Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.
Bức tranh “Làng quê Bắc Bộ” của họa sĩ Lương Xuân Nhị.
Những bức tranh bạc tỷ
Kỷ lục đầu tiên phải kể đến bức “Nude” (Khỏa thân, sơn dầu, 90,5 x 180,5 cm) của cố họa sĩ Lê Phổ được bán với giá gần 10,925 triệu HKD (gần 1,4 triệu USD hoặc hơn 32,3 tỷ đồng), tăng 2,5 lần so với giá khởi điểm tại phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại tại Christie’s Hong Kong vừa diễn ra vào cuối tháng 5/2019. Cũng tại phiên đấu giá này bức “Le Bain de Mer” (Tắm biển) cũng của họa sĩ Lê Phổ cũng đã được bán giá 3,96 triệu HKD (hơn 500.000 USD).
Ngoài ra, trong sự kiện đấu giá này, bức “Les Désabusées” (Vỡ mộng, lụa, 92,5 cm x 57 cm, 1932) của họa sĩ Tô Ngọc Vân được bán hơn 9,1 triệu HKD (hơn 1,1 triệu USD hoặc gần 26 tỷ đồng), tăng gần 4 lần so với giá khởi điểm. Chưa dừng lại ở đó, mới đây tại nhà đấu giá nghệ thuật Aguttes (Paris, Pháp) bức “Village du Haut Tonkin” (Làng quê Bắc Bộ, sáng tác năm 1939) - bức tranh sơn dầu lớn nhất của họa sỹ Lương Xuân Nhị đã được gõ búa với giá 215 nghìn USD. Sau khi cộng thêm các chi phí khác, tổng giá trị bức tranh hơn 280.000USD, tương đương 6,6 tỷ đồng. Cũng tại phiên đấu giá này tác phẩm lụa “Auprès du grand – père” (90,5 x 63,5cm, sáng tác năm 1974) của họa sĩ Mai Trung Thứ đã được bán thành công với giá 182 nghìn Euro…
Có thể thấy, chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt các tác phẩm mỹ thuật Việt đã liên tiếp cán mốc ngoạn mục trên sàn đấu giá quốc tế. Thậm chí ngày càng có nhiều các tác phẩm hội họa Việt Nam được giao dịch trên các sàn đấu giá công khai quốc tế với mức giá lên tới con số… 1 triệu USD. Đây là những cột mốc về giá trị tác phẩm liên tiếp bị phá vỡ trong vài năm trở lại đây. Ở đó, cho thấy sức hút lớn lao của các bức tranh Việt thời kỳ “mỹ thuật Đông Dương”.
Nhìn nhận về vấn đề này, họa sĩ Lương Xuân Đoàn- Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: “Việc đấu giá các tác phẩm của các hoạ sĩ Đông Dương đã dần dần khẳng định những đóng góp và cống hiến của họ đối với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Trước đây, hình tượng thiếu nữ áo dài gắn bó với mỹ thuật Đông Dương nhưng qua những tác phẩm đấu giá “bạc tỷ” chúng ta lại phải thay đổi cách nhìn”. Ở đó, họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng chắc chắn sẽ có những bí ẩn khác trong thế giới sáng tạo mỹ thuật của các họa sĩ Đông Dương, nhất là mảng tranh khoả thân. Và thông qua những bức tranh trước đây chưa hề được xuất hiện nhiều, người ta có thể hình dung rõ hơn về chặng đường hoạt động mỹ thuật của các nghệ sĩ.
Việc đưa các tác phẩm chưa từng được công bố của các hoạ sĩ Đông Dương là một khám phá mới về các tác giả cũ. “Tôi cho đây là tín hiệu vui vì nếu không khẳng định được các giá trị của thế hệ vàng mỹ thuật Đông Dương thì sẽ khó lòng tiếp nhận những giá trị mới của các thế hệ tiếp theo, từ khoá kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ rồi đầu đổi mới và hậu đổi mới”- hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn chia sẻ.
Nhìn trong nước
Với một thị trường mỹ thuật đang phát triển tại Việt Nam tồn tại vô vàn những rối ren, bất cập của nạn tranh giả, sự không minh bạch trong đấu giá... Tại Việt Nam, việc bán tranh qua hình thức đấu giá thời gian qua đã hé lộ nhiều vấn đề bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, dẫn đến nhiều rắc rối liên quan không đáng có. Mặc dù, hoạt động của các sàn giao dịch tranh còn tạo điều kiện cho các tác giả trẻ khẳng định giá trị và đóng góp vào sự nhộn nhịp, đa dạng của thị trường còn bỏ ngỏ, bấy lâu hoạt động chưa hiệu quả này.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà phê bình mỹ thuật bày tỏ sự băn khoăn khi các sàn đấu giá được tổ chức chưa giải quyết được câu chuyện nghệ thuật. Bởi với các thực chất các sàn đấu giá chỉ là một kiểu làm ăn mới trong lĩnh vực mỹ thuật mà nếu không có hành lang pháp lý tốt, không có những quy định ngặt nghèo cần thiết thì rất dễ tạo ra những hệ lụy, thậm chí làm xấu hình ảnh mỹ thuật trong nước. Một trong những mình chứng rõ nhất là triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của một nhà sưu tập Việt kiều đã bị họa sĩ Thành Chương lên tiếng tố cáo, rằng tranh của anh đã bị người bán thay đổi chữ ký thành tranh của họa sĩ Tạ Tỵ.
Chưa kể, tại các sàn đấu giá mỹ thuật tại Việt Nam thời gian qua là vô số “chuyện dở khóc dở cười” xảy ra xung quanh việc trúng đấu giá mua tác phẩm rồi là... “bỏ trốn”. Cá biệt, nhiều “đại gia” bỏ số tiền bạc tỷ đã quay ngoắt lại kiện nhà đấu giá vì cho rằng bức tranh của họ mua không phải là tranh thật. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bất cập này là chưa có những quy định rõ ràng về việc thẩm định tác phẩm để các nhà đấu giá lấy đó làm căn cứ. Thậm chí, nhiều chuyên gia về mỹ thuật còn tỏ ra hoài nghi về việc rất có thể có những sàn đấu giá sẽ tiếp tay cho “cò mồi” đưa tranh giả vào bán, hay có những hình thức gian lận khác trong kinh doanh.
Và như họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thừa nhận, mặc dù hiện nay mỹ thuật phát triển mạnh mẽ và đa dạng nhưng không phát hiện được bản sắc riêng nếu không có bút ký. Tính quốc tế hóa trong mỹ thuật cao nhưng tính bản sắc bị giảm bớt. Nhưng hơn cả với ông điều lo nhất hiện nay là tranh giả. Vì không được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm nên mỗi khi nghe có tác phẩm được đấu giá cao lại gợn lên một lo lắng “Có phải tranh thật hay không?”.
Theo Minh Sơn - ĐĐK
Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.
Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?
Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.
Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.
Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.
Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.
Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.
Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!
Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...
Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.
Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.
Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.
Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.
TRANG TUỆ
“Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
(Sophocles)
Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.
Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.
Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.
Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.