Công trình đường tránh lũ dài 1,5km nối 2 thôn Tân Tô và Hòa Phong, thuộc xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, có tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Thế nhưng do thi công kiểu “rùa bò”, đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trên địa bàn rơi vào cảnh “khóc dở, mếu dở”...
Tuyến đường tránh lũ giữa 2 thôn Tân Tô và Hòa Phong bị nhà thầu thi công “bỏ rơi”.
Dẫn chúng tôi ra con đường bê tông bị nứt bể từng đoạn, lộ hàm ếch sâu hoắm nằm dưới lớp móng đường, bà Nguyễn Thị Dưỡng, ở đội 6, thôn Tân Tô (xã Thủy Tân) cho biết: “Lúc trước, đoạn đường ni là con đường tránh lũ độc đạo nối liền thôn Tân Tô và Hòa Phong. Nay nhà thầu cho đào bới một số đoạn rồi bỏ dở nên dân không thể nào đi lại được”.
Vừa hì hục nhấc chiếc xe máy đi qua từng mảng bê tông bị đào bới đứt đoạn trên con đường tránh lũ này, ông Võ Văn Vấn (thôn Tân Tô) bức xúc cho biết: “Không hiểu nhà thầu thi công kiểu chi? Đường sá cứ bới lên tung tóe rồi để đó, nên giờ đi qua đây chỉ sợ sụp xuống mấy cái hố sâu”. Nhiều hộ dân ở gần đường tránh lũ nằm sát thôn Tân Tô cho biết: Đoạn bê tông cũ này được Nhà nước xây dựng từ nhiều năm trước nhằm vừa làm đường đi lại, vừa có tác dụng chống ngập úng cho thôn Tân Tô vào mùa mưa. Thế nhưng việc thi công kiểu “trời ơi” của nhà thầu đã khiến đoạn đường cũ này bị hư hại hoàn toàn. Trong khi đó, đường mới thì vẫn chưa thấy đâu.
Ông Võ Hiền, Trưởng thôn Hòa Phong còn cho hay: “Ngoài đoạn đường hư hại trên thì gần 1,5km đường nối liền 2 thôn Tân Tô và Hòa Phong được thi công từ cuối tháng 7/2013, nhưng sau khi dỡ bỏ các ống cống thì đến nay… công trình vẫn như giậm chân tại chỗ. Mưa xuống, nước lũ ngập đường từ 0,5 đến 1m, cô lập gần 100 hộ dân trong thôn”.
Những ngày này, người dân ở thôn Hòa Phong như sống giữa ốc đảo, vì bị nước lũ cô lập hoàn toàn. Để có thể đi lên thị trấn Phú Bài hoặc đưa con em đi học, người dân đều phải dùng ghe để vượt lũ giữa cánh đồng rất nguy hiểm. Vừa loay hoay để đưa mấy cháu học sinh lên ghe trở về nhà sau giờ tan trường, ông Võ Sinh (thôn Hòa Phong) nói trong lo lắng: “Giờ chỉ muốn con đường tránh lũ được làm xong sớm vì ngày nào, hơn 50 học sinh trong thôn đều phải đi học bằng ghe quá nguy hiểm”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Thủy Tân, cho biết: Tuyến đường tránh lũ thôn Hòa Phong- Tân Tô do Sở Tài chính đầu tư với tổng kinh phí khoảng 6 tỷ đồng, nhằm nâng cấp tuyến đường cũ thành đường bê tông rộng 3,5m và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2014. “Nhưng do công trình thi công vào mùa mưa nên tiến độ có chậm làm người dân bức xúc. Xã cũng đã làm văn bản gửi cấp trên để xin chủ đầu tư sớm hoàn thành tuyến đường nhưng vẫn phải đang đợi…”. Qua tìm hiểu được biết, việc thi công “rùa bò” tuyến đường tránh lũ còn làm ảnh hưởng đến 200 hécta ruộng lúa của người dân thôn Tân Tô và Hòa Phong, do không thể thoát nước trong vụ Đông- Xuân sắp đến. Nhiều diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản của người dân thôn Tân Tô nằm cạnh tuyến đường này cũng đứng trước nguy cơ bị nước lũ tràn vào.
Đề nghị chính quyền tỉnh Thừa Thiên- Huế sớm chỉ đạo biện pháp khắc phục để hoàn thành tuyến đường này nhằm giúp người dân 2 thôn Hòa Phong và Tân Tô thuận lợi đi lại, ổn định cuộc sống.
Theo Lê Anh (CAND)
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.
Chiều ngày 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, khóa VIII với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế, chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh, với những dịch chuyển đáng chú ý khi đề án Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương đã được chính phủ đệ trình quốc hội.
Tạp chí Sông Hương và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà thơ PHẠM TRƯỜNG THI - đại diện Tạp chí Sông Hương tại tỉnh Nam Định đã từ trần hồi 06 giờ 45 phút ngày 11 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thìn) tại tư gia. Hưởng thọ 78 tuổi.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 9.516 tỷ đồng. Đó là những thông tin quan trọng đáng chú ý nhất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức chiều ngày 01/11.
Chiều ngày 01/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10/2024 tại Nhà hát Sông Hương số 1 Lê Lợi, Tp. Huế, Học viện Âm nhạc Huế đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp với một chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng và đa dạng thể loại.
Để kịp thời chúc mừng và động viên em Võ Quang Phú Đức - Quán quân đường lên đỉnh Olympia 2024, sáng ngày 16/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tuyên dương – khen thưởng.
Ngày 10/10/2024, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhân dịp ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. Đây là buổi gặp mặt thân mật kết nối những người quản lý, xây dựng chính sách với khối quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị duy nhất đến từ Thừa Thiên Huế được trao giải thưởng Chuyển đổi số năm nay, do Hội Truyền thông số Việt Nam cùng đơn vị liên quan đã tổ chức.
Tiếp tục coi các hoạt động báo chí là nguồn động lực phát triển. Đó là một trong số các quan điểm được đồng tình chia sẻ tại hội nghị đánh giá việc thực hiện phần mềm mạng lưới phát ngôn và họp báo thường kỳ quý III năm 2024 vào chiều 04/10, do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Sáng 29/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao - Thành phố Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế đã chính thức ra mắt.
Sáng ngày 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (Đợt 2) để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ, cho ý kiến về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.Tham dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.
Chiều ngày 25/09/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ vinh danh Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tại Hội trường Văn phòng UBND. Buổi lễ cũng ghi nhận các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà với nhiều hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng ngày 25/9, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về đầu tư tu bổ, cải thiện trường học, hệ thống y tế và hệ thống Kinh thành Huế. Tổng cộng đã có 24 nghị quyết quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực được xem xét thông qua.
Vào lúc 19h30 ngày 23/09/2024, tại Nhà hát Sông Hương, Tp.Huế dã diễn ra chương trình Nghệ thuật Áo dài Huế với chủ đề "Linh Phụng". Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu của Festival Huế 2024.
Trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” và dự án “Bảo tồn, trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên”, trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức GEKE đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục di sản thu hút đông đảo trẻ em.
Sáng 18/09/2024, lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (2018 - 2023) đã long trọng diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thừa Thiên Huế, vinh danh 57 tác phẩm, là kết quả lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của các cá nhân, tập thể.