Sáng ngày 1/7, Hội đồng họ PhạmThừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hương - tưởng niệm cụ chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm 100 năm Tạp chí Nam Phong.
Tại buổi lễ, ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế đã khái quát lại quá trình hoạt động, những đóng góp, cống hiến của cụ Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.
|
Ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế khái quát lại quá trình hoạt động của cụ Phạm Quỳnh |
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh sinh ngày 17 tháng 12 năm 1892. Cụ Phạm là dịch giả, nhà báo, nhà văn, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà hoạt động xã hội, nhà chính trị. Thời trai trẻ cụ đã làm việc tại trường Viễn Đông bác cổ. Từ năm 1913, cụ đã có nhiều bài báo gây sự chú ý trên tờ Đông Dương tạp chí. Năm 1917, lúc mới 25 tuổi, cụ đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Nam Phong tạp chí. Cụ Phạm Quỳnh mất ngày mồng 6 tháng 9 năm 1945, và nằm lại ở vùng gò đồi Hiền Sĩ, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau mười năm “cát bụi chân ai”, như là một sự ngẫu nhiên của định mệnh, cụ được cải táng về chùa Vạn Phước, ngày trước là ấp Bình An, thuộc Phủ Dương Xuân.
Cụ Phạm là người tiên phong trong quảng bá Quốc ngữ, dùng chữ Việt thay chữ Hán và chữ Pháp. Cụ để lại câu nói nổi tiếng: Truyện Kiều còn tiếng ta còn; Tiếng ta còn nước ta còn.
|
Tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh |
Là một Nho sĩ Bắc Hà, quê ở Hải Dương, sinh trưởng ở Hà Nội nhưng cụ Phạm rất nặng lòng với Huế. Lần đầu tiên đến Huế, cụ đã xem Huế là quốc hồn của Việt Nam.
Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam có nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Kênh quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ chính là thông tin đại chúng và văn học. Thời kỳ này, báo chí Quốc ngữ phát triển rất nhanh, nhưng vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ của báo chí thực sự nở rộ khi Đông Dương Tạp chí và Nam Phong tạp chí ra đời. Hai tờ tạp chí này có cách viết, cách sử dụng từ ngữ, sử dụng câu chuẩn hơn, góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ.
Tờ Nam Phong tạp chí kế tiếp sự nghiệp truyền bá Quốc ngữ nhưng phát triển mạnh mẽ hơn Đông Dương tạp chí. Các cây bút chủ lực của Nam Phong tiếp tục nghiên cứu, biên soạn từ điển, dịch nhiều tác phẩm nước ngoài ra chữ Quốc ngữ, mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong văn bản hành chính, đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học.
Nam Phong tạp chí còn có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hóa, chuẩn hóa kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại.
|
||
Nam phong tạp chí đăng tải nhiều nội dung bàn về các vấn đề liên quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như: “ Công văn phải dung bằng chữ Quốc ngữ”, “ Quốc ngữ cổ”, “ Khảo về chữ Quốc ngữ”, “ Quốc ngữ quốc văn”, “ Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ”, “ Sự tiến hóa của tiếng An Nam”, “ Tiếng An Nam có cần phải thống nhất không”, “ Văn Quốc ngữ”, “ Văn chương Quốc ngữ”, “ Bảo tồn quốc ngữ”….
Cuộc đời của Cụ Phạm gắn liền với Tạp chí Nam Phong. Sự nghiệp văn hóa lẫn chính trị của Cụ được thực hiện thông qua tờ tạp chí này với sự tham gia của các đông nghiệp cùng chí hướng trên suốt một chặng đường dài.
Giáo sư Dương Quảng Hàm viết: “ Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong, tạp chí ấy trong một thời ký đã thành được một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích với ông.... Ông Quỳnh có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới…Đối với nên văn hóa cũ của nước ta, ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân…Văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả”.
Phương Anh
Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Văn phòng Liên hiệp Hội năm 2019 như sau:
Chiều ngày 25/9, tại khách sạn Century Huế, Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Lễ công bố Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019”; đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019.
Chiều 23/9, Viện Pháp tại Huế khai mạc triển lãm tranh “Kết nối” của các họa sĩ Lê Đăng Thông, Tạ Thị Kim Quý và Võ Thị Yến Nhi.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), vào chiều ngày 18/6, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, Trưởng các Văn phòng đại diện và các phóng viên thường trú, phóng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Chiều 17/6, Ban tổ chức giải báo chí và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức buổi Gặp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019) và trao giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII – năm 2019 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế (22B Lê Lợi).
Sáng 15/6 tại Trung tâm tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật – Áo dài show đã diễn ra vòng casting và bán kết cuộc thi “Bước chân thiên thần” 2019 do Công ty CP VKSTAR tổ chức đã diễn ra.
Sáng ngày 08/6, tại công viên Tứ Tượng (TP Huế), Sở Du lịch Thừa Thuên Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Diều Huế 2019.
Chiều 31/5, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Nước Pháp qua ánh mắt trẻ thơ”nhằm Nhằm chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06.
Tối ngày 26/5, tại Trung tâm Ung Bứu, Bệnh viện Trung ương Huế đã diễn ra đêm nhạc thiện nguyện với chủ đề “Lửa yêu thương”.
Tối ngày 17/5, tại công viên Lý Tự Trọng, Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp với Giáo Hội Phật Giáo tỉnh tổ chức lễ hội Ẩm thực chay Huế 2019.
Tối 01/5, Festival Nghề truyền thống Huế 2019 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đã Bế mạc tại sân khấu Bia Quốc học Huế.
Tối 21/4, tại thôn Kim Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế) đã diễn ra buổi lễ Khai trương không gian tưởng nhớ cố họa sỹ Lê Bá Đảng.
Sáng ngày 07/4, Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức Lễ phát động "Ngày Chủ nhật xanh" và tổ chức ra quân tổng vệ sinh khu vực chợ Đông Ba.
Ngày 3/4, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương di dời mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ TP.HCM về Huế theo nguyên vọng của gia đình.
Sáng chủ nhật (ngày 31/3), các hoạt động "Ngày Chủ Nhật xanh" tiếp tục diễn ra sôi động tại các địa phương và cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Sáng 22/3, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, UBND TP đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ các hộ dân khu vực Thượng Thành thuộc Dự án Đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế gồm: Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa và Tây Lộc.
Chiều 20/3, tại Viện Pháp tại Huế đã siễn ra Triển lãm ảnh thực tế tăng cường “Xúc cảm nước Pháp - Chuyến du hành sôi động”.
Sáng ngày 10/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh nhân kỷ niệm 150 năm ngày cho ra mắt hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam (14/3/1869 – 14/3/2019), 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2019).
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện chủ trương vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam và chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng 22/02, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Tiếp nhận tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế.