đây rừng núi heo hút, cây cối rậm rạp, lăng chúa Nguyễn Phúc Thái lại nằm lọt thỏm giữa chốn này nên ít người lai vãng trừ con cháu trong dòng tộc mới đến thắp hương mà thôi. Vả lại, địa thế ở đây hiểm trở, muốn vào lăng phải lội nước, băng rừng nên lăng chúa lại càng vắng người qua lại. Xót xa trước cảnh này, tôi quyết định về đây dựng lều, làm vườn và coi sóc lăng chúa”. Những ngày đầu về đây, một mình ông Lô đối diện với bốn bề rừng núi, một mình ông cuốc từng nắm đất, trồng từng cây tre, nhớ về những ngày tháng ấy ông Lô chỉ cười xòa “làm mãi rồi cũng xong”.
Trong khuôn viên lăng chúa, ông quan tâm đặc biệt đến việc đắp đê, vì đó là lối đi duy nhất dẫn vào lăng. Ông Lô còn nhớ trước kia trong thời chiến tranh loạn lạc, lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Thái nằm trơ trọi ở đây hoang phế và gần như bị lãng quên, lại thêm bom đạn của chiến tranh làm cho lăng mộ bị xuống cấp. Ông ngậm ngùi kể: “Trong thời chiến, lăng mộ bị tàn phá thì đã đành, đến thời bình giấc ngủ của chúa Nguyễn vẫn không được yên thì thật là đáng buồn. Người dân không những không bảo vệ mà còn đến đây viết vẽ bậy, phá tường lấy gạch về làm nhà thậm chí là đào trộm mộ. Tui làm công việc này là tự nguyện, không ai ép cũng chẳng ai bắt tôi phải ra đây ở, tôi càng không cần lợi lộc gì, tôi chỉ thấy vui khi được là người canh giấc ngủ ngàn thu cho chúa Nguyễn”.
Đối với một ông lão ngoài 80 tuổi như ông Lô, việc trở thành “cận vệ” sớm hôm bên cạnh thi hài chúa Nguyễn Phúc Thái không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm mà là một niềm vinh dự lớn lao mà không phải ai cũng nhận được. Vợ ông Lô cũng ủng hộ với suy nghĩ này của chồng nên từ khi lấy nhau, có với nhau bốn mặt con đến nay, bà một tay quán xuyến hết công việc trong gia đình để ông an tâm... ra lều ở.
Mới đây, lăng chúa Nguyễn Phúc Thái được con cháu trong dòng tộc góp tiền tu sửa lại. Lăng chúa vì thế mà được nhiều người biết đến hơn. Mỗi lần có khách đến tham quan, mặc cho đang bận việc gì ông Lô đều bỏ dở, lụi bụi chạy ra đón tiếp. Bằng sự chân chất, thật thà của một người nông dân và những “hiểu biết” của mình đối với mảnh đất quê hương, ông Lô nhiệt tình trở thành người “hướng dẫn viên” hướng dẫn cho khách khi họ đến lăng.
Một ngày của ông Lô bắt đầu từ 5h sáng, sau khi nhấp vội chén trà nóng ông Lô đi một vòng quanh lăng kiểm tra, sau đó vào lăng quét dọn, thắp hương. Xong xuôi đâu đó, ông lại trở về lều và làm công việc của một lão nông. Đến tối, ông lại xuống lăng thắp hương, đi kiểm tra một vòng rồi mới trở lại lều. Ông Lô tiết lộ rằng, trong suốt những năm làm công việc canh giấc cho chúa Nguyễn, cứ đến rằm, mồng một hay những ngày cúng giỗ thì ông thường bị mất ngủ bởi sự phá phách của kẻ xấu. Mỗi lần như vậy, ông phải thắp đèn lên lăng, tri hô xóm làng để đuổi chúng đi.
Cũng theo lời kể của ông Lô, những kẻ xấu không chỉ đến để phá phách, lấy hương đèn, bánh trái trong lăng mà còn có nhiều kẻ rắp tâm đào trộm mộ. Lần đầu tiên vì chưa có kinh nghiệm nên chúng đào vào phía bên hông của lăng, sau khi đào xuống khoảng nửa mét thì gặp phải đá cứng, đào cả buổi cũng chẳng suy chuyển gì. Rút kinh nghiệm những lần sau bọn trộm đào thẳng từ trên nấm mồ xuống. Lần này, đất xốp dễ đào nên khoảng nửa tiếng chúng đã tiếp cận được phần huyệt mộ. Nhưng chưa kịp xuống lấy những đồ vật tùy táng trong mộ chúa thì đã bị tôi và mấy nguời trong làng phát hiện, tri hô nên chúng bỏ chạy thục mạng vào rừng.
Được coi là “ông hoàng” nổi tiếng rộng rãi, khoan dung
Ông Nguyễn Lô cho biết: “Chúa Nguyễn Phúc Thái (1649 - 1691), hay còn gọi là Anh Tông Hiếu nghĩa Hoàng Đế, là chúa Nguyễn đời thứ 5, lên ngôi năm 1687 trị vì được 4 năm thì mất. Chúa Nguyễn Phúc Thái chính là người đã tuyên chiếu dời đô từ phủ Kim Long về làng Phú Xuân, nơi này trở thành Kinh Đô của triều Nguyễn sau này. Ngoài ra, ông còn được biết đến như một ông hoàng nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khóa, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng”.
Theo Bạch Hưng (Nguoiduatin.vn)
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.